03-31-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Nga quan tâm, Trung Quốc "tảng lờ" bán đảo Triều Tiên?
Nga hôm 29/3 đă lên tiếng cảnh báo về những hành động đáp trả đầy hiếu chiến trước những lời đe dọa ngày một mạnh bạo của Triều Tiên gần đây. Theo Moscow, những đ̣n đáp trả kiểu “dương oai diễu vơ’ đó có thể biến t́nh h́nh căng thẳng leo thang thành bạo lực.

Máy bay ném bom tàng h́nh tối tân B-2 của Mỹ
"Chúng tôi cực kỳ quan ngại trước việc, song song với phản ứng thích hợp từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và hành động tập thể của cộng đồng quốc c̣n có những hành động đơn phương khác xung quanh Triều Tiên. Những hành động đó ngày một liên quan nhiều đến hoạt động quân sự”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đă nói như vậy với các phóng viên sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Ukraine Leonid Kozhara ngày hôm qua.
Ông Lavrov kêu gọi tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay hăy kiềm chế, không nên đưa ra thêm những hành động phô trương sức mạnh nữa.
Mặc dù Ngoại trưởng Nga không chỉ đích danh đến bất kỳ nước nào nhưng rơ ràng, những lời phát biểu trên của ông ám chỉ đến căng thẳng đang bùng phát dữ dội giữa B́nh Nhưỡng và Washington sau cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn ở sát khu vực biên giới liên Triều. Trong bối cảnh căng thẳng này, Mỹ đă có một hành động “gây giật ḿnh” khi cho triển khai những chiếc máy bay ném bom tàng h́nh tối tân B-2 đến bán đảo Triều Tiên.
Hai chiếc máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ đă cất cánh từ Căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missouri của Mỹ và bay tới bán đảo Triều Tiên để thực hiện một cuộc tập trận bắn đạn thật. Động thái này được các nhà phân tích đánh giá là bất thường v́ hai lư do. Thứ nhất, máy bay ném bom tàng h́nh B-2 vốn là vũ khí tối mật của Mỹ và nước này hầu như không tiết lộ thông tin về vị trí của những chiếc máy bay B-2. Thứ hai, chi phí cho việc thực hiện một chuyến bay của B-2 rất “khủng” nên nếu không thực sự cực kỳ cần thiết, Mỹ không bao giờ “tung” B-2 ra.
Việc triển khai một trong những thứ vũ khí đáng sợ hàng đầu của Mỹ như máy bay ném bom B-2 đến gần Triều Tiên rơ ràng là lời cảnh báo sắc lạnh gửi đến Triều Tiên. Tuy nhiên, người ta đang lo lắng tự hỏi, liệu hành động “dương oai diễu vơ” bằng B-2 vừa rồi có phải là dấu hiệu cho thấy Mỹ đă sẵn sàng trừng phạt Triều Tiên bằng hành động quân sự.
Có lẽ, chưa bao giờ trong nhiều năm trở lại đây, cộng đồng quốc tế lại quan ngại về t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên như thời điểm này. Bản thân một quan chức hàng đầu NATO cũng thừa nhận, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ và Triều Tiên là khó tránh khỏi. Viễn cảnh chiến tranh Mỹ-Triều cận kề khi các bên liên quan trên bán đảo Triều Tiên đang “tung” ra những hành động quân sự đầy bất cẩn. Một bên là Mỹ, Hàn tập trận rầm rộ và triển khai cả những vũ khí đáng sợ hàng đầu. Bên kia là Triều Tiên cũng không vừa khi nước này đă ra lệnh cho các đơn vị tên lửa vào vị trí sẵn sàng chiến đấu, nhắm bắn vào các mục tiêu của Mỹ và Hàn Quốc.
Trung Quốc tránh xa khủng hoảng Mỹ-Triều
Trong khi Nga bày tỏ quan ngại về những động thái dương oai diễu vơ trên bán đảo Triều Tiên th́ Trung Quốc – nước được xem là đồng minh lớn nhất của B́nh Nhưỡng, dường như đang cố t́m cách đưa ḿnh tránh xa cuộc khủng hoảng này.
Bắc Kinh hôm qua đă thể hiện rơ lập trường “không can thiệp” đối với t́nh h́nh căng thẳng đang bùng lên trên bán đảo Triều Tiên. Theo Bắc Kinh, nước này sẽ không can thiệp trực tiếp để kiềm chế B́nh Nhưỡng.
"Ḥa b́nh và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên cũng như khu vực Đông Bắc Á sẽ đem lại lợi ích chung và cũng đ̣i hỏi những nỗ lực chung của tất cả các bên. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng nỗ lực để làm đảo chiều t́nh h́nh căng thẳng hiện nay”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đă phát biểu như vậy tại cuộc họp báo diễn ra ngày hôm qua.
Phát biểu ngắn gói gọn trong vài câu trên của ông Hồng Lỗi đă cho thấy lập trường thận trọng của Trung Quốc đối với t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên hiện nay.
Trung Quốc vốn là đồng minh thân thiết nhất và cũng là nhà tài trợ lớn nhất của Triều Tiên. Người ta tin rằng, Bắc Kinh là nước có ảnh hưởng nhiều nhất và cũng duy nhất đến Triều Tiên. Theo lẽ thường, Trung Quốc sẽ phải là nước can thiệp tích cực nhất và trực tiếp vào t́nh h́nh bán đảo Triều Tiên bởi ngoài quan hệ đồng minh với B́nh Nhưỡng, t́nh h́nh ở Triều Tiên cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến Bắc Kinh. Vậy v́ sao phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay lại khác thường như vậy?
Nhiều người cho rằng, sở dĩ Bắc Kinh phản ứng thờ ơ với vấn đề Triều Tiên như vậy là do bản thân Bắc Kinh cũng đang bực ḿnh với cách hành xử của nước đồng minh thân thiết cũng là láng giềng sát nách của họ.
Trung Quốc rơ ràng đă cảm thấy mất mặt khi chỉ trong thời gian ngắn vài ba tháng, họ đă bị B́nh Nhưỡng liên tiếp “dội những gáo nước lạnh”. Triều Tiên đă cố t́nh phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 12 năm ngoái và thử hạt nhân hồi tháng 2 vừa rồi bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Bắc Kinh.
Có vẻ như Bắc Kinh đang mất dần sự kiên nhẫn với B́nh Nhưỡng nên nước này đă để mặc cho các cường quốc trừng phạt đồng minh của họ. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn theo dơi chặt chẽ t́nh h́nh trên bán đảo Triều Tiên để không cho nó “vượt ra khỏi tầm kiểm soát”.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
|
|
|