- Nga có đủ khả năng ngăn chặn các nước khác phát động chiến tranh quy mô lớn, nhưng cũng phải đa dạng hóa đối tác phát triển kinh tế khu vực Viễn Đông.
Dân cư ở khu vực Viễn Đông
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết dẫn nguồn báo Nga. Bài viết dẫn lời chính trị giá Lư Quang Diệu cho rằng, cho dù hiện nay có như thế nào, Trung Quốc cần mấy chục năm nửa để trở thành quốc gia mạnh nhất.
Điện Kremli cần tận dụng “thời gian thoải mái” này để kích thích, thúc đẩy kinh tế và dân số khu vực phía đông Ural tăng trưởng, để khu vực này không bị trở thành “nơi lệ thuộc nguyên vật liệu” của Trung Quốc.
Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc tăng lên gây ra sự điều chỉnh địa-chính trị, các nhà lănh đạo thế giới hậu chiến tranh Lạnh t́m cách thực hiện được tối đa hóa lợi ích và hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất trong điều kiện TQ nổi lên. Putin đương nhiên cũng không phải ngoại lệ.
Vừa qua, nhà lănh đạo Trung Quốc đă thăm Nga. Hai bên tuyên bố thỏa thuận kinh tế mới và tái khẳng định đồng thuận trong một số vấn đề quốc tế. Đồng thuận này đă phản ánh lợi ích thống nhất của Nga-Trung hiện nay trên một số lĩnh vực, như chống lại Mỹ.
Trung Quốc đă là đối tác thương mại lớn nhất của Nga. Nhưng, sự trỗi dậy của Trung Quốc hoàn toàn không phải không bị trả giá. Đối với Điện Kremli, những sự trả giá này chắc chắn sẽ tăng, không chỉ ở Nga, mà c̣n ở khu vực xung quanh “sân sau” của Liên Xô, trừ phi nh́n thẳng vào quan hệ ngày càng không cân bằng với các siêu cường kinh tế láng giềng.
Trận địa tên lửa pḥng không tầm xa S-400 Nga
Năm 2011, dân số Trung Quốc là 1,344 tỷ người, GDP đứng thứ hai thế giới, dân số Nga là 142 triệu người, GDP đứng thứ 9 thế giới. Nhà lănh đạo Nga rất thận trọng, tuy biết rơ khoảng cách với Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng tránh tuyên bố công khai gây xích mích với Bắc Kinh.
Nhưng, có lúc họ cũng bộc lộ sự lo ngại. Năm 2012, ông Medvedev cảnh báo: Khu vực Viễn Đông xa xôi cần phải ngăn chặn dân số láng giềng đang có xu hướng bành trướng quá mức.
Tâm lư đề pḥng của Moscow đối với Bắc Kinh c̣n phản ánh ở chỗ, trong tư tưởng chính sách ngoại giao năm 2013, Nga kêu gọi xây dựng “quan hệ đối tác chiến lược” với Ấn Độ, c̣n với Trung Quốc th́ xây dựng “quan hệ hợp tác chiến lược”. Những năm gần đây, Quân đội Nga cũng ám chỉ về những thách thức của các nước láng giềng phía Đông.
Nhưng, vai tṛ ảnh hưởng của Trung Quốc ở miền đông nước Nga mở rộng, cũng không có nhiều khả năng gây ra xung đột vũ lực. Rốt cuộc, Nga có đủ khả năng ngăn chặn nước khác phát động chiến tranh quy mô lớn.
Ngoài ra, Trung Quốc và Nga đă giải quyết vấn đề lănh thổ biên giới dài 3.600 km. Trong khi đó, vai tṛ ảnh hưởng của Trung Quốc ở Viễn Đông và Siberia sẽ ngày càng mở rộng thông qua con đường kinh tế, gây lo ngại cho dư luận Nga về khả năng mất đi chủ quyền lănh thổ.
Điều Nga cần quan tâm là sự mất cân bằng về dân số và kinh tế ở hai bên biên giới. Tất cả dân số của 3 khu vực gồm Ural, Siberia và Viễn Đông c̣n ít hơn cả tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, mà tỉnh Hắc Long Giang là một trong 4 tỉnh tiếp giáp với lănh thổ Nga.
Về phát triển kinh tế khu vực biên giới, Nga cũng kém. V́ vậy, cùng với việc tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với Trung Quốc, Nga cần dựa vào tiềm năng kinh tế và công nghệ Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và các nước khác để bảo đảm đa dạng hóa quan hệ đối tác phát triển miền đông. Nếu không sẽ trở thành nơi tràn ngập người Trung Quốc như ông Lư Quang Diệu đă nói.
theo gd