"Việc đệ đơn kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế về các vụ việc đă xảy ra là điều cần thiết và nên làm ngay. Đó là cách tốt nhất để trả lời "ai đúng, ai sai". V́ Trung Quốc luôn luôn t́m cách đổ vấy cho người bị hại, một chiêu bài truyền thống của họ đă và đang được họ khai thác triệt để…" - TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ phân tích.
Tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn tan hoang trên vùng biển của Việt Nam. (Ảnh: TPO)
Bước leo thang nguy hiểm
PV:- Sự việc tàu cá của ngư dân Quảng Ngăi bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin ngày 20/3, được coi là một hành động ngang ngược, vô nhân đạo. Hành động của Trung Quốc bất chấp luật pháp, bất chấp Công ước quốc tế, không coi ai ra ǵ. Tại sao, Trung Quốc lại có thái độ leo thang ngang ngược như vậy, thưa ông?
TS Trần Công Trục:- Rơ ràng đó là một nhận định khá thực tế.
Đối với ngư dân Việt Nam, Trung Quốc đă làm những việc rất phi pháp mà dư luận, báo chí nhiều lần nói đến như: cướp ngư cụ, bắt giam, cướp sản phẩm, bắt nộp tiền phạt,… đó là hành động hiếm thấy trong quan hệ quốc tế, trong một xă hội văn minh.
Hành động dùng vũ lực của Trung Quốc lần này phải chăng có thể được coi là tín hiệu mở màn cho những bước tiến mới, hết sức nguy hiểm, sẽ được Trung Quốc triển khai sau một thời gian xúc tiến những hoạt động mang danh nghĩa “dân sự”, “hành chính”, “chấp pháp”…Đă có không ít những phân tích, đánh giá của nhiều chuyên gia, học giả, các chính khách…..về động thái đáng quan tâm này.
Tất cả đều cho rằng Trung Quốc sẽ không dừng lại, đừng hi vọng vào những tuyên bố ngoại giao của Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tiếp tục hành động mạnh mẽ hơn nữa, nguy hiểm hơn nữa, bất chấp luật pháp và thực tiễn quốc tế. Có thể nói đây cũng chính là hồi c̣i báo động thức tỉnh những ai c̣n mơ hồ, ảo tưởng về “thiện chí” của Trung quốc, hoặc cố t́nh quay lưng lại với sự thật phũ phàng v́ những toan tính riêng tư của ḿnh.
Trong lịch sử đă cho thấy điều đó. Gần đây điều đó càng thể hiện rơ hơn. Nhưng trước hành động ngang ngược, sai trái của Trung Quốc, phản ứng của các nước trong khu vực và quốc tế c̣n rất dè dặt, nếu không muốn nói là quá yếu ớt, theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng”. Tất nhiên, có những lư do khách quan và chủ quan để biện minh cho thực trạng đáng lo ngại này, chí ít là cho đến thời điểm hiện tại!
PV:- Trung Quốc đă xua ngư dân của họ ra làm bia đỡ đạn trên biển Hoa Đông và Biển Đông, họ tổ chức Lực lượng tàu Ngư chính rầm rộ cùng với hàng ngàn tàu cá tiến ra biển để gây ra những sự kiện “nóng” nói trên. Ông đánh giá thế nào về chiến lược của Trung Quốc?
TS Trần Công Trục: - Tất cả hành động của Trung Quốc đều nằm trong một kịch bản, chủ trương, chiến lược nhất quán, rằng: quyết tâm xây dựng một quốc gia biển hùng mạnh, trước khi trở thành một siêu cường quốc tế mà họ đă ấp ủ từ lâu.
Muốn vậy, việc đầu tiên là họ phải t́m cách khai thông con đường ra đại dương, và con đường thuận lợi nhất chính là biển Đông, một khu vực có giá trị hết sức to lớn không những về an ninh quốc pḥng mà c̣n cả về kinh tế, tài nguyên môi trường, giao thông hàng hải… mang tầm vóc quốc tế.
Để khai thông con đường này, Trung Quốc đă tính toán áp dụng nhiều biện pháp, triển khai trên nhiều mặt trận, từ sử dụng lực lượng quân sự để xâm chiếm lănh thổ, kết hợp với mặt trận ngoại giao, tuyên truyền, giáo dục... để đưa ra các yêu sách đầy tham vọng, hết sức phi lư, rồi t́m mọi cách hợp thức hóa và giành lấy sự công nhận chúng trên thực tế...
Trước khi tiến hành bất kỳ một hành động nào, Trung Quốc đều có những động thái thăm ḍ phản ứng của các nước trong khu vực và quốc tế, dọn dẹp dư luận trong và ngoài nước, tạo ra cơ hội và tận dụng cơ hội thuận lợi để hành động. Lần này, việc họ đă sử dụng đến vũ lực cũng không nằm ngoài những tính toán đó: Sau những tranh chấp mà họ đă gây ra trên biển Đông, rồi khu vực biển Hoa Đông, đă làm cho dư luận hết sức lo ngại và đă từng đưa ra những nhận định khác nhau…
Tuy vậy, người ta đă không sai lầm khi khẳng định rằng: “Biển Đông là nhân tố trung tâm của Ḥa b́nh, An ninh của khu vực châu Á-Thái B́nh Dương”, bởi v́, cũng theo đánh giá của hầu hết nhưng thành viên tham gia Hội thảo mang chủ đề này, đều cho rằng trong Biển Đông đang có bom nổ chậm, Trung quốc chính là người đă chôn cất quả bom nổ chậm đó!
Sách lược biến không thành có của Trung Quốc
PV:- Mới đây nhất, họ đă thành lập nâng Viện Hải Dương quốc gia trở thành một cơ quan quản lư biển cấp Bộ để thống nhất quản lư, chỉ đạo tất cả các lực lượng chấp pháp trên biển...theo ông, việc này có liên quan ǵ đến sự kiện họ nổ súng vào tàu cá ngư dân Việt Nam ngày 20/3 vừa qua không? Và hành động này liệu có trái với tính chất chấp pháp theo đúng nghĩa của nó?
TS Trần Công Trục:- Họ tập trung tất cả lực lượng hải giám, kiểm ngư, chấp pháp, tuần hải... vào một cơ quan quản lư nhà nước, xét về mặt h́nh thức tổ chức nhà nước th́ hoàn toàn hợp lư. Nhưng xem xét những hoạt động của chúng trong thời gian qua trong biển Đông, và cả biển Hoa Đông nữa, th́ rơ ràng thực chất chúng là lực lượng quân sự trá h́nh.
Dân sự hóa tất cả các lực lượng quân sự, chính là để che giấu những hành động phi pháp của họ mà mục tiêu trước mắt là tạo ra những tranh chấp để chí ít là buộc các bên liên quan mặc nhiên công nhận yêu sách phi lư của họ trên biển. Rồi từ đó, từng bước thực hiện sách lược biến không thành có, biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, nếu có tranh chấp th́ “gác tranh chấp cùng khai thác” trên hầu như toàn bộ biển Đông!
PV: - Nghĩa là, âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là v́ mục đích kinh tế, thưa ông?
TS Trần Công Trục: - Tôi cho rằng, trong t́nh h́nh hiện nay, Trung Quốc tập trung vào vấn đề kinh tế. V́ đó là nhu cầu hêt sức cấp thiết của nền kinh tế đang tăng trưởng “phi nước dại” của Trung quốc và đó cũng là mục tiêu tranh chấp trên biển giữa nhiều quốc gia ven biển…
Đấu tranh trên nhiều mặt trận
PV:- Trước hành động quyết liệt, mạnh mẽ của Philippines, Việt Nam nên phản ứng như thế nào trước hành động leo thang ngang ngược của Trung Quốc? Ông kỳ vọng ǵ vào cách xử lư của Việt Nam?
TS Trần Công Trục:- Nếu so sánh th́ mỗi nước có một điều kiện xă hội, kinh tế, chính trị, quan hệ khác nhau. Không thể lấy phương sách của nước này áp đặt cho nước kia được. Điều quan trọng là chúng ta cần nghiêm túc nghiên cứu xem xét cụ thể để có thể vận dụng cho thích hợp và có hiệu quả.
Trước mắt, chúng ta nên thể hiện rơ ràng, minh bạch quan điểm của ḿnh trước những thực trạng đang diễn ra có liên quan đến chủ quyền và lợi ích chính đáng của ḿnh để thế giới hiểu rơ chân lư của ḿnh. Có như vậy mới tạo ra được sự đồng thuận, đoàn kết thống nhất trong và ngoài nước; đó chính là sức mạnh của chúng ta trong cuộc đấu tranh phức tạp này. Đồng thời, chúng ta phải khai thác phát huy thế mạnh của chúng ta: đó là thế mạnh pháp lư.
Và việc đệ đơn kiện lên các cơ quan tài phán quốc tế về các vụ việc đă xảy ra có liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982, là điều cần thiết và nên làm ngay. Theo tôi, chúng ta nên ủng hộ và học tập cách làm của Philippines trong vụ kiện Trung Quốc ra Ṭa trọng tài quốc tế về luật biển của LHQ.
Đó là một trong những cách tốt nhất để có thể giúp chúng ta trả lời trước dư luận câu hỏi "Ai đúng, ai sai" một cách rơ ràng, khách quan nhất. Nếu không th́ có thể dư luận sẽ hiểu sai bản chất của vụ kiện do Trung Quốc luôn luôn t́m cách đổ vấy cho người bị hại, một chiêu bài truyền thống của họ đă và đang được họ khai thác triệt để…
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Vũ (thực hiện)
(Phụ nữ today)