Từ lâu vùng Châu Á-Thái B́nh Dương thường gặp bất ổn v́ biển Đông dậy sóng, bởi lẽ Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cái lưỡi ḅ của họ liếm gần hết 80% vùng biển này. Những quần đảo thuộc chủ quyền của các nước khác do đó trở thành sở hữu của Bắc Kinh.
Ngày 11 Tháng Ba năm 2009, tàu khảo sát USNS Impeccable của Mỹ hoạt động cách Hải Nam 75 dặm bị 5 tàu Trung Quốc bao vây đuổi ra khỏi vùng, ba tháng sau lại thêm một lần va chạm giữa tàu ngầm Trung Quốc và một khu trục Hải Quân Hoa Kỳ. Ngoài ra c̣n nhiều sự bạo hành của Bác Kinh đối với các nước Việt Nam, Philippines, Nhật Bản, khiến Hoa Kỳ phải chuyển hướng hoạt động về Châu Á-Thái B́nh Dương để bảo vệ “lợi ích quốc gia” của ḿnh là quyền tự do hàng hải và bảo vệ những đồng minh của Hoa Kỳ. Điều đó làm Bắc Kinh bất b́nh, phản đối và tranh căi giữa hai cường quốc đứng đầu thế giới.
Sự bất ổn trong vùng càng tăng mạnh, tăng nhanh khi Bắc Triều tiên lớn tiếng đe dọa tấn công phủ đầu Hoa Kỳ. Sau cuộc thử vũ khí hạt nhân lần thứ 3 của B́nh Nhưỡng ngày 12 Tháng Ba, 2013, Chủ Tịch Kim Jong Un cho đó là một chiến thắng chính trị và quân sự vĩ đại, buộc cộng đồng quốc tế phải công nhận nước này là “quốc gia sở hữu tên lửa chiến lược và vũ khí hạt nhân.” Bắc Triều Tiên là một quốc gia vừa nghèo vừa đói, công kỹ nghệ kém cỏi, thua xa Nam Hàn. Người ta tự hỏi ai đă giúp cho B́nh Nhưỡng tạo được những thành quả mà họ đang phô trương. Trong lúc Iran có nhiều khả năng tài chánh và kỹ thuật hơn mà c̣n đang vất vả với việc tinh chế uranium, đă vậy c̣n bị Liên Hiệp Quốc kiểm tra, kềm chế, trừng phạt.
Binh sĩ Nam Hàn ở khu quân sự Bàn Môn Điếm chia cách hai miền Nam-Bắc Triều Tiên nh́n sang phần đất Bắc Hàn. (H́nh: Jung Yeon-je/AFP/Getty Images)
Dư luận cho rằng nhà lănh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đang chơi một canh bạc táo bạo với Mỹ hơn cả thân phụ của ông là Kim Jong II với mục đích là được thế giới công nhận như một cường quốc hạt nhân. Sự táo bạo này cho phép B́nh Nhưỡng huênh hoang đưa ra những lời tuyên bố xấc xược của một nước nhược tiểu nghèo đói mà dám trực tiếp đe dọa Hoa Kỳ rằng: “Sẽ đánh phủ đầu Mỹ bằng vũ khí hạt nhân.” Tướng Kyang Pyo-Yong chỉ huy tối cao quân đội Triều Tiên cảnh báo, tên lửa tầm xa với đầu đạn hạt nhân đă vào vị trí có thể vươn đến lục địa Mỹ. Và “Mỹ đừng quên căn cứ Andersen ở Guam, nơi máy bay B-52 cất cánh và các căn cứ hải quân ở đảo Okinawa, nơi các tàu ngầm hạt nhân xuất phát, đều nằm trong tầm bắn của các loại vũ khí chính xác của chúng tôi.”
Ngày 12 Tháng Ba Bắc Hàn tuyên bố hiệp ước đ́nh chiến 1950-1953 vô giá trị, đồng thời B́nh Nhưỡng cắt đường dây nóng với Nam Hàn, đáp trả lệnh trừng phạt mới của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Ngày 19 Tháng Ba, B́nh Nhưỡng công khai đe dọa chiến tranh “xóa sổ Hàn Quốc,” cảnh báo rằng quốc gia này sẽ đối diện với “đ̣n hủy diệt cuối cùng” v́ Seoul cùng đồng minh Hoa Kỳ hối thúc nghị quyết cứng rắn hơn để trừng phạt Bắc Hàn.
Dĩ nhiên việc Bắc Triều Tiên đe dọa đánh phủ đầu Mỹ quốc bằng vũ khí hạt nhân thật khó hiểu, khó tin và khôi hài. Dù sao cố vấn an ninh của Tổng Thống Obama, ông Tom Donilon đă lên tiếng: “Mỹ không chấp nhận những lời đe dọa của Bắc Triều Tiên và sẽ không đứng nh́n quốc gia này t́m cách phát triển tên lửa hạt nhân có thể nhắm tới Mỹ.”
Tổng Thống Obama lên án vụ thử hạt nhân của Triều tiên và cho rằng hành động mang tính “khiêu khích” này sẽ không giúp Bắc Hàn được an toàn hơn. Trong khi đó Bộ Trưởng Quốc Pḥng Chuck Hagel công bố rằng tuy Mỹ thắt lưng buộc bụng về tài chánh, song vẫn chi một tỷ USD để bổ sung thêm 14 hệ thống đánh chận tên lửa từ mặt đất ở Alaska.
Theo các nhà phân tích th́ tên lửa Nodong của Triều Tiên không phải là vũ khí tấn công chính xác với tầm xa hơn hai ba dặm. Nó chỉ là loại vũ khí mang tính chính trị nhiều hơn là công cụ quân sự hiệu quả. Ngoài ra t́nh báo Mỹ tin rằng B́nh Nhưỡng chưa đủ khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân.
Như vậy phải hiểu rằng những lời đe dọa lập đi lập lại của Bắc Triều Tiên chỉ là một tṛ đùa dai, một sự “thấu cáy” có chủ đích, v́ biết chắc rằng Mỹ không thèm lưu ư, và chính Kim Jong Un cũng không khi nào dám thực hiện. Ngoài ra ông cũng biết chắc, ông có được sự hậu thuẫn và bảo kê của Trung Quốc. Quan thầy cộng sản đă xuôi ông nội của ông là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) tấn công Nam Hàn sau Đệ Nhị Thế Chiến, với sự trợ giúp quân đội và vũ khí của Trung Quốc và Liên Xô.
Theo hăng tin Kyodo của Nhật Bản ngày 7 Tháng Hai năm 2013, Kim Jong Un đă cử đặc phái viên cao cấp nhứt tới Trung Quốc để giải bài trong bối cảnh bị Mỹ và đồng minh gây sức ép buộc phải từ bỏ kế hoạch thử hạt nhân. Kết quả ngày 12 Tháng Ba 2013, Trung Quốc tuyên bố sẽ không bỏ rơi đồng minh Cộng Ḥa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, mặc dù Trung Quốc bị bắt buộc phải hùa theo, bỏ phiếu trừng phạt nước này v́ Trung Quốc cũng bị ràng buộc bởi Hiệp Ước Cấm Phổ Biến Vũ Khí Hạt Nhân (Nuclear Non-Proliferation Treaty). V́ vậy mà các giới chức Hoa Kỳ nói họ tin rằng Trung Quốc sẽ hợp tác với Mỹ để thực thi các biện pháp chế tài chống lại Bắc Triều Tiên. Mỹ c̣n chưa hiểu thấu những sự gian xảo, lừa đảo của quốc tế cộng sản.
Sự thật đó chỉ là bề ngoài, thực tế bên trong khi Bắc Triều Tiên công khai đe dọa gây chiến tranh làm rối loạn ít nhiều sự an ninh trong vùng, khiến Mỹ và đồng minh phải bận tâm đề pḥng th́ sẽ có lợi cho ai? Nếu không phải là lợi cho Trung Quốc. Mỹ đang vướng mắc ở Trung Đông với hai quốc gia Afganistan và Iraq, nay mới hướng về Châu Á vừa bị Trung Cộng phản đối chính sách can thiệp, cản trở sự bành trướng của Bắc Kinh, vừa gặp đồng minh đồng chí của Trung Quốc là Kim Jong Un hăm dọa buộc Mỹ phải căn giản lực lượng để pḥng ngừa và đối phó.
Thật ra nếu không có Trung Quốc chống lưng th́ chắc chắn Bắc Triều Tiên không thể nào dám lớn lối, và nếu dám liều lĩnh th́ chắc Mỹ cũng đă cho B́nh Nhưỡng một bài học đích đáng rồi. Theo tin Thời Báo Hoàng Cầu (Global Times) đại quân khu Thẩm Dương của Trung Quốc kéo pháo, đưa tăng ra dăy Trường Bạch Sơn, giáp biên giới Bắc Triều Tiên, diễn tập khả năng ứng phó với t́nh huống bất ngờ có thể xẩy ra, chừng đó quân đội Trung Quốc sẽ kéo vào đóng quân bên trong lănh thổ Triều Tiên nếu cần.
Gần đây Kim Jong Un c̣n ra lệnh cho quân đội phải sẵn sàng tác chiến và B́nh Nhưỡng đă từng báo động giả, tập cho quần chúng chuẩn bị chiến tranh. Nhưng thực tế người ta có thể tin chắc rằng sẽ không có chạm súng v́ một mặt Hoa Kỳ c̣n phải dè chừng Trung Quốc, mặt khác Kim Jong Un không dại khờ thiêu thân đưa cả nước vào máu lửa của vũ khí hạt nhân. Cho nên tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, ông Ban Ki-Moon, tin rằng hiệp ước đ́nh chiến 60 tuổi vẫn c̣n “quan trọng.”
Những lời đe dọa thách thức của Kim Jong Un chỉ là sự múa may quay cuồng theo lệnh của Bắc Kinh. Sự múa may đó rất có lợi cho B́nh Nhưỡng v́ được các quốc gia trên thế giới công nhận, với sự nghi ngờ hay tin thật, là một cường quốc có vũ khí hạt nhân. Có thật hay không? Và có được bao nhiêu đầu đạn? Điều đó không quan trọng. Vấn đề là Triều Tiên đă tuyên bố được rằng quốc gia chúng tôi là một cường quốc hạt nhân. Canh bạc táo bạo Kim Jong Un chơi với Mỹ sinh lợi là ở chỗ đó. Về phần Bắc Kinh cũng đă tạo được một đồng minh non trẻ, một quốc gia vệ tinh sẵn sàng liều lĩnh nghe theo lệnh của quan thầy.
Vơ Long Triều
(Người Việt)