Tờ “Giải phóng quân” Trung Quốc vừa có bài viết phỏng vấn Lý Hàng Hàng, kỹ sư cấp cao Viện nghiên cứu trang bị không quân Trung Quốc về liên quan đến máy bay ném bom tàng hình. Sau đây là nội dung chính do tác giả đánh giá, phân tích: Vào tháng trước, Bộ tư lệnh Không quân Nga đã phê chuẩn phương án máy bay ném bom chiến lược thế hệ thứ năm, xác định bản dự thảo thiết kế tàng hình dưới tốc độ âm thành kiểu có cánh bay, đồng thời đầu năm 2014 đệ trình ngân sách nghiên cứu khoa học, năm 2020 sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt.
Trước đây, phía Nga nhiều lần tiết lộ máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới sẽ có khả năng xâm nhập tốc độ siêu âm, tại sao cuối cùng lại chọn bố cục thiết kế tàng hình dưới tốc độ âm thanh kiểu có cánh bay? Bài báo đặt câu hỏi như vậy.
Theo Lý Hàng Hàng, những yêu cầu của Nga về máy bay ném bom chiến lược tương lai gồm: tầm xa, lượng tải đạn lớn và đa năng. Lần này chủ yếu có 3 phương án tham gia tranh thầu máy bay ném bom chiến lược thế hệ thứ năm của quân Nga: Một là phương án bố cục tàng hình cánh bay của Cục thiết kế Tupolev, hai là phương án tốc độ siêu âm cánh cụp cánh xòe “máy bay ném bom-90” của Cục thiết kế Sukhoi, ba là phương án “máy bay ném bom siêu thanh” của Cục thiết kế Mikoyan.
Trong đó, phương án bố cục tàng hình cánh bay có ưu điểm lớn nhất là tính năng tàng hình tốt; phương án tốc độ siêu âm - cánh cụp cánh xòe có ưu điểm lớn nhất là có thể giải quyết mâu thuẫn giữa lực nâng cao khi máy bay bay thấp và cần giảm lực cản khi có tốc độ siêu âm, điểm yếu là thiết kế kết cấu máy bay phức tạp, trọng lượng tăng khá nhiều; phương án siêu thanh có khả năng sống sót tương đối cao, điểm yếu là yêu cầu cao về vật liệu kết cấu, thiết kế động cơ máy bay có độ khó rất lớn.
|
Máy bay ném bom chiến lược tương lai Nga (tưởng tượng)
|
Về lý do Nga lựa chọn thiết kế tốc độ dưới âm thanh, chuyên gia Trung Quốc cho rằng, phân tích sự phát triển công nghệ hàng không Nga hiện nay, muốn thực hiện bay siêu thanh có người lái, không chỉ phải đối mặt với những khó khăn như công nghệ vật liệu, công nghệ quản lý nhiệt, chỉ riêng động cơ ramjet cần cho tốc độ siêu thanh đã khó hoàn thành trong ngắn hạn.
Ngoài ra, sử dụng phương án thiết kế dưới tốc độ âm thanh cũng có lợi hơn cho việc thực hiện các chỉ tiêu kỹ chiến thuật như tầm xa, lượng tải đạn và tính kinh tế khi sử dụng máy bay.
Nhấn mạnh tính tàng hình, tránh điểm yếu
Sở dĩ Nga nhấn mạnh đến tính năng tàng hình là do nhu cầu của Nga đối với máy bay ném bom chiến lược tương lai và kết quả tính toán tổng hợp công nghệ theo khả năng. Nếu máy bay ném bom chiến lược thế hệ thứ năm của Nga vừa không có khả năng tàng hình vừa không có khả năng tuần tra siêu thanh, nó sẽ không khác biệt lắm với máy bay ném bom chiến lược hiện có, ý nghĩa nghiên cứu chế tạo không lớn.
Trong khi đó, khi thực hiện bay siêu thanh, vấn đề nan giải về công nghệ thực tế phải đối mặt sẽ lớn hơn nhiều khi áp dụng công nghệ tàng hình. Vì vậy, Nga tính toán chu đáo, lựa chọn công nghệ tàng hình tương đối hoàn thiện, có thể ứng dụng cho trang bị trong thời gian ngắn để thực hiện nhu cầu tác chiến của máy bay ném bom tương lai.
|
Máy bay ném bom thế hệ mới của Nga áp dụng thiết kế dẹt
|
Nga thực sự có dự trữ công nghệ nhất định về công nghệ tàng hình. So với công nghệ thiết kế siêu thanh, Nga sử dụng công nghệ tàng hình cho máy bay ném bom có thể phải hoàn thiện hơn, dẫu sao Nga có rất nhiều trường hợp thành công trên các phương diện công nghệ như thiết kế tích hợp cánh và thân máy bay, ứng dụng vật liệu tàng hình, nghiên cứu công nghệ sơn phủ tàng hình, cửa nạp động cơ và thiết kế tàng hình cửa xả.
Hiện nay, Nga có thể sử dụng thành quả thiết kế từ máy bay chiến đấu Su-35S, T-50 và PAKFA cho máy bay ném bom thế hệ thứ năm.
Nhưng dựa vào khả năng công nghệ hiện nay của Nga, biện pháp tàng hình áp dụng cho máy bay ném bom tàng hình thế hệ thứ năm của họ có thể tương tự như các nước khác: như bố cục kết cấu kiểu cánh bay, thiết kế kết cấu thể tích hợp, thiết kế khoang vũ khí bên trong, thiết kế cửa nạp động cơ bên trong, công nghệ che chắn miệng phun đuôi động cơ, buồng lái kết cấu kiểu giấu bên trong, ứng dụng bôi sơn hấp thu sóng radar, công nghệ mạ lớp tàng hình nắp buồng lái.
Trên lĩnh vực công nghệ tàng hình thể plasma, trình độ nghiên cứu của Nga đứng hàng đầu thế giới. Công nghệ này sử dụng cho máy bay có thể làm giảm 90% diện tích phản xạ radar của máy bay, rất có thể ứng dụng cho máy bay ném bom thế hệ thứ năm.
|
Nga từ bỏ thiết kế siêu âm cho máy bay ném bom thế hệ mới
|
Nhân tố kinh tế chi phối
Ở mức độ nào đó, máy bay ném bom thế hệ thứ năm Nga là một loại máy bay chiến đấu kiểu “thích ứng kinh tế”.
Tính kinh tế và giá thành nghiên cứu chế tạo của máy bay ném bom là nhân tố quan trọng được Nga cân nhắc. Đối với máy bay ném bom B-2 của Mỹ, đơn giá trên 2 tỷ USD, đơn vị giờ bay hơn 89.000 USD. Chi phí đắt đỏ như vậy chắc chắn là một gánh nặng đối với Nga, nước có nền kinh tế vừa khôi phục.
Hơn nữa, hiện nay máy bay vận tải chiến lược và máy bay ném bom chiến lược của Nga đều đối mặt với khó khăn kinh tế. Có một số phiên bản nghiên cứu như T4 cũng gặp trở ngại lâu dài do vấn đề kinh phí. Cho nên, trong chương trình máy bay ném bom tương lai, cần phải cân nhắc vấn đề giá thành và mang tính kinh tế. Đây cũng là vấn đề phổ biến gặp phải của trang bị công nghệ cao hiện đại.
Rõ ràng, máy bay ném bom chiến lược là một biểu tượng cho sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. Là một nước lớn về quân sự, Nga luôn có nhu cầu đặc biệt đối với máy bay ném bom chiến lược. Nhìn vào tình hình hiện nay, máy bay ném bom chiến lược hiện có của Nga không thể thỏa mãn nhu cầu tác chiến tương lai của họ, về khách quan cần nhanh chóng nghiên cứu chế tạo trang bị.
Lựa chọn phương án này đã thể hiện đầy đủ thái độ thực tế nhất quán của Nga trong phát triển trang bị mới. Đồng thời, cũng đã cho thấy sự hội tụ của trang bị hàng không Nga tương lai và quân Mỹ.
GDVN