H́nh như làm dân càng ngày càng khó. Chuyện này đúng ra phải thuê một vài nhà khoa học nghiên cứu cho đến nơi đến chốn, chứ không thể phán bừa được.
Vừa rồi được nghe một vài vị cán bộ phàn nàn về dân nhiều quá, tức khắc ai cũng có cảm giác gờn gợn, nên chỉ dám dùng chữ “h́nh như”. Mà h́nh như là khó thật.
Có vị chê dân trí thấp nên phải nuôi mấy ngân hàng xấu, có vị khác th́ bảo dân trí thấp nên mới... hổng chịu làm đường sắt cao tốc như ông nghị ở Hà Nam, lại có vị bảo dân phải hy sinh cho thủy điện. Thực t́nh dân cũng không biết phải làm ǵ ngoài đóng thuế để các vị quản lư và giải quyết các loại sự vụ xảy ra trong cái xă hội nhiều rắc rối rất nhức đầu này. Thậm chí dân Quảng Nam ngày đêm lo lắng tưởng như chết đến nơi, có vị tiến sĩ c̣n bảo, đại khái là, mới có động đất một tí mà đă nháo nhác hết cả lên.
Ngày xưa dân ḿnh làm ǵ có thủy điện. Đến thời Pháp thuộc chúng ta mới có vài cái thủy điện nhỏ. Ngày trước v́ không có thủy điện, nên chẳng có cái gọi là động đất kích thích, nứt đập sông đập suối này nọ. Đâm ra chẳng có cán bộ nào mắng dân là mới có thế đă dắt trâu ḅ, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Cũng v́ thế mà chẳng có cán bộ nào bảo dân phải “chia sẻ và hy sinh” cho cái thủy điện không biết vỡ đập lúc nào. Dân Quảng Nam hồi đó, về cơ bản là không bị mắng, cũng không có thiệt hại ǵ v́ một cái thủy điện.
Đầu năm, ông nghị Hoàng Hữu Phước phát biểu: “Chưa cần luật biểu t́nh, v́ dân trí ta c̣n thấp”. Cuối năm, ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn B́nh lại cho rằng: “Do dân trí thấp, nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng xấu”. Ngày xưa dân ḿnh cũng chẳng mấy khi đến ngân hàng. Măi năm 1951 mới có Ngân hàng Nhà nước. Vậy nên không thấy có bằng chứng lịch sử nào ghi lại lời một quan chức ngân hàng chê dân trí thấp nên Nhà nước phải nuôi báo cô mấy ngân hàng làm ăn thua lỗ. Chưa hết, trên lĩnh vực văn hóa, trước t́nh trạng chân dài váy ngắn hở hang biểu diễn, ông cục trưởng quản lư biểu diễn lên TV tuyên bố "nói chung là dân trí chúng ta c̣n thấp..." đến nỗi một nhà văn hóa chịu hết thấu phải lên tiếng: Việc quản lư của ông ấy thấp nên mới để xảy ra t́nh trạng âm nhạc như thế. Nhờ sống chung với cái dân trí thấp nên nay ông cục trưởng đă... thăng chức thứ trưởng (!).
Ngày xưa, 95% dân số Việt Nam mù chữ. Cán bộ Việt Minh, đảng viên đi vận động từng người dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Không ai bảo dân trí thấp th́ không làm được cách mạng. T́nh trạng dân trí thấp được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó giải thích là hậu quả của chính sách ngu dân thời kỳ thực dân - phong kiến, “chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học”, làm cùn ṃn trí tuệ và nô dịch dân ta trong sự dốt nát.
Cách mạng thành công, chính quyền mới không ai chê dân dốt, mà thấy việc nâng cao dân trí là trách nhiệm của ḿnh. Chính quyền cách mạng phát động phong trào diệt giặc dốt. Người người, nhà nhà tham dự các lớp “b́nh dân học vụ”, hoàn toàn miễn phí. Cán bộ dạy chữ cho dân, các ông bà giáo dạy chữ cho dân, động viên dân phải giết cái thằng giặc dốt đi th́ cuộc sống mới khá được. Hồi đó dân trí thấp hơn bây giờ thật nhưng cán bộ không chê, nên làm dân vẫn dễ.
Thế rồi cán bộ được đi nước ngoài, được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí trong khi dân ở nhà đang vắt kiệt nguồn lực để kháng chiến chống Mỹ th́ họ được cử đi Liên Xô, Đông Âu học, nuôi dưỡng một thế hệ cán bộ cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh. Thế nhưng thành tài rồi lại có người trong số họ quay ra trách dân thế nọ thế kia, cứ như ô tô các vị đang đi, tiền lương các vị đang nhận, cái nhà công vụ các vị đang ở, thậm chí cả cái mảnh bằng thạc sĩ, tiến sĩ của các vị, không phải từ mồ hôi nước mắt của dân mà ra.
Đâm ra làm dân càng ngày càng khó. Có khi khó quá thế này, dân nên... từ chức đi!
Nguồn: Hữu Long/ Phapluattp