Nguyễn Cao Kỳ: Đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước
… Không thể có chuyện chế độ Hà Nội sẽ yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự. Và nếu nó xảy ra, nếu nó xảy ra, tôi nghĩ rằng đó sẽ là dịp tốt để chúng tôi thống nhất đất nước.” Nguyễn Cao Kỳ, 1967.
Ông Nguyễn Cao Kỳ
Mới đây blogger Le Minh Khai vừa nhắc đến một nhân vật lịch sử Việt Nam cận đại, ông Nguyễn Cao Kỳ, tướng không quân VNCH, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương (CTUBHPTU), Phó Tổng thống VNCH, v.v.
Blogger Le Minh Khai nhắc lại quan điểm của ông Nguyễn Cao Kỳ đối với việc Cộng sản Trung Hoa (Trung Cộng, TC) tham chiến tại Việt Nam, cùng với một vài nhận định. Tài liệu trưng dẫn là 3 trang [149-151] trích từ tập tại liệu của Bộ Ngoại giao Úc, gồm 478 trang, tựa đề “South Vietnam – Visitors to Australia – Nguyen Cao Ky” [3014/10/10/4 PART 1](1) hiện lưu trữ tại Thư khố Quốc gia Úc (Australia National Archives).
Theo tài liệu này, ông Nguyễn Cao Kỳ đă trả lời một số câu hỏi trong buổi tiệc trưa do Câu lạc bộ Báo chí Úc tổ chức tại Canberra ngày 19 tháng Giêng 1967.
Sau đây là câu hỏi thứ nhất liên quan đến, phần một là chiến tranh du kích do chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa thực hiện ở Bắc Việt, phần hai là sự đe dọa của Trung Cộng tương quan với sự đoàn kết của dân Việt chống lại hiểm họa đó.
Nguyễn Cao Kỳ: Không thể tiết lộ bí mật quân sự… nhưng đó là một điều tốt; một gợi ư tốt.
Trả lời phần thứ nhất, ông Nguyễn Cao Kỳ cho biết là ông không thể tiết lộ bí mật quân sự, nhưng ông cho đó là một điều tốt; một gợi ư tốt.
Về đe dọa của Trung Cộng đối với Việt Nam, ông Nguyễn Cao Kỳ, CTUBHPTU lúc đó, cho hay là ông không tin rằng Hà Nội có thể yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự hay đưa quân đội Cộng sản vào miền Bắc Việt Nam.
Nguyễn Cao Kỳ: …V́ nếu lănh đạo Hà Nội làm như vậy th́ tôi chắc chắn rằng tất cả người Việt Nam từ Bắc chí Nam sẽ đoàn kết đứng lên tiêu diệt chế độ [cộng sản] và bảo vệ đất nước…
“…Tôi nói “Không”. V́ nếu lănh đạo Hà Nội làm như vậy th́ tôi chắc chắn rằng tất cả người Việt Nam từ Bắc chí Nam sẽ đoàn kết đứng lên tiêu diệt chế độ [cộng sản] và bảo vệ đất nước của chúng tôi. Không thể có chuyện chế độ Hà Nội sẽ yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự. Và nếu nó xảy ra, nếu nó xảy ra, tôi nghĩ rằng đó sẽ là dịp tốt để chúng tôi thống nhất đất nước.”
Tuy nhiên, ông Nguyễn Cao Kỳ cho báo giới Úc biết là tất cả vũ khí đạn dược tịch thu được của cộng sản ở chiến trường miền Nam đều là vũ khí của Trung Cộng tuy chưa khi nào bắt được quân TC. Và theo tin t́nh báo, Ông Kỳ cho biết tiếp, th́ TC chỉ có mặt ở Bắc Việt trong vai tṛ cố vấn hay kỹ thuật sửa đường sắt.
Trước khi có nhận định về những tuyên bố trên đây của ông Nguyễn Cao Khi trả lời báo giới Úc năm 1967, hăy thử t́m đọc lại một số tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Hoa công bố khoảng giữa thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990.
Tương tự như những tài liệu về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Cộng viện trợ Việt Nam chống Pháp(2), một số lớn các tài liệu khác do Đảng CSTH công bố trong cùng thời gian đă được một số học giả nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam dùng để có thể minh hoạ, xác định được những nguyên nhân thúc đẩy, quá tŕnh quyết định, mức độ và hệ quả của việc Trung Cộng tham gia trong chiến tranh Việt Nam. Phần lớn các dữ kiện, số liệu trong bài viết này trích dẫn từ một luận văn của Chen Jian, hiện là giáo sư ban Sử, về quan hệ Mỹ-Trung tại đại học Cornell.(3)
Đến nay lịch sử đă ghi chép rơ là sau hiệp định Geneva 1954, Trung Cộng muốn thấy Việt Nam chia đôi không hạn định.
Trả lời yêu cầu chính thức của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam với Bắc Kinh vào mùa Hè 1958, về “chiến lược cách mạnh miền Nam”, lănh đạo Hoa Đỏ đă viết cho Hà Nội, “Công tác quan trọng nhất, căn bản nhất và khẩn thiết nhất” là “làm thế nào để thúc đẩy cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa, và tái thiết miền Bắc.”
Trong cuộc họp giữa Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng tại Hà Nội năm 1960, Chu Ân lai khuyến cáo Hà Nội nên có biện pháp mềm dẻo với miền Nam bằng quân sự và chính trị. Điều này cho thấy đàn anh phương Bắc của chính quyền Hà Nội không hoan hỉ lắm khi Cộng sản Bắc Việt tự ư bắt đầu chiến tranh vũ trang tại miền Nam (1959-60).
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội là “môi hở răng lạnh” suốt thập niên 1950 đến những năm đầu thập niên 1960 nên Trung Cộng một mặt đă làm ngơ với cuộc “cách mạng ở miền Nam” của Cộng sản Bắc Việt đồng thời, trên mặt chiến lược, chính quyền ở Hoa Lục cũng không muốn đẩy Mỹ phải có mặt một cách tích cực hơn trong vùng Đông Á.
Trong hoàn cảnh đó, Trung Cộng bắt đầu có những viện trợ quân sự quan trọng cho Việt Nam từ 1963.
Từ 1956 đến 1963, theo nguồn tin của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, Trung Cộng đă viện trợ cho Bắc Việt khoảng 320 triệu nhân dân tệ; Súng ống và đạn dựơc đưa sang Việt Nam gồm 270.000 khẩu súng, hơn 10.000 trọng pháo, 200 triệu viên đạn đủ loại, 2,02 triệu đạn trọng pháo, 15.000 bộ điện đàm, 5.000 vô tuyến điện đàm, và hơn 1.000 quân xa, 15 phi cơ, 28 chiến thuyền và 1,18 triệu bộ quân phục dù không trực tiếp có mặt ở chiến trường Việt Nam.
Bắc Kinh quyết định tăng viện cho Việt Nam
Sau báo cáo của phái đoàn Cộng sản (CS) Bắc Việt do Hồ Chí Minh và Nguyễn Chí Thanh dẫn đầu, vào mùa Hè 1962 tại Bắc Kinh, cho hay về việc leo thang chiến tranh ở Miền nam và khả năng Mỹ có thể bỏ bom ở miền Bắc, Trung Cộng cam kết sẽ trang bị thêm cho 230 tiểu đoàn Cộng quân Việt Nam.
Tháng 3, 1963, La Thụy Khanh [Luo Ruiqing] dẫn đầu phái đoàn quân sự TC viếng thăm Hà Nội cho hay sẽ can thiệp nếu Mỹ tấn công Bắc Việt. Tháng 5, 1963, Lưu Thiếu Kỳ [Liu Shaoqi] đă hứa với Hồ Chí Minh tại Hà Nội, nếu cuộc chiến lan rộng v́ chiến tranh giải phóng miền Nam th́ Bắc Việt có thể dựa vào Trung Hoa như một hậu cứ chiến lược. Tháng 6, 1964, Văn Tiến Dũng đi Bắc Kinh và được Mao Trạch Đông [Mao Zedong] hứa “yểm trợ vô điều kiện”, và nói Trung Cộng và Việt Cộng (VC, Cộng sản Việt Nam, hay tên chính thức lúc đó là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa) nên đoàn kết chặt chẽ chống lại kẻ thù chung. Đầu tháng 7, 1964, ba phái đoàn quân sự Lào, TC và VC họp tại Hà Nội về cách điều hợp chiến trường nếu chiến tranh Đông Dương lan rộng. Phái đoàn TC hứa sẽ tăng viện trợ quân sự, và kinh tế cũng như sẽ huấn luyện phi công Việt Nam, và nếu Mỹ tấn công ra Bắc, th́ TC bằng “mọi phương tiện có thể và cần thiết” sẽ yểm trợ Bắc Việt. Lúc này là giai đoạn TC bày tỏ quyết tâm mạnh nhất để ủng hộ cuộc “cách mạng” của Bắc Việt.
Cũng trong giai đoạn này, Vương Gia Tường (Wang Jiaxiang), Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Trung ương, đă trở thành con chốt thí của Mao khi Vương viết bản báo cáo với ban lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Hoa, khuyến cáo không nên để bị hệ lụy, phải đương đầu với Mỹ trong một cuộc chiến tương tự như chiến tranh Triều Tiên. Kết quả, Vương Gia Tường bị phê phán là theo chủ nghĩa đầu hàng, xét lại, bị đày đi Tín Dương, Hà Nam,và chết năm 1974. Tuy nhiên, sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh với cuộc chiến ở Vịêt Nam không phải v́ yêu cầu của lănh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam mà v́ nội t́nh của Trung Cộng và quan hệ không c̣n mặn nồng với Liên bang Sô Viết trong giai đoạn đó.
Khi Sự kiện Vịnh Bắc Việt xảy ra [tháng 8, 1964] th́ Ủy ban Quân sự Trung ương [UBQSTU] của CHNDTH đă ra lệnh cho hai Quân khu Côn Minh và Quảng Châu chuẩn bị tác chiến đối phó với tấn công bất ngờ của Mỹ cũng như đă di chuyển một số đơn vị không quân và hệ thống pḥng không đến vùng biên giới Trung-Việt. Mao triệt để hóa vai tṛ đồng minh chiến lược với Bắc Việt bằng khẩu hiệu “Chống Mỹ, Viện Việt”, tổ chức mít tinh khắp nơi với những khẩu hiệu “đoàn kết với nhân dân Việt Nam”, chống “đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam”, “Cuộc xâm lăng nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa cũng là cuộc xâm lược chống lại Trung Hoa”, v.v.
Đến mùa Xuân 1965, khi Washington đă quyết định gởi thêm quân sang Việt Nam và bắt đầu chiến dịch “Sấm Rền” [“Rolling Thunder”] th́ Bắc Kinh đă đi đến quyết định về ba nguyên tắc h́nh thành chiến lược của TC. Trước nhất, nếu Mỹ đi xa hơn việc bỏ bom miền Bắc và đưa quân xâm lăng Bắc Việt th́ TC sẽ gởi quân tham chiến. Thứ hai, Bắc Kinh sẽ gởi tín hiệu rơ ràng để Mỹ không thể tự do bành trướng chiến trường, khoan nói đến việc đưa chiến tranh vào nội địa Trung Hoa. Thứ ba, Bắc Kinh sẽ bằng mọi cách tránh đụng độ quân sự với Mỹ; nhưng nếu cần thiết th́ TC sẽ không lùi bước nếu bị thách đố. Tháng 3, 1965, một bài xă luận trên tờ Nhân Dân – cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng CS Trung Hoa – tuyên bố Trung Hoa sẵn sàng giúp “nhân dân Việt Nam anh hùng tất cả vật chất cần thiết kể cả vũ khí đủ lọai cũng như tất cả mọi quân dụng khác”. Và nếu cần, Trung Hoa sẵn sàng “gởi quân sang cùng chiến đấu vơi nhân dân Việt Nam để tiêu diệt bọn xâm lược Mỹ”.
Tháng Tư, 1965, tại thủ đô Tirana của Albania, Chu Ân Lai [Zhou Enlai] cũng đă nhờ Tổng thống Pakistan, Mohammad Ayub Khan, gởi tới Mỹ những lời nhắn tương tự. Vẫn theo tài liệu của Cộng sản Trung Hoa, đầu tháng 4, 1965, Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động Việt Nam và Vơ Nguyên Giáp đă dẫn một phái đoàn bí mật sang Bắc Kinh gặp Lưu Thiếu Kỳ đại diện cho Trung ương Đảng CS Trung Hoa; ngay trong cuộc họp này Duẩn, nói rằng nhân dân Việt Nam “luôn luôn tin rằng Trung Hoa là người bạn đáng tin nhất của Việt Nam,” và “viện trợ của Trung Hoa cho Việt Nam luôn luôn đứng đầu về lượng cũng như phẩm.” Trong cuộc họp mật này, Duẩn cũng bày tỏ nguyện vọng được TC gởi sang Bắc Việt những phi công t́nh nguyện, đoàn quân t́nh nguyện, và những đơn vị t́nh nguyện khác như công binh để xây dựng cầu, đường bộ và đường sắt. Duẩn cũng bày tỏ ḷng tin là viện trợ của TC sẽ gúp VC đạt được bốn mục đích: hạn chế vùng Mỹ oanh tạc dưới vĩ tuyến 19 [Nghệ An] hoặc vĩ tuyến 20 [Thanh Hóa]; bảo vệ được Hà Nội và các vùng phía bắc thủ đô khi bị bỏ bom; bảo vệ đường vận chuyển chính của Bắc Việt; và nâng cao tinh thần của nhân dân Việt Nam.
Tuy đă có những hứa hẹn như thế, phía TC không thỏa măn tất cả những yêu cầu của VC: không gởi phi công t́nh nguyện; không gởi quân bảo vệ hệ thống vận tải chính và các cứ điểm quan trọng xuống tới vĩ tuyến thứ 19 v́ TC, như đă tuyên bố trước, sẽ không gởi các đơn vị pḥng không xuống quá vĩ tuyến thứ 21 [Hà Nội]. Mặt khác Duẩn cũng đă yêu cầu TC viện trợ xây dựng, bảo tŕ và bảo vệ hệ thống đường bộ, và đường sắt tại Bắc Việt. Không rơ v́ lư do ǵ, trên thực tế, trong câu chuyện xin viện trợ, Duẩn chỉ nói đến đường sắt.
Tháng 5, 1965 Hồ Chí Minh lại bí mật sang Tàu. Hồ gặp Mao vào ngày 16 tháng 5 tại Trường Sa, thủ phủ của Hồ Nam [quê quán của Mao]. Tại đây Hồ cám ơn Mao đă giúp Việt Nam và hứa rằng Việt Nam sẽ nhận phần lớn trách nhiệm trong chiến tranh nhưng muốn được TC giúp xây 12 con đường mới cho Việt Nam. Mao chấp thuận không do dự. Đầu tháng 6, Văn Tiến Dũng, dựa trên kết quả của chuyến đi của Hồ Chí Minh, đă đi gặp La Thụy Khanh. Lần này TC hứa sẽ gởi lực lượng không và hải quân sang bảo vệ Bắc Việt nếu Mỹ giúp Nam Việt (Việt Nam Cộng Ḥa) tấn công ra Bắc bằng không quân và hải quân.
Những người đi cầu viện TC: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Vơ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Phạm Văn Đồng,…
Viện trợ của Cộng sản Trung Hoa trong giai đoạn 1965-1969
Trong giai đoạn 1965-69 TC đă giúp VC ở ba phương diện: công binh TC đă xây dựng, bảo tŕ và bảo vệ các phi trường, đường bộ và đường sắt ở Bắc Việt; sử dụng pháo binh, quân trọng pháo chống máy bay, để bảo vệ những khu vực và mục tiêu chiến lược quan trọng ở miền bắc Bắc Việt; và cung ứng một số lượng lớn những thiết bị quân sự và những quân dụng vật dụng và dân sự khác. [Sẽ không được đề cập đến chi tiết trong phạm vi bài viết này].
Đoàn công binh Trung Cộng sang Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu (TTM) Bắc Việt điện cho Bộ TTM Trung Cộng, ngày 17 tháng 4, 1965 – khi phái đ̣an của Lê Duẩn đang ở Moscow, yêu cầu đưa công binh TC sang các đảo ngoài khơi Vịnh Bắc Việt để xây dựng các hệ thống pḥng thủ ở đó. Ngày hôm sau, nhận lệnh của UBQSTU của CHNDTH, Bộ TTM TC đă thành lập “Lực lượng Công binh T́nh nguyện của Nhân dân Trung Hoa” [CPVEF] trong đó có cả một số đơn vị công binh xuất sắc nhất của Trung Cộng để đảm trách công tác xây dựng, tái xây dựng đường sắt, các công sự pḥng thủ, và xây dựng phi trường tại Việt Nam.
Ngày 21 và 22 tháng 4, 1965, La Thụy Khanh và Dương Thành Vũ [Yang Chengwu] lần lượt gặp, xác nhận với Vơ Nguyên Giáp là công binh TC sẽ sang Việt Nam công tác.
Sau nhiều cuộc đàm phán, Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản Bắc Việt kư kết một thỏa ước về việc viện trợ cho Việt Nam xây dựng đường sắt mới đồng thời cung cấp những thiết bị vận tải. Theo hiệp định này và một lô những thỏa thuận kư kết sau đó TC sẽ giúp VC trong 100 dự án. Trong đó quan trọng nhất là công tác xây hệ thống đường sắt Hà Nội – Hữu Nghị Quan, Hà Nội – Thái Nguyên, xây thêm hơn một chục nhà ga, cầu, đường hầm mới. Xây hệ thống đường sắt đúng tiêu chuẩn từ Kép đến Thái Nguyên như một tuyến phụ giữa Hà Nội – Thái Nguyên và Hà Nội – Hữu Nghị Quan; xây dựng hàng loạt cầu, phà, đường sắt tạm ở vùng miền bắc Bắc Việt; và củng cố thêm 11 cầu đường sắt để tăng khả năng chống đỡ bom đạn và nước lụt.
Về việc xây 12 con đường mới mà Hồ Chí minh đă xin với Mao trong cuộc họp mật ở Trường Sa, Bộ TTM Trung Hoa đă theo lệnh của Mao lập dự án gởi 100.000 lính công binh. Ngày 25 tháng 5, Chu Ân Lại trực tiếp chủ tọa, tham dự thảo luận về dự án này và giải thích v́ Bắc Việt phải tăng cường quân số trên đường vận chuyển ở Nam Lào khi Mỹ mở rộng chiến tranh ở miền Nam nên Trung Hoa sẽ nhận trách nhiệm cùng cố và mở rộng hệ thống đường xá ở Bắc Việt, nhất là vùng thượng du. Vương Thành Vũ, tại đây, đă báo cáo hai phương án thực hiện, Một là gởi 100.000 công binh sang Việt Nam xây một lượt 12 con đường mới như Hồ Chí Minh đă đề nghị và hai là chỉ gởi 80.000 quân sang Việt Nam xây 5-7 con đường cần nhất trước. Vương đề nghị phương án thứ hai và Chu đồng ư, dù cả hai sẽ được tŕnh bày và sẽ cho Việt Nam hay là Trung Hoa ngả về phương án ít người.
Cuối tháng 5, 1965, một phái đoàn Việt Nam sang họp ở Bắc Kinh nhất định đ̣i thực hiện phương án đầu và Cộng sản Trung Hoa đă đồng ư. 30 tháng 5, 1965 hai hai nước cộng sản Trung Hoa và Việt Nam kư kết hiệp định để TC xây 12 con đường mới ở miền Bắc của Bắc Việt, nối vào hệ thống đường xá của Trung Hoa. Đồng thời, trong giai đoạn xây dựng, TC có trách nhiệm pḥng thủ, bảo vệ công tŕnh cũng như các đơn vị công binh nếu bị Mỹ oanh tạc.
Bắt đầu từ tháng 6, 1965, TC gởi 7 sư đoàn CPVEF đến Việt Nam ở nhiều thời điểm khác nhau. Sư đoàn CPVEF số một sang Việt Nam gồm 6 Trung đoàn công binh hỏa xa giỏi nhất (có thêm 2 trung đoàn khác đến Việt Nam vào tháng 8), một toán thăm ḍ đường sắt và 12 tiểu đoạn trọng pháo pḥng không. Tổng số quân của sư đoàn TC này khoảng 32.700 người ở lúc cao nhất; họ công tác tại Việt Nam từ 23 tháng 6, 1965 đến cuối năm 1969. Thống kê của Trung Hoa cho biết đơn vị sau cùng của sư đoàn công binh này rời Việt Nam vào tháng 6, 1970. Tổng kết sư đoàn công binh này đă xây 117 km đường xe lửa, tu bổ 362km dường sắt cũ, xây 39 cầu mới và 14 đường hầm cùng 20 nhà ga xe lửa.
Sư đoàn công binh thứ nh́ của TC sang Việt Nam sớm nhất (6/6/1965) gồm 3 trung đoàn công binh, 1 lữ đoàn thủy học, 1 lữ đoàn vận tải đường biển, một lữ đoàn truyền tin công binh, 1 tiểu đoàn quân xa vận tải và vài đơn bị trọng pháo pḥng không, tổng cộng khỏang 12.000 người lính. Công tác chính của sư đoàn công binh thứ hai này là xây dựng những công thụ pḥng thủ, đặt hệ thống truyền tin trên 15 ḥn đảo ngoài khơi cùng 8 cứ điểm duyên hải thuộc Vịnh Bắc Việt. Sư đoàn công binh này sẽ cùng quân Bắc Việt phản công nếu quân Mỹ xâm lẵng miền Bắc. Tất cả những đơn vị thuộc sư đoàn này đă rời Việt Nam qua nhiều đợt trong năm 1966 v́ những mâu thuẫn giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Sư đoàn công binh thứ ba của TC sang Việt Nam đa số là công binh không quân với công tác chính là xây phức thể phi trường Yên Báy để máy bay phản lực có thể hoạt động, đồng thời xây hầm trú ẩn cho phi cơ. Việt Nam yêu cầu Trung Hoa giúp cho dự án này từ tháng Giêng, 1965. Tháng 5, 1965, đoàn thăm ḍ TC đến Yên Báy. Tháng 11, 1965 đoàn công binh chủ lực vào Việt Nam. Phi trường Yên báy hoàn tất vào tháng 5, 1969. Hầm trú ẩn cho máy bay xây xong vào tháng 10, 1969; sau đó sư đoàn công binh không quân này đă nhanh chóng rút khỏi Việt Nam.
Sư đoàn công binh thứ tư, thứ năm và thứ sáu của TC tại Việt Nam là những đơng vị xây dựng xa lộ có khoảng 80.000 quân. Năm trung đoàn của sư đoàn thứ tư là các đơn vị thuộc Quân khu Quảng Châu. Công tác chính của sư đoàn thứ t này là tái thiết trục lộ thuộc tỉnh Quảng Tây đến Cao Bằng, Thái Nguyên và Hà Nội. Năm trung đoàn của sư đoàn công binh thứ 5 thuộc Quân khu Thẩm Dương. Công tác chính của sư đoàn này là xây một con đường mới từ Lào Cai đến Yên Báy nối về Hà Nội. Sáu tiểu đoàn của sư đoàn thứ sáu thuộc Quân khu Côn Minh và quân đoàn đường sắt. Công tác chính của sư đoàn này là xây đường từ thành phố Văn Sơn ở Vân Nam nối liền với những con đường do sư đoàn thứ 5 xây dựng. Ngoài ra sư đoàn thứ 6 này c̣n xây đường dọc biên giới Việt Trung để nối liên những trục lộ Nam-Bắc giữa Việt Nam và Trung Hoa. Tất cả những sư đoàn công binh này đều có những đơn vị trọng pháo pḥng không riêng. Ba sư đoàn, 4, 5, 6 đến Việt Nam vào khoảng tháng 10, tháng 11, 1965 và rời Việt Nam khoảng tháng 10, 1968. Thống kê chính thức của Giải phóng quân cho biết họ (ba sư đoàn vừa kể) đă kiến thiết và tái thiết 7 con đường dài tổng cộng 1.206 km, 395 cây cầu dài tổng cộng 6.854 m, 4441 đường cống dài tổng cộng 46.938 m. Khoảng 30.5 triệu mét khối đất đá đă di dời trong các dự án vừa kể.
Sư đoàn công binh thứ 7 – gồm 3 trung đoàn công binh xây dựng, vài tiểu đoàn trọng pháo pḥng không, có tổng số 16.000 quân lính – đến Việt Nam vào tháng 12, 1968 thay chỗ cho sư đoàn thứ hai. Công tác chính của sư đoàn này là xây dựng các công sự pḥng thủ ngầm trong khu vực châu thổ sông Hồng và xây hầm trú cho máy bay tại phi trường ở Hà Nội. Sư đoàn này ḥan tất công tác và đă rời Việt Nam vào tháng 11, 1969.
Ngoài 7 sư đoàn công binh xây dựng tại Việt Nam, theo hiệp định kư kết tháng 7 năm 1965, TC c̣n gởi sang Việt Nam một lữ đoàn công binh truyền tin. Lữ đoàn này phụ trách việc sửa chữa và xây dựng hệ thống truyền tin trong khu vực Lai Châu-Sơn La-Điện Biên Phủ. Trước khi về lại Trung Hoa lữ đoàn công binh này đă dựng 894 km đường dây điện thoại và xây 4 trạm điện thoại.
Tóm lại, các đơn vị công binh cuả TC sang Việt Nam công tác từ khoảng cuối năm 1965 đến cuối năm 1968. Công tác thực hiện gồm xây dựng các công sự pḥng thủ, đường lộ, đường sắt ở thượng du Bắc Việt. Đa số các dự án đó đều nằm ở phía Bắc Hà Nội và không có công tŕnh nào nằm dưới vĩ tuyến 20. Đại đa số quân TC đă rút về nước vào cuối năm 1969. Đầu năm 1970, tất cả công binh TC đă rời khỏi Việt Nam.
Pháo binh pḥng không bảo vệ những mục tiêu quan trọng ở miền Bắc và che chắn cho đoàn công binh TC
Trong cả hai, chuyến đi Bắc Kinh của Lê Duẩn và cuộc họp của Hồ Chí Minh với Mao Trạch Đông vào tháng 4 và 16/5, phía Việt Nam đă yêu cầu TC gởi pháo binh sang Việt Nam. Trong cuộc họp với La Thụy Khanh vào đầu tháng 6, 1965, Văn Tiến Dũng c̣n xin TC gởi hai sư đoàn pháo binh để bảo vệ Hà Nội và khu vực phía bắc Hà Nội trong trường hợp Mỹ oanh tạc. La Thụy Khanh đồng ư.
24/7/1965 Bộ TTM Bắc Việt gởi điện tín cho Bộ TTM TC chính thức yêu cầu Cộng sản Trung Hoa “gởi hai sư đoàn pháo binh đă chuẩn bị xong từ lâu để tham dự chiến dịch tại Việt Nam. Càng sớm càng tốt. Nếu được, những đơn vị này có thể đến Việt Nam ngày 1/8/1965.” Ngày hôm sau, Bộ TTM TC gởi điện tín cho hay họ sẽ gởi hai sư đoàn pháo binh và 1 trung đoàn sang Việt Nam ngay để bảo vệ đoạn Bắc Ninh-Lạng Sơn của con đường sắt Hà Nội-Hữu Nghị Quan và đoạn Yên Báy-Lào Cai thuộc đường hỏa xa Hà Nội-Lào Cai. Đó là hai đường xe lửa nối Bắc Việt với Trung Hoa. Ngày 1 tháng 8, 1965, hai sư đoàn pháo binh 61 và 63 của TC lần lượt tiến vào Việt Nam qua ngả Vân Nam và Quảng Tây.
Sư đoàn 61 đến Yên Báy vào ngày 5 tháng 8. Bốn ngày sau là cuộc đụng độ đầu tiên của đơn vị pháo binh này với máy bay F-4 của Mỹ. Với súng pḥng không 37 ly và 85 ly pháo binh TC đă bắn hạ một máy bay F-4. Theo hồ sơ của TC th́ đây là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên bị đơn vị pháo binh TC bắn rớt. Sư đoàn 63 đến Việt Nam qua ngả khu vực Kép, và ngày 23 tháng 8, theo tường tŕnh, đă đụng trận, bắn rơi 1, và gây thiệt hại cho 1 phi cơ khác của Mỹ.
Có tất cả 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn gồm 1500.000 quân TC đă tham chiến tại Việt Nam trong khoảng từ tháng 8, 1965 đến tháng 3, 1969. Những đoàn quân này đến Việt Nam trong 8 thời kỳ khác nhau, gồm những đơn vị pháo binh, không quân, hải quân và đôi khi từ Quân khu Côn Minh và Quảng Châu. Theo kinh nghiệm đă có trong chiến tranh Triều Tiên, quân TC có mặt tại Việt Nam trong khoảng thời gian 6 tháng, sau đó được thay thế bằng đơn vị khác, và cứ thế luân phiên. Công tác chính của đoàn quân TC là bảo vệ các cứ điểm và mục tiêu quan trọng, như các cầu có đường xe lửa trên hai tuyến Hà Nội-Hữu Nghị Quan và Hà Nội-Lào Cai, và bảo vệ đoàn công binh TC. Không có dấu hiệu nào cho thấy quân TC tham gia các chiến dịch ở phía nam Hà Nội hay trong các chiến dịch bảo vệ đường ṃn Hồ Chí Minh. Đơn vị pháo binh cuối cùng của TC đă ṛi Việt Nam vào trung tuần tháng 3, 1969. Thống kê của TC tự cho là những đoàn quân TC đó đă tham dự 2.154 trận chiến, đă băn rớt 1.707 máy bay Mỹ cũng như gây thiệt hại cho 1.608 máy bay khác. [Nếu so sánh với tài liêu của Hoa Kỳ, có nhiều khả năng thống kê của Cộng sản Trung Hoa đă thổi phồng những con số máy bay Mỹ bị pháo binh TC bắn rơi và làm hư hại ở Bắc Việt.]
Dù đă được giới lănh đạo của hai đảng Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam thảo luận trong mùa xuân-hè 1965, không lực của TC không khi nào tham chiến trên bầu trời Việt Nam cùng lúc với những đoàn pháo binh TC có mặt ở miền bắc Bắc Việt.
Tuy nhiên, chính sách pḥng không của TC đối với máy bay Mỹ đă có thay đổi lớn vào đầu năm 1965. Trước đó UBQSTU CHNDTH đều ra lệnh cho lănh đạo các cấp ở địa phương phải triệt để thận trọng trong mọi hành động chống trả lại máy bay Mỹ – mục tiêu chính trị quan trọng hơn kết quả ở chiến trường. Chính sách này đă rẽ ngoặt vào đầu tháng 4 (ngày 8-9) khi hai toán chiến đấu cơ của Mỹ bay vào không phận Trung Hoa ở đảo Hải Nam.
Theo lệnh của UBQSTU, 4 phi cơ của TC đă cất cánh theo dơi những máy bay của Mỹ. Được biết, máy bay Mỹ đă khai hỏa. Ngày 9 tháng 4, 1965, Tham mưu phó Vương Thành Vũ, báo cáo vụ việc với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông và đề nghị TC cần đánh mạnh vào những máy bay của Mỹ xâm lăng bầu trời Trung Hoa. Buổi chiều cùng ngày, Mao Trạch Đông ra lệnh cho không và hải quân TC đưa những đơn vị thiện chiến nhất đến trấn thủ ở miền Nam Trung Hoa và ở vùng biển phía nam [Biển Đông] thống nhất lực lượng và phản công khi máy bay Mỹ xâm lăng không phận Trung Hoa. Đến ngày 17 tháng 4, UBQSTU chính thức ra lệnh mới theo quyết định của Mao Trạch Đông. Từ đó đến tháng 11, 1968, theo thống kê của TC th́ không quân TC đă tham dự 155 chiến dịch chống máy bay Mỹ xâm lăng không phận và đă bắn rơi 12 máy bay chiến đấu và những loại khác (không kể những máy bay không người lái). Không ai rơ tại sao TC thay đổi chính sách pḥng không nhưng kết quả là TC đă gởi một thông điệp rất rơ cho Mỹ đồng thời trấn an VC.
Về những nhận định của ông Nguyễn Cao Kỳ năm 1967
1. Chiến tranh du kích của VNCH ở Bắc Việt (VNDCCH) – Ông Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương lúc đó, một là đang tiếu lâm làm duyên với báo giới Úc, hoặc hai là ông dấu đầu hở đuôi khi nói ông không thể tiết lộ chiến tranh du kích v́ là bí mật quân sự đồng thời cho rằng chiến tranh du kích là một đề nghị, môt gợi ư hay.
2. Về viện trợ quân sự của TC cho Bắc Việt – Trong câu trả lời, ông Nguyễn Cao Kỳ cho hay là ông không tin rằng Hà Nội có thể yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự hay đưa quân đội Cộng sản vào miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, ông đă cho báo giới Úc biết là tất cả vũ khí đạn dược tịch thu được của cộng sản ở chiến trường miền Nam đều là vũ khí của Trung Cộng tuy chưa khi nào bắt được quân TC. Và theo tin t́nh báo, Ông Kỳ cho biết tiếp, th́ TC chỉ có mặt ở Bắc Việt trong vai tṛ cố vấn hay kỹ thuật sửa đường sắt.
Năm 2009, qua mạng Internet, tài liêu “Ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chống Pháp” chỉ được Việt Nam gián tiếp công bố qua bản dịch và hiệu đính của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Di, tức là 19 năm sau sau khi nhà xuất bản Giải phóng quân đă phát hành [năm 1990]. Nói cách khác CSVN chỉ công bố sự kiện này 53 năm sau khi đoàn cố vấn quân sự TC về nước. Nếu CSVN không thay đổi về mặt phổ biến tài liệu chiến tranh, và nếu CSVN vẫn độc tài toàn trị, có lẽ, người ta phải đợi ít nhất đến 2020-23 mới có thể xem được tài liệu của VNDCCH hay của Đảng CSVN nói về “viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam chống Mỹ” ở miền bắc Việt Nam.
Học giả thế giới nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam từ lâu đều cho rằng TC đă giữ một vai tṛ quan trọng trong việc viện trợ cho Cộng sản Việt Nam trong suốt cuộc chiến tuy không có tài liệu của hai đồng minh cộng sản cho đến khi CSTH công bố những tài liệu chiến tranh vào thập niên 1980 và đầu thập niên 1990.
Ông Kỳ biết là có “cố vấn” và “cán sự” TC sửa đường xe lửa ở miền Bắc cũng như vũ khí của TC tràn ngập ở chiến trường miền Nam.
Những số liêu và dữ kiện thượng dẫn [dù chỉ dựa trên thông tin, tài liệu do Đảng CSTH công bố] đă cho giới nghiên cứu hiểu rơ thêm về vai tṛ của Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam. Những dữ kiện và số liệu này cũng cho thấy ông Nguyễn Cao Kỳ hoàn toàn không hiểu biết, hay giả vờ như không hiểu biết ǵ về Cộng sản Việt Nam.
3. Sự đoàn kết của dân Việt Nam trước hiểm họa TC – Ông Nguyễn Cao Kỳ nói:
“…Tôi nói “Không”. V́ nếu lănh đạo Hà Nội làm như vậy th́ tôi chắc chắn rằng tất cả người Việt Nam từ Bắc chí Nam sẽ đoàn kết đứng lên tiêu diệt chế độ [cộng sản] và bảo vệ đất nước của chúng tôi. Không thể có chuyện chế độ Hà Nội sẽ yêu cầu Trung Cộng viện trợ quân sự. Và nếu nó xảy ra, nếu nó xảy ra, tôi nghĩ rằng đó sẽ là dịp tốt để chúng tôi thống nhất đất nước.”
Thứ nhất, theo ông Nguyễn Cao Kỳ nếu quân Trung Cộng có mặt ở miền Bắc th́ toàn dân cả nước sẽ đứng lên tiêu diệt chế độ cộng sản bảo vệ và đó cũng là cơ hội thống nhất đất nước. Thứ hai, tin t́nh báo đă cho ông Kỳ biết là có “cố vấn” và “cán sự” TC sửa đường xe lửa ở miền Bắc cũng như vũ khí của TC tràn ngập ở chiến trường miền Nam. Người đọc tài liệu lịch sử rất khó có thể t́m thấy logic trong lư luận của ông Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương vào năm 1967.
Đó là chuyện cuối thế kỷ thứ 20.
Bây giờ, đang ở thập niên thứ nh́ của thế kỷ 21, Cộng sản Trung Hoa có mặt – khai thác beauxite ở cao nguyên miền Trung, v.v. TC có ảnh hưởng ngay trong bộ phận trung ương của Đảng CSVN và khắp nơi trên ṭan lănh thổ Việt Nam, từ bắc vào nam, từ đất liền ra biển đông và hải đảo.
Đến khi nào th́ người ta mới thấy được sự đoàn kết của dân Việt Nam trước hiểm họa của Cộng sản Trung Hoa?
Thế hệ VN bị diệt vong bởi một lủ chó : chó hồ...chó cẩu kỳ...chó dương văn minh....và đám chó phản chủ...,một đám chó hải ngoại ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản ( thật sự đám chó nầy chỉ thích quyền hành,tiền,gái mà thôi )....Than ôi ! không có nhân tài mà toàn là chó.....
Theo bản thống kê dân số của nước Mỹ năm 2010, hiện nay có 1,737,433 người Việt đang sinh sống trên nước Mỹ. Chúng ta những ai hiện nay đang sống, học hành, làm việc hay dưỡng già ở đây, đều đă trải qua một phần đời ḿnh trên mảnh đất này, thường gọi là “tạm dung” nhưng thực tế là vĩnh viễn.
Từ biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những đứa trẻ sinh ra lớn lên ở đây, ngoài huyết thống ra, chúng không khác ǵ những đứa trẻ Mỹ. Những người trung niên c̣n mang theo cả một thời thơ ấu và những kỷ niệm không quên từ nơi chôn nhau cắt rốn, nhưng vẫn lăn lộn với cuộc đời trên đất khách này để mưu sinh, có người thời gian sống với quê hương ngắn ngủi hơn là ở nơi quê người.
Tiểu bang California, nơi có nhiều người Việt sinh sống nhất đă rộng lớn bằng diện tích cả nước Việt Nam, nên cũng chưa có ai trong chúng ta tự hào đă đặt chân đến hết 50 tiểu bang của nước Mỹ, cũng như không ai dám nghĩ rằng ḿnh hiểu hết những ǵ về nước Mỹ, dù đây chỉ là một nơi mới lập quốc hơn 300 (236 ?) năm. Có người cho Mỹ là anh chàng trẻ tuổi, xốc nổi, dại khờ, nhưng cũng có người công nhận nước Mỹ là ông cụ thâm trầm thường triển khai những bước đi tính toán trước cả trăm năm.
Đối với những người già đă đến nơi này muộn màng, nhưng cả cuộc đời c̣n lại coi như sống chết với nước Mỹ, thường gọi là quê hương thứ hai, mà không bao giờ c̣n cơ hội trở về nằm trong ḷng đất quê mẹ, nếu sự thực khốn nạn, chế độ Cộng Sản c̣n tồn tại trên quê hương vài ba mươi năm nữa.
Một người Việt về thăm lại quê hương, nơi họ đă từ bỏ tất cả để ra đi, lúc đặt chân trở lại nước Mỹ, cho rằng tâm hồn lại cảm thấy an toàn, nhẹ nhàng hơn như lúc về nhà.
Một người Việt xa quê hương đă lâu trở về Sài G̣n, có dịp vào Ṭa Tổng Lănh Sự Mỹ, ông thú nhận khi nh́n những h́nh ảnh tổng thống hay ngoại trưởng của Hoa Kỳ, ông lại có cảm giác quen thuộc, an toàn hơn là những lúc lang thang ở Hà Nội nh́n h́nh lănh tụ và quốc kỳ Cộng Sản. Đó không phải là vong bản, mất gốc mà chế độ này đă nhân danh đất nước, tạo hận thù, kỳ thị, xô đẩy biết bao nhiêu người xuống biển, bỏ quê hương ra đi.
Gần như chúng ta không c̣n lệ thuộc ǵ với đời sống nơi quê nhà, ngoài những t́nh cảm sâu đậm trong máu huyết, làm cho chúng ta gần gũi với ngôn ngữ, đời sống Việt Nam, mà chúng ta có cảm tưởng đang dần dần tách rời, cho đến một lúc nào đó trở thành xa lạ. Phải chăng v́ vậy, mà đă có những đứa con ngày trước trở về, xót xa nhận ra rằng, họ đang đi, đứng trên một đất nước xa lạ, không c̣n là của họ nữa.
Quê hương ngày nay chỉ c̣n là nơi thăm viếng mà không phải là nơi để trở về. Nước Mỹ đă là nơi quen thuộc chúng ta đang sống, có gia đ́nh, nhà cửa, công việc, bà con, bạn bè, th́ làm sao chúng ta lại không có những suy nghĩ, có những câu chuyện buồn vui, hay những trăn trở về nước Mỹ. Cách đây 38 năm, chưa lúc nào, chúng ta, những người dân ở một đất nước xa xôi bên vùng trời Đông Nam Á, cách biệt nơi này đến nửa ṿng trái đất, lại có ư nghĩ rằng, một ngày kia chúng ta sẽ đến đây, sống lâu dài nơi đây, sinh con đẻ cháu nơi này, để tạo ra một nhánh người Việt lưu vong. Đời sau, c̣n giữ được ngôn ngữ, phong tục hay không, lại là một điều mà nhiều người khác đang trăn trở, lo âu làm sao để duy tŕ, ǵn giữ!
Trong cái cộng đồng gần gũi, thân mật gắn bó này, với sách vở, báo chí, truyền thông, quán xá, chợ búa, tiệm buôn, món ăn thức uống, cả cái tên vùng đất hay bảng hiệu Saigon chúng ta mang theo, đôi khi gần như quên hẳn là chúng ta đang sống trên đất Mỹ. Cả cái bữa cơm, cá mắm, canh rau, đôi đũa, chén nước mắm ớt, có khác ǵ ở Việt Nam. Cả cái bàn thờ nhang khói, h́nh ảnh tổ tiên, ông bà, cành mai, chậu lan, những cô thiếu nữ, trẻ em mặc quốc phục lên chùa ngày Tết, hồi trống, tiếng pháo Mùa Xuân làm chúng ta quên mất là chúng ta đang sống thật xa quê nhà.
Điều tôi muốn nói ở đây là chúng ta thường quên chúng ta đang sống trên đất Mỹ.
Ông Khổng Tử của nước Trung Hoa có ví von: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà mà chẳng thấy mùi thơm, tức là ḿnh cũng đă hóa ra thơm vậy.” Một kẻ vào vườn hoa lan đầy hương thơm, lúc đầu c̣n nhận ra mùi hương nhưng dần dà trở thành quen thuộc, trở thành b́nh thường, không c̣n thấy hương thơm, như kẻ tiểu nhân sống với người quân tử dần dần được cảm hóa lúc nào mà không hay biết.
Nước Mỹ có nhiều hương thơm như thế mà cảm giác chúng ta bị dung ḥa lúc nào không hay đến nỗi không c̣n cảm nhận được mùi thơm nữa. Hương thơm đó là những điều tốt lành, thấm nhập vào con người chúng ta lúc nào chúng ta cũng không biết, không hề quan tâm hay nhận ra được sự khác biệt trước và sau.
Chúng ta học hỏi được ở nước Mỹ tính bảo vệ đời sống riêng tư, tôn trọng luật pháp, sống an ḥa, sự tử tế và mối tương quan giữa con người và con người trong xă hội. Điều này không chỉ có ông Bá Dương (1920-2008), sau khi đi New York, Las Vegas hay San Francisco về, đă tường thuật lại trong cuốn “Người Trung Quốc Xấu Xí,” mà bất cứ người Việt Nam nào khi đi du lịch nước Mỹ về cũng nhận ra. Có người thắc mắc sao lái xe trên đường vắng vào một hai giờ sáng, gặp bảng “stop” cũng phải đừng lại, sao một đứa bé phải đi t́m cái thùng rác để vứt cái giấy kẹo nhỏ chỉ bằng hai ngón tay, sao ở đây xe hơi nhiều như thế mà không nghe một tiếng c̣i? Trong cái không khí dễ chịu, thanh thản, an lạc người ta cảm nhận ra khi bước chân trở lại một nơi, có một chút mỉa mai, không phải là quê nhà của ḿnh.
Chúng ta bước đi từ môi trường tử tế, trong lành của miền Nam qua giai đoạn “thống nhất” để bước đến một xă hội hỗn loạn như hôm nay, khi mà con người tốt đẹp dần dà trở thành vô cảm, lừa lọc, gian trá, đạp lên nhau mà sống, để mưu t́m một đời sống ích kỷ cho riêng ḿnh, mà không thấy đó là bất thường, bất nhân và vô loại. Th́ chúng ta, trong xă hội này, cũng theo lời ông Khổng Tử: “ Ở chung với người bất lương, như vào trong chợ cá ươn, lâu mà chẳng biết mùi hôi, v́ ḿnh cũng hóa ra hôi vậy!” Như người mới vào chợ cá, lúc đầu c̣n nghe mùi hôi tanh, dần dà quen thuộc, không c̣n nghe mùi tanh tưởi khó chịu nữa, như người quân tử sống với kẻ tiểu nhân, dần dần đồng hóa bởi cái xấu mà ḿnh không hay biết. Thử hỏi một viên chức trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay, xem những chuyện cường quyền áp bức, mạng sống của người dân xuống hàng súc vật, con người chỉ biết có đồng tiền và dục vọng, tráo trở, vô đạo lư hiện nay có là điều ǵ làm cho con người lạ lùng, khó chịu không? Hay đó là chuyện b́nh thường, thấy đă quen mắt, nghe đă quen tai, đầu óc đă xơ cứng, chai đá như khứu giác của con người ở lâu trong chợ cá, c̣n đâu phân biệt được mùi hôi nữa!
(*) Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói là sự may mắn đă giúp ta có cơ hội không phải chỉ cho riêng ḿnh mà cả con cháu đời sau, tránh khỏi được kiếp oan nghiệt, ra khỏi được cái chợ cá ấy, được sống trong cái “chi lan, chi thất” cái vườn lan thơm ngát, mà qua một thời gian chúng ta không c̣n cảm nhận được mùi thơm nữa, nhưng trên thực tế, mùi thơm đó vẫn hiện hữu.
Nhiều kẻ hănh tiến vẫn cho rằng nước Mỹ nợ chúng ta mà quên rằng, món nợ của chúng ta, và cả con cháu đời sau đối với nước Mỹ thật khó ḷng trả nổi.
Hăy CÁM ƠN bằng cách sống thật có ư nghĩa cho đời sống này
Nước Mỹ trong tôi
((Hăy CÁM ƠN bằng cách sống thật có ư nghĩa cho đời sống này
Hehehehe.....chôm bài của ai phải để tên tác giả nhe, đừng nói ḿnh là Huy Phương đó.
Bài này đăng trên báo Người Việt của nhà văn Huy Phương.
Hehehehe....chôm văn chỉa
ḿnh chôm th́ bác cũng đi chỉa thôi ḿnh có để tên ḿnh đâu....ḿnh đâu phải dân đi chôm về làm của cũa ḿnh đâu minh post cho những tên về việt nam ăn chơi du hí du thực với việt cộng động năo một tí thôi
After TET offensive 1968 Nth VietNam had been collapsed that's the only opportunity for the Sth VietNam to win the Nth VietNam BUT USA didn't let us (VNCH) to do it
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.