Trước khi mở quán phở của ḿnh, anh Tran Cong Thanh đă nấu đồ ăn nhanh Trung Quốc, Thái, Nhật. Câu chuyện món phở của quán anh Thanh được trang zeit.de đăng tải trong loạt bài về chợ Đồng Xuân.
Chợ Đồng Xuân. Ảnh: hungryinberlin.com.
Vào những năm 90, món súp chua vay màu đỏ chót luôn là số một trong tờ thực đơn của các quán ăn nhanh Châu Á. Anh Tran Cong Thanh nhớ như in công thức nấu món đó. Đang ngủ anh cũng có thể đọc vanh vách: thịt nấu với ớt ngọt và nấm trong ṿng một ngày cho thật nhừ, xong cho thêm ít dấm, ḿ chính và nhiều đường.
Rồi đến lúc khách hàng bắt đầu chán thứ đồ nấu nhừ này, anh Thanh đă thử chuyển sang làm đồ ăn Thái và Sushi, nhưng cũng không thành công lắm. Vậy tại sao không cho khách ăn những món mà bản thân anh rất thích? Anh Thanh tự đặt ra câu hỏi cho ḿnh. Tại Mỹ, Pháp và khắp nhưng nơi có cộng đồng người Việt sinh sống, đều có những quán ăn Việt. Từ thời đó, những món ăn Việt đă có tiếng tăm đặc biệt nhờ vào độ tươi của các thành phần chế biến và không quá cay, lại nhiều rau và nhất là rau thơm. Đến giữa thập kỷ 90, chỉ riêng ở Berlin thôi đă có đến 12000 người Việt Nam sinh sống, vậy mà chưa có quán ăn Việt nào.
Những nhóm người Việt đối lập nhau
Các nhà xă hội học có một số lư giải cho vấn đề này. Vào thời điểm đó, những người này, cũng như bao người dân khác sống tại Berlin, đều đang phải lo việc Bức tường Berlin. Ngày ấy, có hai hội người Việt Nam đối lập nhau trong việc thống nhất lại thành phố, họ đối với nhau đều xa lạ v́ một phía là dân Đông Đức, và phía kia là dân Tây Đức. Sống ở Tây Đức là những người Việt nhập cư bằng đường biển, họ hội nhập rất tốt vào môi trường sống mới, và họ không có nhu cầu ăn những món ăn dân tộc. Nhưng ở phía bên kia của thành phố, những người công nhân sang lao động theo hợp đồng như anh Thanh đang phải đối diện với danh tiếng không tốt của cộng đồng người Việt tại đây như v́ bán đồ ăn cắp hay buôn lậu thuốc lá. Khó khăn lắm họ mới có thể ở lại, nhưng rồi sau đó họ lại cảm thấy áp lực đang đè lên họ. Các anh hăy làm việc chăm chỉ và đừng gây chú ư, đó như một mệnh lệnh không phát ra thành tiếng từ phía xă hội Đức.
Và họ đă rất chăm, không chỉ trong việc kinh doanh quán ăn. Tại những quầy hàng hoa, rau quả hay cửa hàng bán đồ rẻ tiền, bán đồ điện tử, tiệm cắt tóc, tiệm nail họ đều luôn chân luôn tay, làm việc rất nhanh, với giá cả phải chăng và giờ mở cửa dài.
Một bát phở ở chợ Đồng Xuân. ảnh: hungryinberlin.com.
Vào năm 1996 tại Marzahn, một khu chợ Việt Nam đầu tiên được h́nh thành và anh Tran Cong Thanh đă nghĩ đến cơ hội của ḿnh: Hàng trăm người sẽ lao vào buôn bán lớn, song cũng sẽ có hàng trăm người đến đây mua hàng và tất cả họ đều phải ăn. Vào thời điểm đó ngoài anh ra chưa có ai nghĩ đến điều đó cả.
Cô phục vụ bưng ra ấm trà gừng và hai bát phở to, nóng hổi. Một mùi hương của gia vị thơm nức mũi, hơi có chút ǵ đó giống không khí tết Noel. “Đó là mùi của quế, hồi, gừng“, anh Thanh nói và lấy tờ giấy ăn lau đôi đũa. Những năm đầu mới mở quán, chính anh là người hàng ngày một ḿnh đứng nấu ăn cho khách. Từ đó đến nay đă gần 20 năm, nhưng người nấu phở vẫn là anh và vợ anh.
Nguy Nga – vietinfo.eu