Tham nhũng làm chệch hướng các nguồn vốn đầu tư khiến các nhà tài trợ nước ngoài trở nên ngần ngại hơn khi muốn rót vốn vào Việt Nam.
Hối lộ và tham nhũng đang cản trở hoạt động đầu tư, làm xói ṃn sức cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước tại Việt Nam. Đó là cảnh báo của Pḥng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) trong hội nghị “Tổng kết 25 năm thu hút FDI” (Hà Nội, ngày 27-3).
Sản xuất linh kiện chính xác tại công ty Fujitsu trong KCN Biên Ḥa, Đồng Nai. Ảnh: Hữu Luận
Hiệp hội DN Úc (AuCham) và Pḥng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cũng nhấn mạnh: Cải cách hành chính tại Việt Nam chậm và đặc biệt có rất nhiều vấn đề xung quanh sự thiếu minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
Nhanh chóng thực hiện UNCAC
Chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2011 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế đă chỉ ra rằng có tới gần ba phần tư trong tổng số 183 quốc gia được thống kê có chỉ số dưới 5 trong thang điểm từ 10 (rất minh bạch) đến 0 (tham nhũng cao). Với điểm số 2.9 xếp hạng 112/183, Việt Nam vẫn bị đánh giá là một trong số các quốc gia tham nhũng nhất thế giới.
Và vào tháng 2-2012, chỉ số niềm tin FDI được công bố bởi Công ty Tư vấn quản lư toàn cầu AT Kearney cho thấy Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất rớt hạng, từ vị trí 12 trong năm 2010 xuống vị trí 14 vào năm 2011.
Do vậy, không có ǵ ngạc nhiên khi DN châu Âu cũng như DN nước ngoài khác ngày càng nản ḷng và mệt mỏi với nạn tham nhũng đang lan tràn.
Theo Euro Cham, ch́a khóa để giải quyết vấn đề này là thực hiện nhanh chóng và nghiêm ngặt Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) mà Việt Nam đă phê chuẩn vào tháng 6-2009. Việt Nam không những cần cam kết thực hiện cải cách hành chính trên toàn quốc, đồng thời cần cam kết sẽ nâng cao chuẩn mực đạo đức của cán bộ, công chức ở tất cả các cấp.
Ngoài ra, AuCham lưu ư t́nh trạng thiếu tín dụng đang là vấn đề lớn đối với nhiều DN địa phương. Các vấn đề hiện tại trong lĩnh vực ngân hàng và DN nhà nước hiện nay rất nghiêm trọng, cần sự quan tâm khẩn cấp.
Đa dạng hóa h́nh thức thu hút FDI
Báo cáo về t́nh h́nh thu hút FDI 25 năm qua của phía Việt Nam cũng nhận định việc thu hút FDI bộc lộ nhiều hạn chế. Hiệu quả tổng thể nguồn vốn chưa cao, tỉ lệ vốn thực hiện thấp, nhiều dự án chậm triển khai, chưa đạt được mục tiêu thu hút công nghệ và chuyển giao công nghệ, xảy ra hiện tượng chuyển giá, trốn thuế…
Chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: “Trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện các văn bản pháp luật; tạo môi trường thuận lợi thu hút FDI. Đồng thời, có chính sách ưu đăi cao, hấp dẫn đối với một số dự án cần thiết; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao…”.
Theo định hướng thu hút FDI đến năm 2020 trong dự thảo nghị quyết Bộ Kế hoạch và Đầu tư tŕnh Chính phủ ban hành, việc thu hút FDI sẽ được quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế từng vùng, từng ngành để phát huy hiệu quả đầu tư. Sẽ có sự chọn lọc các dự án có chất lượng, giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. H́nh thức thu hút FDI đa dạng hơn, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng; chuyển dần thu hút FDI vào nguồn nhân lực chất lượng cao…
“Chúng tôi rất thất vọng!”
AmCham có nghĩa vụ nói rằng chúng tôi rất thất vọng với kết quả của những năm tháng nỗ lực hợp tác của chúng tôi về việc chỉnh sửa Bộ luật Lao động. Bộ luật Lao động sửa đổi của Việt Nam và môi trường quan hệ công nghiệp sẽ có tác động lớn đến FDI hiện tại và tương lai.
Hai đối thủ FDI nặng kư
Trong bảng xếp hạng chỉ số niềm tin FDI tháng 2-2012 của AT Kearney, Indonesia đă tăng hạng từ vị trí 20 năm 2010 lên vị trí 9 năm 2011. Vốn FDI kỷ lục 19,3 tỉ USD, gấp đôi năm trước. Malaysia cũng tăng từ vị trí 21 lên vị trí 10. Rơ ràng Việt Nam đang có một số đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ về FDI trong ASEAN.
(Trích báo cáo của AmCham)
|
Theo
T.Hằng - T.Anh
Pháp luật Tp.HCM