Chính phủ Thái Lan và lực lượng phiến quân Hồi giáo BRN (Mặt trận Cách mạng Dân tộc) ở miền nam nước này, hôm 28/3, đă đạt được thỏa thuận về Điều khoản tham chiếu cho đối thoại ḥa b́nh.
Binh lính Thái Lan làm nhiệm vụ ở miền nam nước này.
Tại cuộc đàm phán ở thủ đô Kualar Lumpur, hai bên đă thảo luận về phương pháp hướng tới giải quyết các vấn đề bạo lực và sự ổn định ở miền nam Thái Lan. Theo tuyên bố của Ban Thư kư Nhóm công tác tiến tŕnh đối thoại ḥa b́nh chung (JWG-PDP), hai bên đă trao đổi thông tin liên quan đến vấn đề bạo lực một cách cởi mở và chân thành, đồng thời nhất trí tiến hành cuộc đàm phán tiếp theo vào ngày 29/4 tới.
Hồi cuối tháng 2, Chính phủ Thái Lan đă kư thỏa thuận với BRN, cam kết hợp tác hướng tới các cuộc đàm phán ḥa b́nh nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở miền nam nước này suốt 9 năm qua vốn cướp đi sinh mạng của 5.500 người. Bên cạnh đó, các nhà chức trách an ninh cũng ra điều kiện đặc biệt với BRN, rằng nếu họ đầu thú và đồng ư tham gia một khóa cải tạo 6 tháng do Bộ Chỉ huy an ninh nội địa Thái Lan (ISOC) tổ chức th́ các tay súng liên quan đến bạo động tại 3 tỉnh biên giới phía Nam là Yala, Pattani và Narathivat sẽ được miễn truy tố trách nhiệm h́nh sự.
BRN là một trong những tổ chức phiến quân chính bị cáo buộc gây ra t́nh trạng bất ổn ở miền Nam Thái Lan trong nhiều năm qua.
Giám đốc Hội đồng An ninh quốc gia Thái Lan, trung tướng Paradon Phatthanatabutr, khẳng định "đó là một sự khởi đầu tốt, ít nhất là giờ đây chúng tôi cũng có thể nói chuyện với nhau. Chắc chắn nó sẽ mở ra nhiều cánh cửa để những người vốn vẫn thường không chia sẻ hệ tư tưởng cực đoan bước ra và bắt đầu đối thoại với chúng tôi. Khi đó, chúng tôi có thể tạo dựng sự hiểu biết lẫn nhau".
Tướng Paradon cho rằng, các cuộc đối thoại có thể bắt đầu ở Malaysia trong ṿng 2 tuần nữa, và chúng sẽ cho cộng đồng quốc tế thấy rằng chính phủ Thái Lan đang nỗ lực giải quyết xung đột bằng các biện pháp ḥa b́nh, tôn trọng tiến tŕnh đă định.
Lạc quan dè dặt
Cuộc xung đột 9 năm đă cướp mạng sống của hàng ngh́n người ở các tỉnh Pattani, Yala, Narathiwat, Satun và Songkhla thuộc miền nam Thái Lan khi lực lượng phiến quân chiến đấu v́ một nhà nước Hồi giáo độc lập riêng rẽ cho cộng đồng thiểu số 1,8 triệu dân Hồi giáo Malay - một yêu sách mà Bangkok luôn bác bỏ.
Chính phủ Thái Lan đă điều động hơn 150.000 binh sĩ tới khu vực để đảm bảo trật tự trước khoảng 3.000-9.000 chiến binh nổi dậy, theo ước tính của các tổ chức nhân quyền. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, quân đội Thái Lan đă chật vật trong nỗ lực dẹp bỏ phiến quân.
"Quân nổi dậy trụ vững và thích ứng với các chiến thuật của quân sự, ngày càng trở nên táo bạo và thành thạo hơn", Nhóm Khủng hoảng quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tư vấn và phân tích về các cuộc xung đột trên thế giới, nhận xét hồi tháng 12 năm ngoái.
Miền nam Thái Lan hứng chịu bạo lực trong suốt 9 năm qua.
Trong khi các cuộc ḥa đàm diễn ra ở Kuala Lumpur, miền nam Thái Lan lại chứng kiến một diễn biến bạo lực mới: một quả bom ven đường phát nổ làm 3 nhân viên an ninh thiệt mạng và khiến 5 người khác bị thương.
Thỏa thuận ngày 28/3 ở thủ đô Malaysia, vốn được đánh giá là một bước ngoặt quan trọng, nhận được sự lạc quan dè dặt. Các nỗ lực trước kia của chính phủ Thái Lan nhằm chấm dứt cuộc xung đột đều không đi đến đâu nên diễn biến mới cũng được cho là có nguy cơ đổ vỡ nếu một số cánh phiến quân phản ứng bằng các cuộc tấn công mới trong thời gian tới.
Malaysia và vai tṛ kiến tạo ḥa b́nh
Thỏa thuận giữa chính phủ Thái Lan và phiến quân Hồi giáo BRN hứa hẹn sẽ làm tăng thêm uy tín của Malaysia trong vai tṛ của một nước kiến tạo ḥa b́nh trong khu vực.
Trước đó, Malaysia đă làm trung gian cho một thỏa thuận lịch sử giữa chính phủ Philippines và phiến quân Hồi giáo hồi tháng 10. Giờ đây, chính nước này - vốn bị Bangkok cáo buộc hỗ trợ cho quân nổi dậy ở miền nam Thái Lan - cũng đă đưa BRN tới bàn ḥa đàm và dường như đóng vai tṛ ḥa giải trong cuộc đối thoại.
Theo giới phân tích an ninh, phiến quân người Malay từ lâu luôn dựa vào các điểm trú ẩn an toàn và các hệ thống cung cấp qua biên giới ở miền bắc Malaysia để hoạt động. Những mạng lưới t́nh nghi này - mà phía Malaysia bác bỏ - thỉnh thoảng lại kéo căng mối quan hệ giữa các nước láng giềng.
Ḥa b́nh được thiết lập ở miền nam Thái Lan được đánh giá là sẽ dỡ bỏ một rào cản lớn đối với các kế hoạch của khu vực nhằm cải thiện các liên kết về đường bộ và đường sắt ở 10 nền kinh tế đang phát triển nhanh thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, đó sẽ là một con đường dài đầy thử thách đối với chính phủ Thái Lan.
Thanh Hảo(Tổng hợp)