Nói tiếng Việt như người Việt, hát cải lương điệu nghệ như người Nam Bộ và coi miền Tây là quê hương thứ hai. Đó là Bernard - chàng trai người Đức, sống ở Pháp. Anh khiến công chúng yêu nghệ thuật cải lương ngạc nhiên và thán phục
Bernard hát ca cổ trong chương tŕnh Gala Ngày trở về của VTV3 Tết 2013 vừa qua. (Ảnh cắt ra từ clip chương tŕnh)
Mỗi lần đến Việt Nam, Bernard không quên quay lại miền Tây sông nước để tề tựu với bạn hữu đờn ca tài tử. Chính những lúc ấy, anh cảm thấy ḿnh hạnh phúc, được hát bằng tất cả t́nh yêu, sự đam mê như một người con của vùng đất Nam Bộ.
“Mặc dù không mang ḍng máu Việt nhưng cải lương đă ngấm vào máu thịt tôi lúc nào không biết. Mỗi khi cất lên giọng hát, h́nh ảnh Việt Nam lại hiện lên trong tôi thân thương, gần gũi vô cùng” - Bernard bộc bạch.
Khóc khi xem Đời cô Lựu
Trong kư ức của Bernard vẫn không bao giờ quên được cái đêm 4-3-1984 khi được xem vở Đời cô Lựu do Đoàn Cải lương Trần Hữu Trang sang Pháp lưu diễn. Lúc đó Bernard mới 22 tuổi, chưa biết ǵ nhiều về tiếng Việt, lại không mê cải lương nhưng v́ sợ ở nhà một ḿnh nên phải miễn cưỡng theo bố mẹ đi xem. Thế nhưng, không ngờ chính đêm đó đă mang cải lương đến với anh như một “duyên phận”.
Khi cánh màn nhung kéo ra, cảnh tượng làng quê Việt Nam hiện lên gần gũi, chân thật lạ lùng. Chính lúc đó, kư ức tuổi thơ của những ngày sống ở Việt Nam ùa về trong anh với h́nh ảnh quê hương thanh b́nh và những con người b́nh dị, chân chất, thật thà. Khi tiếng đàn buồn buồn dạo lên, những câu hát mượt mà vang lên cùng câu chuyện đầy cảm động th́ Bernard không cầm được nước mắt.
“Lúc đó, nghệ sĩ Bạch Tuyết đóng vai cô Lựu, c̣n nghệ sĩ Diệp Lang đóng vai ông hội đồng ác độc. Cái cảnh cô Lựu bị ông hội đồng mắng nhiếc v́ tội tơ tưởng tới t́nh xưa sao mà tội nghiệp quá! Dù không biết bài bản ǵ, cũng không rành tiếng Việt lắm nhưng tôi xúc động v́ lời ca, v́ diễn xuất của các nghệ sĩ” - anh nhớ lại.
Và cũng chính từ sự “vô t́nh” xem được vở cải lương Đời cô Lựu mà ngày hôm sau, như một sự khát khao trỗi dậy từ trong tiềm thức, Bernard liền chạy ra những tiệm băng ở quận 5 - Paris để mua cho bằng được những băng đĩa cải lương về nghiền ngẫm. Anh nghe nhiều đến nỗi hầu như thuộc tên và nhận giọng tất cả những nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu cải lương thời ấy, như Thanh Sang, Hùng Cường, Hữu Phước, Dũng Thanh Lâm… Từ chỗ nghe hát, ghiền, anh tập tành hát theo từng câu ca, lời hát. Mỗi khi nghe tin có đoàn cải lương sang biểu diễn phục vụ bà con kiều bào là Bernard lại lân la t́m tới xin phụ việc hậu đài, dựng cảnh, lái xe để làm quen với các nghệ sĩ, tập nói tiếng Việt và tập hát cải lương.
Cải lương ngấm vào máu thịt
Nói tiếng Việt đă khó, hát cải lương bằng tiếng Việt không hề đơn giản với một người đă rời xa Việt Nam từ khi mới 8 tuổi. Nhưng những khó khăn ban đầu không ngăn cản được niềm đam mê của anh dành cho cải lương. Bernard phải tập từng ngày, từng giờ, bất cứ khi nào rảnh là bật băng đĩa ghi âm, mang những cuốn sách in lời ca ra tập hát. Tập từ chỗ ngân, luyến láy cho tới cách lên câu vọng cổ.
Cứ như vậy, mỗi ngày một ít. Giờ đây, không chỉ gần như biết hết các bài bản, các điệu của ca tài tử, cải lương mà những câu vọng cổ dường như đă trở thành câu hát cửa miệng của anh. “Tôi có thể hát bất cứ lúc nào. Vui cũng hát, buồn cũng hát. Lúc lái xe cũng hát, lúc nằm ở nhà cũng hát. Ngày nào không hát là thấy trong người khó chịu như thiếu thiếu cái ǵ đó” - anh chia sẻ.
Đặc biệt hơn, Bernard tự hào giới thiệu ḿnh với bạn bè bằng cái tên Việt Nam là Dũng Thanh Phước bởi anh mê 3 nam nghệ sĩ cải lương tài danh là Dũng Thanh Lâm, Thanh Bạch (tuồng cổ) và Hữu Phước.
Người ta nói rằng con người thường có nhiều mối duyên nợ với đời, riêng với Bernard, miền Tây Việt Nam và cải lương chính là duyên nợ của anh. Tưởng chừng từ ngày ra đi sẽ không c̣n trở lại nhưng có một cái ǵ đó đă thôi thúc khiến anh quay trở về sau 20 năm xa cách. Bernard c̣n nhớ như in lần đầu tiên về Việt Nam: “Đó là tháng 3-1995. Ngồi trên máy bay lúc gần hạ cánh, tôi đă bật khóc khi nh́n thấy quê hương Việt Nam.
Chuyến trở về đó đă giúp tôi đến gần với Việt Nam, với cải lương hơn”. Để rồi từ đó, hầu như năm nào anh cũng thu xếp công việc để về Việt Nam ít nhất 1 - 2 lần, t́m đến miền Tây sông nước học cho tṛn những bản đờn ca tài tử. Mặc dù cũng chừng ấy dự định nhưng mỗi chuyến trở về, Bernard lại mang trong ḿnh nhiều cảm xúc khác nhau.
Bằng t́nh yêu, đam mê bộ môn nghệ thuật truyền thống đờn ca tài tử, cải lương, chàng trai người Đức, sinh sống tại Pháp này đă giúp văn hóa Việt vượt ra khỏi rào cản ngôn ngữ để đến với bạn bè khắp nơi.
Dạy con hát cải lương
Trumpfehler Bernard sinh năm 1962 tại Sài G̣n. Cha là một kỹ sư người Đức, mẹ là người Ấn Độ. Năm 1970, Bernard về Đức khi mới 8 tuổi, đến năm 1976, chuyển sang Pháp sinh sống. Bernard cưới vợ là người Bồ Đào Nha, có 3 con. Hiện anh làm quản lư xuất nhập hàng cho một hăng hàng không Đức.
Bernard tâm sự rằng mặc dù các con sinh ra ở Đức nhưng anh không quên dạy chúng học tiếng Việt. Và mỗi khi nghe anh hát cải lương, cô con gái cũng đă bắt đầu tập nghe và hát như ba ḿnh. Bernard chia sẻ: “Tôi muốn con ḿnh nói tiếng Việt, thậm chí c̣n khuyến khích chúng nghe cải lương để biết thêm về một nét văn hóa độc đáo”.
Nguồn: Minh Nga/NLĐ