5 con thuyền gỗ 'khai mở' đường Hồ Chí Minh trên biển - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 04-30-2013   #1
dh2003
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
dh2003's Avatar
 
Join Date: Sep 2008
Posts: 9,141
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 26
dh2003 Reputation Uy Tín Level 1dh2003 Reputation Uy Tín Level 1
Default 5 con thuyền gỗ 'khai mở' đường Hồ Chí Minh trên biển

Vượt Biển Đông để chi viện cho Miền Nam là câu chuyện vô cùng gian nan. Việc khai mở con đường huyền thoại trên biển có sự đóng góp lớn lao của 5 con thuyền gỗ thô sơ vượt biển từ Nam ra Bắc khảo sát.

Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, cách mạng miền Nam đứng trước những yêu cầu cấp bách cần được cung cấp về nhân lực, vũ khí, thuốc men; nhất là ở khu vực Nam Bộ, nơi mà tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn chưa thể với tới.

Để đáp ứng yêu cầu ấy, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đă quyết định tổ chức tuyến vận tải quân sự trên biển. Trung ương đă chỉ thị cho các tỉnh Nam Bộ chuẩn bị bến băi và cho thuyền ra Bắc vừa thăm ḍ, mở đường vừa nghiên cứu phương tiện vận chuyển trên biển và báo cáo t́nh h́nh, nếu có điều kiện th́ chở vũ khí về. Chủ trương đó đáp ứng mong mỏi của các địa phương, nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn, nhiều tỉnh đă tổ chức các đội tàu vượt biển ra Bắc.



Con tàu không số vượt qua trùng dương.

Những con người quả cảm

Theo tinh thần ấy, từ 1/6/1961 đến 27/2/1962, đă có 5 con tàu gỗ đầu tiên lần lượt xuất phát từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ vượt biển ra Bắc.

Khởi đầu là 2 con tàu gỗ từ tỉnh Bến Tre – nơi khởi đầu phong trào Đồng khởi. Trực tiếp đồng chí Nguyễn Văn Khước (Mười Khước) Bí thư Tỉnh ủy lúc đó và đồng chí Nguyễn Thị Định lo tổ chức chuyến đi.

Tàu thứ nhất do ông Đặng Bá Tiên (Sáu Giáo) làm thuyền trưởng và ông Nguyễn Văn Kiện (Năm Tiến) là Bí thư chi bộ cùng 4 thủy thủ là các ông: Huỳnh Văn Mai (Mai đen), Đặng Văn Bê (Hai Thọ), Lê Văn Nhung (Hai Hùng) và Nguyễn Văn Đức (Sáu Đức). Ngày 1/6/1961 tàu xuất phát từ bến Cồn Lợi (Thạch Phong, Thạch Phú). Đây cũng chính là chuyến tàu đầu tiên từ Nam ra Bắc xin chi viện. Sau 9 ngày đêm vật lộn với sóng gió và sự nguy hiểm, ngày 9/6/1961, tàu đă cập bến Hà Tĩnh và sau đó Trung ương đă cho người đón anh em ra Hà Nội.

Chiếc tàu thứ 2 do đồng chí Lê Công Cẩn (Năm Công) phụ trách. Đoàn thủy thủ tàu này gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Hớn (Năm Thanh), Nguyễn Văn Hải (Sáu Hải), Văn Công Cưỡng, Bùi Vân Ấn (Năm Thăng), Nguyễn Văn Luông (Hai Sơn), Huỳnh Văn Tiến (Mười Tiến).

Ngày 18/8/1961 tàu xuất phát từ bến Cồn Tra (Thạch Phong, Thạch Phú). Do gặp rất nhiều khó khăn trên đường đi nên phải đến ngày 28/8/1961, tàu mới cập bến tại Thanh Hóa.

Thật khó có thể nói hết những khó khăn khi chuẩn bị những chuyến tàu như thế!

Việc mua sắm tàu và những vật dụng kèm theo phải hoàn toàn dựa vào sự trợ giúp của cơ sở cách mạng để mua từ thành phố vào, mỗi nơi một ít. Để che mắt địch, ngày phải ngụy trang, đêm mới làm việc với tinh thần khẩn trương nhất để gấp rút hoàn thành. Vậy nhưng vẫn chỉ là một con thuyền gỗ nhỏ, không La bàn, không hải đồ… chỉ có ư chí và ḷng yêu nước của con người là lớn nhất mà thôi!

Nhưng cũng nhờ vào ư chí như vậy mà những con thuyền nhỏ nhoi ấy đă lập nên kỳ tích vượt qua sóng to gió cả và bao bất trắc giữa đại dương, đi đến bến bờ thắng lợi.

Trong đợt đầu vượt biển ra Bắc, ngoài các tàu của Bến Tre c̣n có các tàu Từ Bạc Liêu, Trà Vinh, Bà Rịa cũng vượt biển ra Bắc mang theo không chỉ ước vọng cháy bỏng về sự chi viện của Miền Bắc mà c̣n là niềm tin của đồng bào, đồng chí nơi tuyến đầu chống Mỹ cứu nước đối với Đảng và Bác Hồ.

Thực ra, Tỉnh Bạc Liêu cũng tổ chức 2 thuyền ra Bắc, nhưng chỉ có một chiếc ra được, chiếc c̣n lại gặp sự cố phải quay lại. Đội thuyền thứ nhất do ông Bông Văn Dĩa (Hai Dĩa) phụ trách. Các thuyền viên gồm các ông: Tư Phước, Ngô Văn Tần (Năm Kỷ), Nguyễn Dũng (Sáu Dũng), Bảy Cửa, Trần Văn Đáng (Ba Cụt), Vơ Tấn Thành (Ba Thành) và Tư Quang (Hai Chiếu). Đêm 1/8/1961 thuyền xuất phát từ rạch Cá Ṃi, ngày 7/8/1961 thuyền đến Cảng Nhật Lệ (Quảng B́nh).

Đội thuyền thứ hai của Bạc Liêu do đồng chí Nguyễn Thanh Trầm phụ trách. Các thủy thủ gồm các đồng chí: Tư Báo, Ba Mang, Hai Danh, Lâm Văn Vĩnh. Ngày 3/8/1961 thuyền xuất phát, nhưng đến vùng biển Huế thuyền lại bị hỏng phải quay lại sửa chữa rồi về lại Cà Mau.

Tỉnh Trà Vinh cũng tổ chức đội thuyền gồm 6 đồng chí là: Trần Văn Mao, Nguyễn Văn Khương, Nguyễn Văn Chăm, Nguyễn Thanh Lồng, Hồ Văn In và Ngô Văn Tôi. Ngày 13/8/1961 thuyền xuất phát tại Khâu Hút… Thuyền đi bị dạt sang măi Ma Cao, sau được sứ quán ta đón và đưa về Hà Nội.

Đầu năm 1961, Bí thư Khu ủy Miền Đông đồng chí Mai Chí Thọ giao cho đồng chí Lê Minh Thịnh (Phó Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa) nhiệm vụ mở bến ở Lộc An (Phước Hải, Long Đất, Bà Rịa) để đón vũ khí chi viện từ Bắc vào đồng thời tổ chức thuyền ra Bắc. Tháng 12/1961, Đồng chí Năm Đông tổ chức một chuyến một vượt biển ra Bắc, nhưng không thành do thuyền bị hỏng dọc đường.

Tới ngày 27/2/1962, tiếp tục có một thuyền khác từ Bà Rịa xuất phát từ Hồ Cốc (Phước Hải, Long Đất) vượt biển ra Bắc cũng với mục tiêu chung như vậy. Trên thuyền có 6 người gồm các ông: Nguyễn Sơn, Thôi Văn Nam, Trần Văn Phủ, Nguyễn Văn Thanh, Vơ An Ninh và Lê Hà, do Nguyễn Sơn là thuyền trưởng. Nhưng không may thuyền đi đến Cam Ranh th́ bị hỏng máy, lại gặp địch nên bị bắt. Các chiến sỹ ta, mặc cho địch t́m mọi cách dụ dỗ rồi lại đe dọa, t́m cách khai thác… nhưng không ai để lộ điều ǵ và địch cũng không khai thác được ǵ nên hơn một tháng sau chúng phải thả. Cho tới ngày 19/4/1962, anh em lại tiếp tục lên đường. Qua bao sóng gió, thuyền bị dạt vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) và tới ngày 15/5/1962 anh em được đón về Hà Nội. Như vậy chuyến vượt biển ra Bắc của thuyền này phải mất gần 3 tháng mới tới được giữa ḷng Miền Bắc...

Ra được miền Bắc, anh em đều được gặp đồng chí lănh đạo đảng và Nhà nước ta, được gặp đồng chí Lê Duẩn lúc đó là Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng, để báo cáo cụ thể t́nh h́nh cách mạng ở các tỉnh Nam Bộ, nêu lên nguyện vọng tha thiết của đồng bào, đồng chí trong đó mong được chi viện vũ khí, cán bộ, thuốc men… để có điều kiện chiến đấu chống kẻ thù của dân tộc, giành thắng lợi. Đặc biệt, các chiến sỹ đầu tiên của đoàn tàu không số ai nấy đều vô cùng xúc động được gặp Bác Hồ muôn vàn kính yêu!

Nói về chuyến trinh sát bằng thuyền đầu tiên từ Miền Nam ra Bắc, trong cuốn “Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân” có đoạn viết:

“…Sáu người được đoàn bố trí ở 18 Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội). Đầu tháng 4/1962, Trung tướng Trần Văn Trà, người đă hoạt động những năm kháng chiến chống pháp ở Nam Bộ, hiểu biết nhiều địa phương, thông thuộc nhiều bến băi được Quân ủy Trung ương giao đặc trách theo dơi mở con đường biển, cùng Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh, Chủ nhiệm Ủy ban thống nhất Trung ương, đến gặp anh em và trực tiếp giao nhiệm vụ. Nhiệm vụ của đội thuyền khi trở lại Nam Bộ là: Báo cáo với khu ủy chủ trương của Trung ương về việc đưa vũ khí vào Nam Bộ. Nhưng muốn như vậy phải có bến băi để nhận hàng. Có 3 phương án trong việc tổ chức xây dựng bến băi:

1. Lấy các đảo Thổ Chu, Phú Quốc, Nam Du, Ḥn Ông, Ḥn Bà làm căn cứ lâu dài để xây dựng các hầm cất giấu hàng. Chuẩn bị các đội tàu thuyền để tiếp tục chở hàng vào đất liền.

2. Lấy khu vực Ḥn Chuối và cửa sông Băi Hấp để làm chỗ sang hàng hoặc thả hàng xuống biển. Lợi dụng khu vực này nhiều ngư dân ra đánh cá để trà trộn nhằm bí mật vớt hàng lên rồi đưa vào bờ.

3. Lấy các cửa sông khu vực Cà Mau làm nơi chuyển hàng vào. Song đây là phương án dự pḥng nếu 2 phương án trên không thực hiện được.

Đồng chí Bông Văn Dĩa phải học thuộc ḷng chỉ thị của Trung ương và nhiệm vụ của chuyến đi cùng một số mật danh để liên lạc với Trung ương khi cần thiết.



Đồng chí Bông Văn Dĩa, một thuyền trưởng quả cảm.

Tuy thuyền trở về không hề có một viên đạn, một khẩu súng, song anh em rất phấn chấn v́ rơ ràng cái quư nhất lúc này không hẳn chỉ là mấy tấn vũ khí mà là chủ trương của Đảng được truyền đạt tới Miền Nam, đặng mở con đường trên biển nhằm có hàng trăm, hàng ngàn tấn vũ khí. Cuộc chiến đấu c̣n dài!...”

Những chuyến tàu từ miền Nam ra Bắc thành công chính là cơ sở quan trọng để bộ Chính trị và quân ủy Trung ương quyết định mở tuyến vận tải quân sự trên biển và thành lập Đoàn 759.

Bến thuyền giữa ḷng dân

Trong cuộc kháng chiến của dân tộc chống kẻ thù xâm lược, t́nh đoàn kết quân dân là một nhân tố vô cùng quan trọng đảm bảo cho thắng lợi cuối cùng. Đặc biệt, đối với hoạt động của Đoàn tàu không số - đường Hồ Chí Minh trên biển, sự thương yêu, đùm bọc, che chở của nhân dân, nhất là bà con ở Đồng bằng Sông Cửu Long thực sự có ư nghĩa lớn lao.

Không phải ngẫu nhiên mà nói rằng: nếu không có tấm ḷng bà con vùng Đồng bằng Sông Cửu Long th́ sẽ không có “Đoàn tàu không số” chứ đừng nói đến việc lập chiến công và viết nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển!

Ở tất cả những nơi có tàu chở vũ khí ta cập bến, nhân dân đều hết ḷng giúp đỡ, che chở. Bà con ở vùng ven biển Cà Mai – nơi tập kết nhiều chuyến tàu chi viện từ Miền Bắc vào.

Các cựu chiến binh của “Đoàn tàu không số” măi măi không bao giờ quên những “Bến cảng ḷng dân” mà đồng bào đă tạo nên.

Vào giữa năm 1962, vùng ven bờ biển ở Cà Mau được chọn là một trong những địa điểm tập kết vũ khí của Đoàn tàu không số. Bởi ở đây có các Vàm sông Bồ Đề, Rạch Gốc, Vàm Lũng, Kiến Vàng... tàu có trọng tải 30 tấn hoặc hơn có thể ra vào dễ dàng; nơi đậu tàu và lên hàng, các kho chứa, đường vận chuyển ra chiến trường đều thuận lợi... Tuy vậy, vấn đề là cần phải di dời khoảng 1000 hộ dân sống rải rác trong khu vực. Đây là một việc không đơn giản. Muốn làm được điều này, trước hết phải làm công tác tư tưởng để ngưởi dân tự giác di dời ra khỏi nơi quy định để làm tổng kho. Theo đó, công tác giáo dục chính trị phải rất khéo léo và tế nhị; làm sao để dân hiểu mà không lộ bí mật; đồng thời vẫn đảm bảo cuộc sống của bà con không bị xáo trộn... Nhưng điều đáng quư hơn tất cả chính là tấm ḷng và t́nh cảm của bà con đối với cách mạng. Cho nên khi nghe cán bộ vận động nhường chỗ này cho cách mạng LÀM VIỆC LỚN là bà con nghe theo liền. Để tránh bị địch phát hiện, bà con phải di chuyển và cất nhà mới vào ban đêm. Đồng bào sẵn sàng dời nhà ra b́a rừng canh giữ không cho người lạ vào rừng sâu đang cất giấu vũ khí. Mỗi khi có tàu vào, bà con sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo cho cán bộ chiến sỹ của tàu... Những cán bộ chiến sỹ ở Đoàn 962 từng làm việc ở Vàm Lũng- Cà Mau trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước không bao giờ quên được những tấm ḷng của bà con trong đó.

Cũng nhờ vậy nên chỉ trong 3 tháng (từ tháng 7 đến tháng 9 năm 1962) việc xây dựng bến băi đă hoàn thành. Nhiều gia đ́nh sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân v́ cuộc kháng chiến của dân tộc. Cũng có nhiều người bị địch bắt, chúng dùng mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, tra tấn dă man, nhưng không ai có một lời khai báo có hại cho cách mạng.

Nhân dân là nguồn động viên tinh thần, sẻ chia từng chén cơm, manh áo với cán bộ, chiến sỹ để cùng với cán bộ chiến sỹ của Đoàn xây nên “Bến” giữa rừng-một “Bến” không có tiền lệ trong lịch sử- Bến giữa ḷng dân!

Trong vô vàn tấm ḷng cao quư như vậy, có một con người, một tấm ḷng mà sự hy sinh cống hiến cho Cách Mạng thật khó giấy bút nào diễn tả hết được. Đó là Bà Má Nguyễn Thị Mười (Mười Riều).



Má Mười Riều và con trai, thuyền trưởng tàu không số Lê Hà.

Để chuẩn bị cho chuyến tàu vượt biển ra Bắc vào ngày 27/2/1962 của Tỉnh Bà Rịa, má Mười Riều đă đóng góp 10 cây vàng giúp cách mạng mua sắm thuyền và vật dụng khác. Đặc biệt, không chỉ ủng hộ vàng, má Mười Riều c̣n gửi gắm người con trai yêu thương của ḿnh là anh Lê Hà vào đội “tàu không số”... Tấm ḷng cao cả của một con người b́nh dị - má Mười Riều - đă cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sỹ Đoàn tàu không số rất nhiều.

Ghi chú: Bài được trích từ sách Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển do NXB Thông tấn xă Việt Nam xuất bản, Trung tâm Thông tin Truyền thông v́ Môi trường Phát triển, Dự án Uống nước nhớ nguồn thực hiện và giới thiệu.

Theo Infonet
dh2003_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nguiduatin.jpg
Views:	6
Size:	5.7 KB
ID:	465590
 

Tags
đường ṃn Hồ Chí Minh, Giải phóng Miền Nam
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 07:02.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07130 seconds with 12 queries