Bộ Tư pháp hôm qua tổ chức Hội nghị góp ư dự thảo Báo cáo kết quả lấy ư kiến của Bộ Tư pháp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, dưới sự chủ tŕ của các Thứ trưởng Hoàng Thế Liên, Đinh Trung Tụng và Lê Thành Long. Bộ trưởng Hà Hùng Cường thay mặt Ban Cán sự, lănh đạo Bộ phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
|
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường chỉ đạo Hội nghị. |
Phải thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của Bộ, ngành Tư pháp
Bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh, việc nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp luôn được coi là một công việc trọng đại nhất trong số các việc trọng đại của quốc gia. Đối với Bộ, ngành Tư pháp, đây được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Bộ, ngành trong năm 2013.
Mặc dù việc tổ chức lấy ư kiến được tiến hành trong thời gian tương đối gấp, nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định về cơ bản việc tổ chức lấy ư kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong ngành đă được các cơ quan tư pháp, pháp chế, thi hành án dân sự (THADS) từ trung ương đến địa phương triển khai một cách nghiêm túc, công khai, dân chủ, dưới nhiều h́nh thức phong phú với ư kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, cán bộ hưu trí, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ, các cán bộ làm công tác pháp chế tại doanh nghiệp, luật sư, luật gia và sinh viên các trường đại học, học viện và trung cấp luật do Bộ quản lư.
Theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật H́nh sự - Hành chính Nguyễn Thị Kim Thoa, tính đến ngày 14/3, Bộ đă nhận được Báo cáo kết quả lấy ư kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của 33/34 đơn vị thuộc Bộ, 12/30 tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, 58/63 Sở Tư pháp, 57/63 Cục THADS. Từ đó, Bộ Tư pháp đă xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả lấy ư kiến của Bộ Tư pháp về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Để góp phần hoàn thiện báo cáo này bảo đảm chất lượng, thực sự là sản phẩm kết tinh trí tuệ của Bộ, ngành Tư pháp – nơi tập trung nhiều cán bộ pháp luật của đất nước, Bộ trưởng Hà Hùng Cường chỉ đạo: Việc góp ư vào Dự thảo Báo cáo cần lưu ư đến những vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực và những quy định về Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Hội đồng Hiến pháp, trưng cầu dân ư, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành đă hoặc chưa được quy định nhưng cần được thể hiện ở tầm quy định của Hiến pháp…
“Qua đó, đóng góp những ư kiến có chất lượng cho quá tŕnh xây dựng Hiến pháp của đất nước trong giai đoạn mới, phù hợp với ư chí, nguyện vọng của nhân dân, góp phần hoàn thành sứ mệnh đưa đất nước ta thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế v́ mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, Bộ trưởng bày tỏ.
Cần quy định về Hội đồng Tư pháp quốc gia thuộc Chủ tịch Nước
Trên cơ sở ư kiến chung của toàn ngành Tư pháp, Bộ Tư pháp kiến nghị Ban soạn thảo nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lư Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đối với một số vấn đề chủ yếu. Chẳng hạn, quy định về quyền trưng cầu dân ư, Dự thảo sửa đổi chưa thể hiện được đây là quyền công dân nên cần quy định như sau: “Công dân có quyết biểu quyết về những vấn đề quan trọng của đất nước theo luật định”.
Ngoài ra, nên thay cụm từ “theo quy định của pháp luật” trong các quy định về quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân bằng cụm từ “theo quy định của luật” hoặc “do luật định” nhằm bảo đảm tính pháp chế trong việc bảo vệ quyền con người, quyền, nghĩa vụ công dân…
Đặc biệt, bằng việc xác định rơ ràng Ṭa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp (quyền xét xử) với nguyên tắc hoạt động quan trọng nhất là thẩm phán xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Bộ Tư pháp đề nghị cần quy định về Hội đồng Tư pháp quốc gia thuộc Chủ tịch nước để điều ḥa, phối hợp hoạt động hành pháp, tư pháp.
Theo định hướng này, để đảm bảo hoạt động xét xử được độc lập, khách quan, phù hợp với tiến tŕnh cải cách tư pháp, trong đó Ṭa án là trung tâm, những công việc liên quan đến quan hệ hành chính ṭa án nên giao cho một thiết chế độc lập ngoài hệ thống Ṭa án đảm nhiệm. Đây cũng là kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, có thể nghiên cứu thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia tại Chương Chủ tịch nước. Hội đồng này do Chủ tịch nước làm Chủ tịch, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC và đại diện của Chính phủ là các Phó Chủ tịch, một số thành viên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Hội đồng Tư pháp quốc gia có các nhiệm vụ, quyền hạn: tư vấn cho Chủ tịch nước thực hiện các nhiệm vụ hiến định liên quan đến công tác ṭa án; quyết định thi tuyển quốc gia và quyết định chương tŕnh đào tạo các chức danh tư pháp; quyết định điều động, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật thẩm phán; quyết định chế độ, chính sách cho thẩm phán và cán bộ Ṭa án; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do luật định.
Hương Giang - Hoàng Thư