Tính từ Tết âm lịch (8/2) tới nay, VN-Index giảm 0,67% trong khi HNX-Index giảm gần 9%. Đă có sự phân hóa mạnh mẽ trên hai sàn khi kể từ tháng 2 tới nay HNX-Index đă không theo kịp đà tăng của VN-Index.
Chỉ c̣n một phiên giao dịch nữa sẽ kết thúc quỹ I/2013. Trong khi VN-Index đă hồi phục đáng kể về vùng đỉnh 490 điểm th́ HNX-Index lại cách đỉnh gần 10%.
Tính đến ngày 28/3/2013 VN-Index tăng 18,61% trong 3 tháng, tăng 30% trong 4 tháng nhưng lại giảm nhẹ 0,67% so với thời điểm trước Tết âm lịch (8/2/2013).
Trong khi đó, HNX-Index tăng 5,64% từ đầu năm 2013, tăng 18% trong 4 tháng nhưng nếu so với thời điểm trước Tết âm lịch giảm tới 8,91%.
| 28/3/2013 | 8/2/2013 (trước Tết âm lịch) | 31/12/2012 | 30/11/2012 |
VN-Index | 490.7 | 494 | -0.67% | 413.7 | 18.61% | 377.8 | 29.88% |
HNX-Index | 60.31 | 66.21 | -8.91% | 57.09 | 5.64% | 51.05 | 18.14% |
Rơ ràng đă có sự phân hóa mạnh mẽ trên hai sàn khi kể từ tháng 2 tới nay HNX-Index đă không theo kịp đà tăng của VN-Index. Câu trả lời nằm ở đâu?
Khối ngoại: Tác nhân chính
Các chuyên gia đồng cho rằng nguyên nhân chính gây ra sự phân hóa mạnh trên hai sàn là khối ngoại.
Theo ông Nguyễn Hữu B́nh, trưởng pḥng phân tích CTCP Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS), khối ngoại trong 2 tháng đầu năm 2013 mua vào 152 triệu USD, cao hơn giá trị mua của cả năm 2011, đặc biệt hai quỹ FTSE và Market Vector đổ mạnh tiền vào TTCK Việt Nam, lại tập trung chủ yếu vào nhóm cổ phiếu VN30 mà sự tác động của nhóm cổ phiếu này lên chỉ số VN-Index là rất rơ. Chỉ cần mua mạnh nhóm cổ phiếu như MSN, VIC, VNM, BVH... là đă có thể làm thay đổi cục diện cả thị trường.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu có tính chất tác động đến chỉ số HNX-Index lại không có nhiều giao dịch và không hấp dẫn NĐTNN. Thực ra, các cổ phiếu trên sàn HNX chủ yếu là cổ phiếu ưa thích của NĐT nội bởi tính chất đầu cơ, mạo hiểm. Khi NĐT nội có vẻ như đă đứng ngoài thị trường và đang quan sát các động thái để hành động th́ sự khác biệt đă rơ.
Đồ thị so sánh Vn-Index và HNX-Index trong 6 tháng
Theo ông Đỗ Hùng, chuyên viên phân tích CTCP Chứng khoán SHB, yếu tố lớn nhất là ḍng tiền đổ vào HNX không nhiều và mạnh bằng HSX. Chỉ báo kỹ thuật Money Flow Index cho thấy rơ điều đó. Trong thời gian 15/3 – 25/3, MFI của HNX là 42.55 – 57.57, trong khi MFI của HSX tăng trong khoảng 55.08 – 72.80.
Đồng quan điểm trên, ông Đào Hồng Dương, chuyên viên phân tích CTCP Chứng khoán PSI cho rằng, sang tháng 3, khối ngoại bắt đầu có dấu hiệu giảm mạnh lượng giao dịch trên thị trường, trong đó 2 ETF FTSE và VNM cũng không ngoại lệ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới ḍng tiền tham gia thị trường, và khiến thị trường mất đi động lực căn bản cho xu hướng tăng giá ngắn hạn.
Ngoài yếu tố khối ngoại và ḍng tiền, số lượng cổ phiếu tốt về mặt cơ bản trên thị trường hiện không phải quá nhiều, trong khi mặt bằng giá cổ phiếu sau một thời gian tăng mạnh vừa qua đă ở mức tương đối cao.
Các yếu tố này sẽ làm giảm mức độ ḱ vọng lợi nhuận ngắn hạn và góp phần khiến ḍng tiền từ các NĐT trong nước tỏ ra thận trọng, và chủ yếu giao dịch cầm chừng, nghe ngóng. Điều này thể hiện rơ nét qua việc sụt giảm của thanh khoản thị trường và đặc biệt là diễn biến trên sàn HNX (do HNX hầu như không nhận được sự mua ṛng đều đặn từ khối ngoại).
Khẩu vị nhà đầu tư thay đổi
Theo quan điểm của ông Lê Đ́nh Minh Phương, trưởng pḥng phân tích CTCK KIS, có sự phân hóa giữa sàn HoSE và sàn Hà Nội là do “khẩu vị” của nhà đầu tư Việt đă thay đổi.
Nh́n chung, sàn HSX (VN-Index) tập trung những mă có vốn hóa lớn và cơ bản tốt như VNM, MSN, DPM, KDC, ... Ở chiều ngược lại sàn HNX (HNX-Index) tập trung nhiều cổ phiếu mang tính đầu cơ cao như PVX, KLS, VCG, VND, …
3 tháng: MSN tăng 27%, VNM tăng 39%, BVH tăng 64% trong khi VND đi ngang, SCR tăng 29%
Trong ba tháng gần đây, xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư đă có sự phân hóa rơ rệt trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính sự chuyển dịch ḍng vốn đầu tư từ các mă cổ phiếu mang tính đầu cơ cao sang các cổ phiếu có tính cơ bản tốt, có tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ổn định, vững chắc đă dẫn đến sự khác biệt về diễn biến của hai sàn từ đầu năm đến nay.
Một số lĩnh vực có mức tăng trưởng tốt hơn so với VN-Index như ngành tiêu dùng thiết yếu (+29%); ngành chăm sóc sức khỏe (+28%); ngành năng lượng (+26%). Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu thuộc tài chính; nguyên vật liệu, công nghiệp có mức tăng thấp hơn VN-Index. Đặc biệt, kết quả lợi nhuận giảm mạnh hoặc thua lỗ khiến nhóm cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu tiếp nối đà giảm trong năm ngoái, ghi nhận mức giảm phổ biến trung b́nh khoảng 32% trong 3 tháng gần đây.
Phương Mai
Theo TTVN