"Cấm vứt rác ra đường. Bắt được phạt 500.000 đồng”, “Thông báo. Cấm để rác ra đường. Phạt 150.000 thưởng cho ai người bắt được”…, là những tờ giấy, tờ b́a dán nhan nhản tại nhiều ngơ xóm ngay giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội từ lâu.
Tuy nhiên, bất chấp những lời cảnh báo này và nhiều quy định luật pháp khác, việc đổ rác thải tại nhiều nơi vẫn ngang nhiên xảy ra.
Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đă thông báo về việc soạn thảo nghị định xử phạt các hành vi về thu gom, đổ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định nhằm thay thế Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ.
Theo đó, sẽ xử phạt từ 500 ngh́n - 1 triệu đồng đối với người có hành vi vứt rác thải trên đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước đô thị hay doanh nghiệp xả chất thải nguy hiểm có thể bị phạt tối đa 2 tỉ đồng. Nghị định mới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2013.
Tuy nhiên để quy chế xử phạt mang tính quốc gia thực sự có hiệu lực và hiệu quả, các cơ quan chức năng cần phải xem xét lại thực trạng xả rác ở nhiều địa phương và thực tế công tác phạt và xử phạt có khả thi hay không.
Vấn đề ở đây không phải là số tiền phạt tăng cao tới bao nhiêu mà là cách thức phạt và xử phạt thế nào cho thực sự hiệu quả, bởi t́nh trạng người dân đổ rác không đúng nơi quy định và bất kể thời gian, khiến cho việc giám sát để nhắc nhở và bắt phạt của các cấp chính quyền địa phương lẫn tổ dân cư trở lên lạc lơng.
Biển cấm th́ cứ cấm, rác th́ cứ đổ. (Ảnh chụp tại ngơ 105 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội chiều 15.4). Ảnh: T.B
Biển cấm… làm cảnh
Mặc dù nhiều nơi các chính quyền địa phương và người dân có treo những biển “cấm đổ rác” và quy định cả mức phạt cụ thể, tuy nhiên, người dân vẫn thản nhiên vi phạm mà chẳng hề lo ngại ǵ. Phải chăng các biển cấm chỉ là “vật làm cảnh” và luật lệ cũng “chỉ là v́”?
Trao đổi với anh Nguyễn Văn Chung, tổ trưởng tổ dân phố, tổ 50 (Dịch Vọng - Cầu Giấy) được biết:
“Việc dựng các biển cấm th́ là do người dân tự làm để nhắc nhở nhau tránh gom rác, đánh thành đống lớn gây ô nhiễm và mất mỹ quan khu phố. Nhiều lần không bắt được “thủ phạm” người dân kéo nhau ra nhà văn hóa căi cọ, gây mất đoàn kết nội bộ”.
Theo anh Chung th́ hiện nay ở các địa phương nhất là trong các thôn xóm, ngơ phố th́ có rất ít các thùng rác, thậm chí có nơi c̣n không có cái nào, người dân phải phụ thuộc vào giờ công nhân vệ sinh môi trường đến thu gom rác, do vậy:
“Các cơ quan chức năng và đơn vị quản lư vệ sinh môi trường bao thầu ở khu vực cần hợp tác chặc chẽ với địa phương để nắm rơ t́nh h́nh khu vực, dân cư để bố trí lực lượng công nhân môi trường và lượng xe rác cho đủ và hợp lư.
Ở địa bàn nào dân cư tập trung đông đúc th́ cần nhiều xe rác, trong các ngơ xóm nên có thùng rác, biển báo toàn dân v́ môi trường xanh sạch đẹp, có văn bản hướng dẫn, chỉ dẫn, ghi rơ vi phạm ra làm sao quan trọng hơn là có xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền để người dân nắm rơ”.
Cũng có chung quan điểm với anh Chung, anh Thiện tổ trưởng tổ dân phố, tổ 58 Cốm Ṿng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng cần có nhiều thùng rác hơn trong các khu dân cư đông đúc, đặt ở những nơi thoáng và rộng, không cản trở đi lại của người dân, tiện cho những gia đ́nh đi làm, đi học tranh thủ vứt rác. Nhiều khu vực tái định cư, lượng rác thải th́ lớn trong khi số lượng thùng rác lại ít, nên người dân thường để rác ra ngoài chờ xe rác đến.
Nguyễn Huyền, sinh viên trường ĐH Thương mại, tỏ ra khá bức xúc khi sống ở một nơi đô thị văn hóa như thế này: “Nhiều khi đi học, có rác cần bỏ đi nhưng t́m măi không thấy thùng rác, nhiều lần tôi phải mang theo túi rác đến tận trường để vứt vào vào thùng rác trong trường”.
Đổ rác bừa băi: Ai gác? Ai phạt? Ai trả tiền?
Dù dựng biển cấm đổ rác và phạt tiền, song nhiều địa phương vẫn không thể thực hiện triệt để việc xử phạt những hành vi vi phạm đổ rác thải không đúng nơi quy định.
Theo anh Hiệp ở phố Pháo Đài Láng (Đống Đa, Hà Nội) th́ việc vứt, đổ rác thải sinh hoạt trên đường phố là vấn đề “như cơm bữa” ở khu vực này, ngày nào người dân cũng mang rác thải ra ngoài đường chất đống trông rất mất vệ sinh. Có chỗ c̣n có biển, bảng cấm nhưng người dân vẫn ngang nhiên vứt, đổ như không có điều ǵ xảy ra, mà cũng chẳng thấy ai bắt.
Một người có hơn hai chục năm làm công nhân vệ sinh môi trường như anh Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự:
“Cứ 10 người th́ có 6 người có ư thức c̣n 4 người thiếu ư thức trong việc để rác sinh hoạt hàng ngày, thậm chí ngay cả những nơi có biển cấm đổ rác của UBND phường, ghi rơ ai vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định, nhưng ở đó vẫn có những đống rác to lù lù mà không ai xử phạt. Chúng tôi đi làm th́ chỉ có trách nhiệm nhắc nhở, vận động người dân không nên vứt bậy”.
Trao đổi với anh Nguyễn Văn Chung, tổ trưởng tổ dân phố, tổ 50 (Dịch Vọng - Cầu Giấy) về vấn đề này được biết: “Hiện nay phường chưa có chế tài xử phạt rơ ràng nên rất khó cho việc bắt và phạt các đối tượng có hành vi đổ rác không đúng nới quy định.
Mấy lần bắt được chỉ có lập biên bản, nhắc nhở rồi người dân van xin lần đầu nên lại thôi không phạt. Do vậy, cấp trên nên có chế tài xử phạt quy định rơ ràng mức phạt bao nhiêu, cơ quan thẩm quyền nào ban hành chế tài xử phạt để địa phương căn cứ vào đấy để xử phạt, làm đúng luật tránh người dân xin xỏ”.
Bên cạnh đó, việc đổ rác thải trộm của các đơn vị xây dựng như đất đá, vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố thường diễn ra vào ban đêm và không thường xuyên tại nhiều địa điểm nên rất khó xác định, bắt được để xử phạt.
Thậm chí, ngay chính một số công nhân vệ sinh môi trường cũng chưa làm đúng trách nhiệm của ḿnh khi gom rác thành đống nhưng không xử lư ngay mà chất đống ở nhiều tuyến phố, lối ngơ nhà người dân.
Thiết nghĩ, để siết chặt hành vi đổ rác thải sai quy định, vấn đề không chỉ dừng lại ở mức tiền phạt là bao nhiêu hay thậm chí là bị truy tố pháp luật mà cái chính là cần phải có biện pháp quản lư hiệu quả, thực tế, tránh t́nh trạng “biển cấm cứ dựng lên, rác thải cứ đổ xuống” tái diễn thường niên.
TM