- Tàu sân bay Liêu Ninh thiếu máy phóng hơi, điều này đã hạn chế khả năng tiếp nhận máy bay hạng nặng cỡ lớn cất/hạ cánh, trong khi đó loại máy phóng này là trang bị tiêu chuẩn của tàu sân bay cỡ lớn Mỹ.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 Trung Quốc bay thử
Tạp chí “Wired” Mỹ vừa có bài viết cho rằng, máy bay nguyên mẫu J-31, một loại máy bay chiến đấu tàng hình mới nhất có thể được triển khai cho tàu sân bay. Tuy cần phải khắc phục rất nhiều nhân tố trói buộc, nhưng cuối cùng Trung Quốc sẽ triển khai máy bay chiến đấu có tính năng chống radar này.
Bài báo cho biết, tháng 10/2012, một bức ảnh chụp ở khu vực nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương đã lần đầu tiên công khai về máy bay chiến đấu J-31. Báo chí Trung Quốc cho rằng, J-31 “có khả năng trở thành máy bay chiến đấu hải quân thế hệ tiếp theo của Trung Quốc”.
Nhưng, kỹ sư trưởng J-31 là Tôn Minh cũng chỉ ra, loại máy bay chiến đấu tàng hình này cũng phải tiến hành cải thiện mới có thể đạt được tiêu chuẩn hải quân. Nói cách khác, nó sẽ không trang bị cho tàu sân bay trong ngắn hạn.
Ông nói: “Mặc dù đã có khoảng 10 nước sở hữu tàu sân bay, nhưng những nước sở hữu máy bay chiến đấu hải quân tàng hình chỉ đếm trên đầu ngón tay, hơn nữa không có nước nào trang bị máy bay chiến đấu tàng hình cho tàu sân bay”.
Theo bài viết, hiện nay, Hải quân Mỹ đang nghiên cứu chế tạo phiên bản hải quân F-35C, Anh và Italia cũng mua máy bay F-35 cho tàu sân bay của họ.
Máy bay chiến đấu hải quân F-35C Mỹ
Bài viết cho rằng: “Các nước phương Tây đi trước Trung Quốc rất nhiều năm trong nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu hải quân tàng hình. Họ muốn công phá vấn đề nan giải này trước Trung Quốc. Trong khi đó Bắc Kinh vừa bắt đầu xây dựng sức chiến đấu hàng không cho hải quân của họ, điều này chậm trễ cả một thế kỷ so với Mỹ”.
Bài viết còn cho rằng, những phỏng đoán của bên ngoài về việc J-31 vươn ra biển đã có từ lâu. Có nhà quan sát nhận thấy, J-31 có 2 bánh trước, đây là đặc trưng điển hình của máy bay hải quân, làm cho nó có thể hạ cánh xuống đường bằng hẹp trên tàu sân bay. Nhưng, loại máy bay này cũng rõ ràng thiếu một số đặc trưng quan trọng của máy bay chiến đấu hải quân, trong đó có móc đuôi (dùng để nhanh chóng móc vào cáp hãm đà trên đường băng tàu sân bay) và cánh gập (khi để trong nhà chứa máy bay có không gian hẹp).
Đối với Bắc Kinh, họ không quá vội vàng. Máy bay hải quân đầu tiên đã hạ cánh thử thành công trên tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh vào tháng 11/2012. Báo chí Trung Quốc cho rằng, nó sẽ tiến hành hoạt động tầm xa lần đầu tiên trong năm nay để thực hiện mục tiêu đưa vào hoạt động hoàn toàn trong 2 năm.
Thông tin Trung Quốc đang chế tạo tàu chở dầu hải quân cũng chứng thực thời gian biểu này, bởi vì loại tàu chở dầu này có thể tiếp dầu cho tàu sân bay khi triển khai tầm xa. Có tin còn cho biết, Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên trong năm 2013.
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh đã có một số nhân tố cơ bản cho lực lượng hàng không, chẳng hạn máy bay chiến đấu J-15, loại máy bay không có tính năng tàng hình, cùng với nhiều loại máy bay trực thăng khác. Ngoài ra, Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo một loại máy bay chiến đấu trang bị radar tương tự như E-2 của Mỹ.
Nhưng, tàu sân bay Liêu Ninh thiếu máy phóng hơi, điều này đã hạn chế khả năng tiếp nhận máy bay hạng nặng cỡ lớn cất/hạ cánh, trong khi đó loại máy phóng này là trang bị tiêu chuẩn của tàu sân bay cỡ lớn Mỹ.
Thiếu máy phóng còn có thể tác động đến tương lai của J-31. Do J-31 phải hoàn toàn dựa vào động lực của nó để cất cánh từ đường băng tàu sân bay, nhiên liệu và vũ khí của nó đều đã bị ảnh hưởng. Khi tính năng tàng hình được mở ra toàn diện, J-31 chỉ có thể mang theo số lượng nhỏ tên lửa và rất ít nhiên liệu thâm nhập khu vực tác chiến.
Bài viết cuối cùng kết luận, nếu J-31 được triển khai trên biển, Trung Quốc sẽ có thể điều động lực lượng hàng không công nghệ cao với cự ly bay hợp lý. Nhưng, điều này hoàn toàn sẽ không thể được thực hiện nhanh chóng, đồng thời nó sẽ chịu sự chi phối của rất nhiều nhân tố.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-31 có thể được trang bị cho tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai
theo gd