Các quốc gia đồng minh với Mỹ ở châu Á đang rất sốt ruột khi chưa có chiến cơ F-35 để pḥng thân, trong khi tranh chấp chủ quyền với một Trung Quốc áp đảo về quốc pḥng ngày một phức tạp.
Máy bay tàng h́nh thế hệ thứ 5 F-35 của Mỹ
Sức ép Trung Quốc
Lầu Năm Góc đang khiến cho các quốc gia đồng minh của Mỹ lâm vào thế bí khi họ phải chờ thêm ít nhất 7 năm nữa mới có thể nhập các chiến cơ F-35 thay thế cho loạt máy bay sắp ‘về hưu’ của họ.
Dự án vũ khí lên tới 400 tỉ USD hết dính các lỗi kỹ thuật, lại bị chậm tiến độ, chi phí đội lên gấp nhiều lần, và giờ đây, cắt giảm ngân sách quốc pḥng buộc Washington phải thu hẹp sức mua các máy bay này.
Cùng lúc, chi tiêu quân sự của Trung Quốc tăng mạnh và nhanh đang làm giảm dần các lợi thế về công nghệ - đặc biệt là trong không quân – mà Washington và các đồng minh khu vực từng chiếm ưu thế so với Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) kể từ những năm 1950 đến nay.
Trung Quốc đă kịp thử nghiệm hai chiến cơ tàng h́nh là J-20 và J-31 cho dù chưa ai kỳ vọng là chúng sẽ được đưa vào phục vụ cho đến hết thập kỷ này.
Nhà phân tích chiến lược cấp cao Andrew Davies thuộc Học viện Chính sách Chiến lược Australia nhận định về các máy bay Trung Quốc: “Đây là một câu hỏi mở về mức độ tân tiến và tinh vi của họ hiện nay”.
“Nhưng như đă nói, các máy bay này khiến cho các mẫu máy bay hiện có rơi vào thế khó, do đó, chiếc F-35 lại càng trở nên quan trọng”.
Khi các khách hàng châu Á mới gửi đơn đặt hàng th́ xung đột trong khu vực là điều c̣n rất xa xôi. Nhưng tranh căi giữa Bắc Kinh và Tokyo tại Hoa Đông đă khiến Trung Quốc dồn lực để mở rộng hạm đội tối tân gồm các chiến cơ và chiến hạm.
Trung Quốc cùng lúc đó cũng tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nhiều quốc gia Đông Nam Á tại biển Đông được cho là giàu trữ lượng khí đốt, cũng là tuyến đường thủy then chốt.
Đuối thế trên không
Cho tới lúc này, F-35 chính là vũ khí cừ nhất trong lịch sử vũ khí.
Australia đặt hàng 100 chiếc F-35. Nhật nói rằng sẽ không thay đổi đơn hàng với 42 chiếc và Hàn Quốc có thể sẽ chọn F-35 để thay thế cho loạt máy bay cũ vào mùa hè này. Vài tuần tới, Singapore có thể sẽ đặt hơn mười chiếc F-35.
Phó chủ tịch chương tŕnh F-35 của Lockheed là Steve O'Bryan giải thích, tất cả các quân đội lớn trên thế giới đều muốn triển khai phi cơ thế hệ thứ năm để đương đầu với nhu cầu pḥng thủ và an ninh trong tương lai.
Người từng đứng đầu Không lực Mỹ Michael Wynne ủng hộ nhiệt t́nh F-35. Ông khuyến khích không quân Mỹ nhanh chóng triển khai sớm các chiến cơ F-35 tới căn cứ của Mỹ trong khu vực, kết nối với các chiến cơ F-22 và các máy bay khác để gửi thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc và Triều Tiên.
Mặc dù hăng Lockheed ra sức hứa hẹn rằng F-35 sẽ có mặt trên các đường băng ở châu Á – Thái B́nh Dương khoảng năm 2017, nhưng vấn đề là 5 năm sau đó, số lượng F-35 cần thiết vẫn là chưa đủ.
Thực tế này khiến Nhật và Hàn Quốc chỉ c̣n trông chờ vào các thế hệ máy bay đă ‘già’ mà đáng ra F-35 phải thế chỗ.
Tuy vậy, các quan chức quốc pḥng và chuyên gia Nhật nói rằng Tokyo chẳng cần phải quá hoang mang.
“Điều đó không có nghĩa là Trung Quốc có các chiến cơ tàng h́nh siêu việt. Điều quan trọng trong tiềm lực quân sự chính là bạn đang ở đâu trong tương quan với đối phương” – giáo sư và cũng là vị tướng về hưu Toshiyuki Shikata thuộc Đại học Teikyo cho hay.
Nhưng Nhật Bản cũng không chỉ ngồi nh́n trong lúc chờ đợi F-35. Họ đang nâng cấp phi đội của ḿnh với khoảng 200 máy bay chủ lực F-15 của Boeing.
Tám lạng, nửa cân
Các nhà nghiên cứu phương Tây không mấy tin tưởng rằng các chiến cơ mới của Trung Quốc sẽ ‘ngang tài ngang sức’ được với chiếc F-35 hay chiếc Raptor-22 của Mỹ. (Nhưng giờ th́ không ai dám chắc khi nào F-35 sẽ ra ḷ vào lúc nào, c̣n F-22 th́ có sẵn nhưng chỉ đủ dùng chứ không để xuất khẩu).
Bên cạnh các thách thức trong việc thiết kế và vận hành chiến cơ tàng h́nh, Trung Quốc sẽ phải khắc phục được tŕnh trạng thiếu các động cơ sản xuất trong nước, khiến họ hầu như phụ thuộc vào các nhà máy của Nga.
Các nhà hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc cũng nhận ra thông điệp về sức mạnh trên không khi nghiên cứu cách Mỹ và các đồng minh hạ gục đối phương trên bầu trời Balkan và Trung Đông.
Trong các cuộc xung đột này, việc phối hợp trên không, nă tên lửa vào hệ thống pḥng không, liên lạc và các căn cứ không quân đă cho phép Mỹ kiểm soát cả bầu trời, ‘bịt mắt’ và đẩy đối phương vào thế không có ǵ che chắn.
Các chuyên gia quân sự nói rằng PLA đă t́m cách để không chịu số phận tương tự.
Trung Quốc đă xây dựng nên một hệ thống pḥng không hợp nhất, vững chắc hơn cùng với các khẩu đội pháo sản xuất ở Nga và các tên lửa đất đối không sản xuất trong nước.
Một số chuyên gia về hàng không c̣n cho rằng kể từ năm 2000, không lực Trung Quốc xuất xưởng 550 máy bay chiến đấu và tấn công tối tân có khả năng tương đương hoặc thậm chí vượt trội so với mọi loại máy bay hiện có của châu Âu, ngoại trừ F-22.
Chưa kể, PLA vẫn c̣n tới hơn 1000 máy bay khác bảo vệ không phận của ḿnh.
Theo các chỉ huy quân đội cao cấp của Mỹ và châu Á, điều này cũng có nghĩa là chỉ có 185 máy bay F-22 và 20 máy bay ném bom tàng h́nh B-2 của Mỹ mới có thể chọc thủng không phận của Trung Quốc trong trường hợp xung đột xảy ra.
Bắc Kinh c̣n có một mục tiêu then chốt nữa là gh́m chân các hạm đội tàu sân bay của Mỹ ở bên ngoài vùng hoạt động ven biển của Trung Quốc.
Đồng thời, họ đầu tư mạnh tay cho các tàu ngầm, các chiến hạm trên biển và các tên lửa có thể tấn công các tàu sân bay hoặc buộc các tàu này trong vịnh, do đó các chiến cơ của Mỹ sẽ phải tác chiến xa tàu mẹ.
Tuy vậy, một cựu quan chức quốc pḥng cấp cao của Australia lại nói rằng việc trang bị F-35 không mang lại quá nhiều khác biệt nếu như tên lửa Trung Quốc có thể đánh ch́m các hàng không mẫu hạm.
Lê Thu (theo Reuters)