Ngày 15/4, ṭa án tối cao Mỹ đă bắt đầu phiên xét xử để trả lời cho câu hỏi liệu gen người có thể được cấp bằng sáng chế hay không. Câu trả lời cuối cùng của ṭa án này được cho là sẽ định h́nh lại hoạt động nghiên cứu y khoa của Mỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc chiến chống lại các căn bệnh như ung thư vú và ung thư tử cung cũng như ngành kinh doanh y khoa và công nghệ sinh học trị giá nhiều tỉ USD của nước này.
Vụ việc nói trên có liên quan đến yêu cầu được cấp 7 giấy phép độc quyền đối với các xét nghiệm về gen BRCA1 và BRCA2 của Công ty Di truyền học Myriad.
 |
H́nh minh họa |
“Quyết định của ṭa án sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với các bằng sáng chế khác như những sản phẩm thuốc kháng sinh, vắc-xin, hooc môn, tế bào gốc và các chẩn đoán về các loại vi khuẩn truyền nhiễm được phát hiện trong tự nhiên” – ông Robert Cook-Deegan – giám đốc bộ môn luật và các chính sách về gen tại Đại học Duke University trong một tuyên bố cho hay.
Theo phát hiện của Myriad, những phụ nữ có đột biến về gen BRCA sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn từ 3 đến 7 lần so với người khác cũng như có nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung cao hơn. Những người đàn ông mang đột biến trên gen BRCA cũng có nguy cơ mắc bệnh về tuyến tiền liệt, tuyến tụy và các loại ung thư khác cao hơn. Các đột biến này thường gặp ở những người gốc Do Thái ở khu vực Đông Âu.
Theo công ty Myriad Genetics, họ đă đầu tư 500 triệu USD vào nghiên cứu về gen BRCA1 và BRCA2. Công ty này cho rằng, họ cần phải được cấp bằng sáng chế đối với các phát hiện của ḿnh để thu hồi lại khoản tiền đă đầu tư.
Công ty này cho hay, nếu không thể thu hồi các khoản đầu tư th́ cũng sẽ không có các phát hiện khoa học mang tính đột phá cần thiết để chống lại các loại bệnh tật.
“Có vô số các công ty và nhà đầu tư đang mạo hiểm hàng tỉ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển các tiến bộ khoa học v́ lời hứa sẽ được bảo vệ bằng sáng chế một cách mạnh mẽ” – ông Peter D. Meldrum – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Myriad Genetics trong một tuyên bố nói.
Tuy nhiên, các đối thủ của công ty này lập luận rằng việc cho phép các công ty như Myriad được cấp bằng sáng chế về các gen hay một số phần của gen người sẽ làm chậm lại hoặc thậm chí là làm tê liệt các nghiên cứu y khoa, ví dụ như các nghiên cứu nhằm t́m ra các biện pháp chống lại căn bệnh ung thư vú.
“Điều này có nghĩa là sẽ không có nghiên cứu hay bác sỹ nào có thể phát triển các thử nghiệm kiểm tra, điều trị hay tiến hành thêm các nghiên cứu về các gen này” – ông Karuna Jagger – giám đốc tổ chức Hành động ung thư vú nói.
Ṭa án tối cao cho hay, các khái niệm trừu tượng, các hiện tượng kỳ lạ trong tự nhiên và các quy luật tự nhiên không thể được cấp bằng sáng chế. Bằng sáng chế chính là cơ sở để các nhà phát minh có quyền ngăn cản người khác chế tạo, sử dụng hay bán một thiết bị, quy tŕnh hay ứng dụng mới. Văn pḥng Thương hiệu và bằng sáng chế Mỹ là trường hợp đầu tiên được cấp bằng độc quyền về gen người gần 30 năm trước.
Liên minh quyền tự do công dân Mỹ (ACLU) đă nộp đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực các giấy phép độc quyền của Myriad với lập luận rằng gen người không thể cấp bằng sáng chế và lập luận này đă được một ṭa án tại New York chấp thuận vào năm 2010.
Theo phán quyết của cấp ṭa này, các ADN nhân tạo có thể được cấp bằng sáng chế nhưng các ADN riêng biệt chưa được sửa đổi sẽ không đủ điều kiện để cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, ṭa án phúc thẩm liên bang sau đó đă 2 lần ra phán quyết nói rằng các gen có thể được cấp bằng sáng chế. Theo lập luận của ṭa này, v́ ADN đă được Myriad phát hiện ra có một “cấu trúc hóa học khác biệt” so với các ADN trong cơ thể.
Vụ kiện này đang được dư luận theo dơi chặt chẽ v́ nhiều công ty cũng đă nộp đơn đề nghị xem xét cấp bằng sáng chế cho 20% gen người. Phán quyết về vụ việc dự kiến được đưa ra vào cuối tháng 6 tới đây.
Minh Ngọc (theo báo nước ngoài)
.