- Các tàu hải quân và bán quân sự Trung Quốc đang khuấy động các vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trong một chiến thuật mà các chuyên gia gọi là "lấy thịt đè người" nhằm để lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản khó có thể phát hiện hay theo dơi hoạt động của họ.
Một số chuyên gia an ninh quốc tế và Nhật Bản cho rằng hiện lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản và lực lượng Bảo vệ bờ biển nước này vẫn chiếm ưu thế tại Senkaku. Nhưng t́nh trạng này có thể thay đổi nếu Trung Quốc tăng cường hoạt động tuần tra của ḿnh tại đây đến mức khiến phía Nhật Bản không có đủ khả năng để xử lư mọi t́nh huống.
Các tàu hải quân và bán quân sự Trung Quốc đang khuấy động các vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản trong một chiến thuật mà các chuyên gia gọi là "lấy thịt đè người" nhằm để lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản khó có thể phát hiện hay theo dơi hoạt động của họ.
Tàu tuần tra Nhật Bản (bên phải và thứ 2 bên trái) đang đối phó với một nhóm tàu quân sự và bán quân sự của Trung Quốc tại khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku.
Hải quân Trung Quốc muốn "đánh bại" hải quân Nhật Bản
Bắc Kinh mới đây liên tục lên tiếng tuyên bố về kế hoạch đưa lực lượng hải quân trở lại Hoa Đông với số lượng lớn và điều các tàu chiến tuần tra liên tục xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku mà nước này gọi là Điếu Ngư.
Tháng trước, quân đội Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc tập trận hải quân ở Tây Thái B́nh Dương. Tiếp sau đó, nước này tuyên bố sẽ triển khai 3 tàu chiến hiện đại nhất tới Hoàng Hải và Hoa Đông.
James Holmes, một chuyên gia về chiến lược biển tại Newport, trường Rhode Island US Naval War của Mỹ cho rằng việc các động thái trên cộng với việc kêu gọi kiên quyết bảo vệ lănh thổ của Trung Quốc trên Hoa Đông là nhằm "đánh bại" lực lượng Tự vệ Hàng Hải và lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo cảnh báo của ông Ross Babbage, một nhà phân tích quân sự ở Canberra và một cựu quan chức quốc pḥng cấp cao của Úc, sự nguy hiểm của việc triển khai liên tục lực lượng từ cả hai phía vào khu vực tranh chấp sẽ làm tăng nguy cơ đụng độ hoặc khả năng dẫn đến tính toán sai lầm dẫn đến một cuộc xung đột quân sự.
Tàu hộ vệ Trung Quốc bị cáo buộc dùng radar điều khiển tên lửa ngắm bắn tàu và máy bay Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp hồi tháng 1/2013.
Một số chuyên gia an ninh quốc tế và Nhật Bản cho rằng hiện lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản và lực lượng Bảo vệ bờ biển nước này vẫn chiếm ưu thế tại Senkaku. Nhưng t́nh trạng này có thể thay đổi nếu Trung Quốc tăng cường hoạt động tuần tra của ḿnh tại đây đến mức khiến phía Nhật Bản không có đủ khả năng để xử lư mọi t́nh huống.
"Tôi tin rằng Trung Quốc hiện đang tập trung các nguồn lực trên biển Hoa Đông và biến nó trở thành một ưu tiên cao hơn mức hiện tại" - ông Yoshihiko Yamada, một chuyên gia chính sách hàng hải và là giáo sư tại Đại học Tokai, Nhật Bản nhận định.
Có những dấu hiệu cho thấy căng thẳng trong tranh chấp Senkaku vẫn ở mức độ cao khi tuần trước Tokyo lên tiếng phản đối Trung Quốc triển khai một loạt các phao tại vùng biển này để thu thập thông tin t́nh báo về các hoạt động của Nhật Bản, dù Bắc Kinh phản bác rằng chúng chỉ được dùng để thu thập dữ liệu thời tiết.
Nhật Bản đang cảm nhận rơ áp lực
Ngoài ra, cũng có các bằng chứng cho thấy lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đang cảm nhận rơ ràng áp lực từ các động thái tăng cường sức mạnh trên vùng biển tranh chấp của Trung Quốc.
Lực lượng này đang lên kế hoạch thành lập một đơn vị mới gồm 600 thành viên, trang bị thêm 12 tàu tuần tra để tăng cường hoạt động an ninh xung quanh vùng biển tranh chấp. Lực lượng này cũng có kế hoạch triển khai thêm 119 nhân viên trong năm quốc pḥng mới. Đây là lần tăng biên chế lớn nhất trong 32 năm qua của lực lượng này.
Tàu tuần tra của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đang theo dơi chặt chẽ một tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku.
Nhật Bản cũng tăng ngân sách 23% (348,15 triệu USD) trong năm quốc pḥng mới bắt đầu từ tháng 4 tới để mua tàu và máy bay tuần tra.
Liên quan tới căng thẳng xung quanh quần đảo tranh chấp, Thủ tướng Nhật Bản cuối tháng 12 năm ngoái đă đề xuất chuyển đổi các tàu Hải quân đă hết hạn phục vụ làm tàu tuần tra bảo vệ bờ biển.
Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự cho rằng lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cần phải tiếp tục thay đổi để phù hợp với các động thái của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
Một số nhà phân tích quân sự cho rằng việc Bắc Kinh tăng cường hiện diện tại vùng biển tranh chấp là một phần của chính sách rộn lớn hơn của việc củng cố cho tuyên bố chủ quyền của ḿnh trên những vùng biển tranh chấp Hoa Đông và Biển Đông. Và một khi các bên tranh chấp với Bắc Kinh không có biện pháp đối phó hiệu quả, nước này sẽ bắt đầu t́m kiếm quyền sở hữu hợp pháp đối với vùng lănh thổ đó - ông Holmes nhận định.
Tuy nhiên, ông Holmes cũng cho rằng Nhật Bản đă đặt ra những thách thức mạnh mẽ đối với Bắc Kinh nhiều hơn các quốc gia khác cũng có tranh chấp.
Trung Quốc triển khai tàu ngầm tới các vùng biển tranh chấp
Mỹ tăng cảnh giác với Trung Quốc trên Hoa Đông
Hải quân Mỹ đang theo dơi chặt chẽ các động thái của Hải quân Trung quốc và các tàu bán quân sự gần Nhật Bản.
Trong một động thái bất thường, sĩ quan t́nh báo cao cấp của Hải quân Mỹ James Fanell đă nói tại một hội thảo ở San Diego hôm 31/1 rằng Hải quân Trung Quốc năm ngoái đă gửi 7 nhóm hoạt động trên mặt biển tới phía nam Nhật Bản và gần Philippines.
Trung Quốc cũng triển khai số lượng tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử nước này ở những khu vực trên - ông cho biết thêm.
Ông Fanell c̣n cho rằng lực lượng tàu thuyền hoạt động trên vùng biển tranh chấp của Trung Quốc đă trở thành "lực lượng hàng hải quấy rối có tổ chức" với mục tiêu thực thi tuyên bố chủ quyền lănh thổ của ḿnh.
Mặc dù đang chịu những áp lực lớn về quân sự và ngoại giao từ Trung Quốc, chính phủ Nhật Bản vẫn không mềm ḷng. Trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Washington gần đây, Thủ tướng Abe cho biết nước này sẽ không chấp thuận bất kỳ thách thức hiện tại hay tương lai và sẽ không để xảy ra bất kỳ tính toán sai lầm hay sự đánh giá thấp quyết tâm mạnh mẽ của Nhật Bản trong tranh chấp lănh hải với Bắc Kinh.
theo gd