Các chuyên gia cảnh báo, cha mẹ đang làm hại chính con trẻ của ḿnh khi cho bé tiếp xúc sớm với tivi, điện thoại, máy tính …
Trẻ vài tháng tuổi đă nghịch điện thoại, máy tính
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai chia sẻ, bản thân ông cũng thấy “phát hoảng” trước sự bất kịp với đồ công nghệ quá sớm của trẻ nhỏ. “Rất nhiều lần khám bệnh cho các cháu, khi tôi đang gơ máy tính nhập số liệu kê đơn thuốc cho bệnh nhân, có cháu bé mới 1 tuổi đă vồ ngay đến máy tính của bác sĩ bấm bấm bàn phím, di chuột. Có nhiều cháu bé c̣n nhỏ, thậm chí chỉ vài tháng tuổi ngồi chờ khám bên ngoài được bố mẹ cho nghịch điện thoại hoặc cầm Ipad phẩy phẩy. Động tác của các cháu cho thấy chúng rất thiện nghệ, thành thục v́ thường xuyên được tiếp xúc với đồ công nghệ đó”, PGS.TS Dũng nói.
Từ rối loạn tâm thần ...
Nguy hiểm nhất, đáng sợ nhất khi cho trẻ tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ là
rối loạn tâm thần.
PGS.TS Dũng cho biết, việc cho trẻ chơi tṛ điện tử trên máy tính, điện thoại hoặc xem ti vi quá nhiều, quá sớm có nguy cơ rối loạn tâm thần.
Trở lại trường hợp của bé H. bị rối loạn thâm thần phải nhập viện v́ thường xuyên xem tivi, PGS.TS Dũng chia sẻ khi tỉ tê tṛ chuyện được với cháu bé, cháu kể trong đầu lúc nào cũng nghe thấy tiếng súng bắn pằng pằng. Ám ảnh với bộ phim về một loài cá bé ăn thịt người hàng loạt cô bé luôn thấy hiện lên trước mắt ḿnh cảnh máu chảy, cảnh người ở biển, hồ bơi bị cá ăn thịt.
“Thế giới ảo trong phim, trong các tṛ chơi điện tử bạo lực khiến các bé tưởng như là thế giới thực và luôn bị ám ảnh dẫn tới rối loạn về mặt tâm trí. Trường hợp của bé H do bị ám ảnh với các cảnh trong phim, bé sợ quá và bị rơi vào trạng thái bồn chồn, lo lắng dẫn tới t́nh trạng tim đập nhanh, nôn và đau đầu dữ dội”, PGS.TS Dũng cho biết.
Bé H. đă may mắn b́nh phục hoàn toàn (Ảnh Mai Hương)
Rất may, bé H sau 10 ngày điều trị tại Khoa Nhi, BV Bạch Mai sức khỏe đă hồi phục và ổn định. Tâm lư của bé đă trở lại b́nh thường. Cô bé hứa sẽ không xem tivi nhiều nữa, đặc biệt là không
xem phim kinh dị, đánh nhau trên tivi mà sẽ chăm chỉ học hành.
PGS.TS Dũng cho biết, nhiều nghiên cứu đă chỉ ra rằng không nên cho trẻ dưới 3 tuổi xem tivi. Việc cho trẻ xem tivi quá sớm có thể khiến năo và hệ thần kinh của trẻ bị tổn thương, trẻ ngủ không ngon giấc và có nguy cơ gia tăng mắc các bệnh tim mạch, tự kỷ. Do đó, bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi xem tivi hoặc chơi máy tính, điện thoại. Với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ xem các chương tŕnh giải trí dành cho thiếu nhi nhưng phải kiểm soát thời gian xem, tốt nhất chỉ cho xem 30 phút/ngày.
C̣n theo BS Nguyễn Hồng Phong, ngay cả với trẻ lớn, từ 5 tuổi trở nên cha mẹ cũng không nên để trẻ xem tivi một ḿnh mà nên cùng xem với trẻ. “Nếu xem cùng cha mẹ có thể phân tích giúp trẻ nhận đúng cái sai, cái tốt từ những t́nh huống, nhân vật trong phim từ đó giúp trẻ biết nhận thức đúng sự việc. Trẻ do sự phát triển tâm sinh lư chưa hoàn thiện nên có trường hợp chỉ cần vài lần xem phim kinh dị, hành động có thể dẫn tới rối loạn tâm thần như trường hợp của bé H. Do đó, cha mẹ chỉ nên cho trẻ xem các chương tŕnh thiếu nhi lành mạnh, tuyệt đối không cho trẻ xem các chương tŕnh người lớn, đặc biệt là các phim kinh dị, bắn nhau”, BS Phong nói.
Đến chậm phát triển các cơ, cong vẹo cột sống
Ngoài việc gây rối loạn tâm lư, theo PGS.TS Dũng trẻ tiếp xúc quá sớm với đồ công nghệ c̣n gây hàng loạt hệ lụy nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ. Tác hại đầu tiên là làm chậm sự phát triển cơ bàn tay của trẻ nhỏ. BS phân tích cơ bàn tay của trẻ phát triển dần theo tháng tuổi. Muốn trẻ được khéo léo, cha mẹ phải có những bài tập đơn giản như cho ḥn bi vào lọ hoặc mô h́nh các khối vào đúng vị trí. Việc cầm nắm các đồ vật bằng tay thật và lựa chọn bỏ vào đúng vị trí sẽ dậy cho trẻ các phản xạ khéo léo chuẩn xác của bàn tay.
Tuy nhiên, nếu cho trẻ nhỏ tiếp xúc sớm với máy tính, điện thoại thay v́ làm động tác thật trẻ chỉ cần làm vài động tác bấm bấm, di di đơn điệu nên sẽ làm giảm vận động cơ của trẻ. Tiếp xúc với máy tính quá sớm nên càng ngày càng có nhiều trẻ viết chữ rất xấu.
Tác hại thứ hai là ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ xương khớp. Hầu hết cha mẹ thoải mái cho trẻ nghịch đồ công nghệ trong mọi tư thế, rất hiếm khi ngồi thẳng mà vẹo trái, vẹo phải đủ kiểu. Chính v́ thế trẻ rất dễ mắc các bệnh cong vẹo cột sống, gù hoặc các bệnh về tật khúc xạ.
TM