Cho nên cuộc chiến tranh đông dương lần thứ nhất (1946-1954) không phải là một cuộc đấu tranh quốc - cộng mà chỉ là một cuộc tranh chấp giữa người cộng sản Việt Nam và những người Việt Nam theo Pháp. Trong cả hai hàng ngũ, đều có những người Việt Nam thực sự yêu nước nhưng nói chung ư nghĩa của cuộc tranh chấp là như vậy. Và nói chung chính nghĩa thuộc về phe cộng sản nhiều hơn.
Năm 1954, Ngô Đ́nh Diệm về nước và Quốc Gia Việt Nam trở thành nước Việt Nam Cộng Ḥa. Đó đă có thể là một tập hợp dân tộc mới mang một ư nghĩa mới. Nhưng sự thực đă không phải như vậy.
Ngô Đ́nh Diệm cũng không phải là một người của đấu tranh giành độc lập dân tộc, trái lại không ít th́ nhiều ông cũng đă tiếp tay đàn áp cuộc đấu tranh này. Ông Diệm cũng không phải là một mẫu người hào kiệt theo truyền thống Việt Nam. Ông học hành tầm thường và cũng không tỏ ra có một thành tích cá nhân nào đáng kể. Ông dựa vào bề thế của thân phụ, đi học trường dành cho con quan rồi ra làm quan ngay từ tuổi niên thiếu. V́ thế Ngô Đ́nh Diệm không có tư cách để làm h́nh tượng của một đất nước Việt Nam vừa tái sinh. Ông Diệm trên thực tế cũng chỉ là trung gian, mặc dầu là một trung gian có bề thế hơn và có tư cách hơn những người trung gian trước ông, để thi hành chính sách của Mỹ tại Việt Nam. Khi ông Diệm không c̣n phù hợp với yêu cầu của người Mỹ, họ đă giết ông.
Ông Diệm chết, một đám tướng tá đă từng là công cụ của Pháp và giờ đây đang là công cụ của Mỹ lên thay thế để tiếp tục vai tṛ trung gian của những kẻ không bao giờ đặt vấn đề chủ quyền dân tộc.
Với Nguyễn Cao Kỳ, rồi Nguyễn Văn Thiệu miền Nam đă có thể có một hy vọng khác. Thời gian đă trôi qua và những con người cũng đă thay đổi. Thiệu cũng như Kỳ xuất phát từ quần chúng. Họ đă có thể là hạt nhân cho một sự đổi mới nhất là khi sự hiện diện của một lớp người mới, xuất phát từ quần chúng, trong guồng máy chính quyền miền Nam càng ngày càng đông đảo. Nhưng họ quá tầm thường và đă chọn con đường tiếp tục sự nghiệp của những đứa cháu nội, cháu ngoại của cô Tư Hồng thay v́ tiếp tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ ngàn năm trước của ông cha. Miền Nam đă có một hiến pháp dân chủ xứng đáng được sự tán đồng của các dân tộc tiến bộ, nhưng Nguyễn Văn Thiệu bằng tṛ hề độc diễn năm 1971 đă biến nó thành một mớ giấy lộn. Thiệu đă làm nản ḷng những người có thiện chí và làm tê liệt mọi sinh lực quốc gia, gây sự khinh bỉ đối với chế độ trên khắp thế giới và nhất là tại Hoa Kỳ, quốc gia đỡ đầu cho Việt Nam Cộng Ḥa.
Kể từ năm 1968 trở đi bất cứ một chính phủ Hoa Kỳ nào cũng chỉ có thể có một chính sách duy nhất là t́m cách rút khỏi Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Có thể nếu không có vụ Watergate và Nixon không bị buộc phải từ chức th́ sự thất bại của miền Nam sẽ khác. Nhưng sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Ḥa là điều không tránh khỏi.
H́nh ảnh vẫn c̣n rơ rệt trong đầu óc tôi trong những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa là một kỷ lục ghê gớm: một bé gái 12 tuổi cơng đứa em 3 tuổi trên lưng chay bộ gần 200 cây số đường rừng từ Pleiku tới Nha Trang giữa bom đạn và cướp bóc. Em bé đó xứng đáng được dân tộc này tạc tượng để làm chứng cho can đảm và t́nh yêu. Em bé đó giờ đây ra sao? Có thể đă trở thành một người mẹ. Đứa em trai có thể đang làm nghĩa vụ quân sự tại Kampuchia. Tôi ao ước họ sẽ có hạnh phúc, nhưng tôi tin rằng họ đang khổ, và rất khổ.
Ngày 30/4/1975, đoàn quân chiến thắng của cộng sản tiến vào Sài G̣n trong một niềm hân hoan không tả nổi. Sự vinh quang của họ chỉ có thể so sánh được với sự hổ nhục của chúng tôi.
Sự thất bại của Việt Nam Cộng Ḥa là một điều nằm trong cái lô gích của lịch sử. Cái ǵ xảy ra năm 1975 đă chỉ là hậu quả tất yếu của những ǵ đă xảy ra năm 1946, và cái ǵ xảy ra năm 1946 đă chỉ là hậu quả của những ǵ đă xảy ra trước đó. Tất cả qui vào hai nguyên nhân: đất nước chúng ta thiếu một nhân sự chính trị và một cơ sở tư tưởng. Phần c̣n lại chỉ là chi tiết.
Chính thể Việt Nam Cộng Ḥa đă chết. Nhưng khi đất nước thống nhất người ta đă khám phá ra rằng chế độ Cộng sản tại miền Bắc c̣n tồi tàn hơn nhiều. Chế độ Việt Nam Cộng Ḥa đă là một chế độ cực kỳ thối nát và đă xứng đáng với cái chết ô nhục của nó. Nhưng ít ra nó đă chứng minh một điều: một chế độ tự do dù tồi tệ tới đâu vẫn c̣n hơn một chế độ cộng sản.
Vài năm sau, khi tôi ra khỏi ṿng lao lư tôi đă khóc rất lâu bên nấm mồ đứa con duy nhất của tôi chết trong lúc tôi ở tù. Con tôi được bốn tháng lúc tôi và vợ tôi bị bắt. Chế độ biết chúng tôi có một con thơ nhưng vẫn giam giữ cả tôi lẫn vợ tôi. Đó chỉ là một chi tiết. Và chế độ cộng sản không quan tâm đến những chi tiết. Bỗng nhiên tôi tự hỏi tại sao tôi lại khóc lâu như vậy và tôi hiểu rằng tôi sẽ khóc cho đứa bé này ngay cả nếu nó không phải là con tôi. Tôi khóc cho một đứa con duy nhất xinh đẹp của một kỹ sư và một bác sĩ. Một đứa bé mà cuộc đời đă hứa cho tất cả, nhưng cuối cùng đă chết như một đứa con mồ côi cả cha lẫn mẹ và đă được chôn cất sơ sài trong cái nghĩa trang tiều tụy này.
Tôi tự hỏi cái ǵ đă xảy ra ? Tại sao tôi lại phải vào tù, tại sao vợ tôi lại phải vào tù? Tại sao các bạn bè tôi lại có người được trả tự do, có người vẫn c̣n bị giam giữ và tại sao đất nước này bỗng dưng trở thành tiêu điều như ngày hôm nay ? Tại sao những người cầm quyền lại dốt nát và đần độn trong khi những người tinh khôn và có kiến thức lại bị gạt ra ngoài lề xă hội ? Cái ǵ đang diễn ra trong đầu óc người sĩ quan cộng sản trên chiếc xe đạp tồi tàn kia ? Và tại sao ở nơi đâu trong thành phố này người ta cũng gặp những khẩu hiệu khổng lồ "Đời Đời Nhớ Ơn Chủ Tịch Hồ Chí Minh Vĩ Đại" ? Tất cả như không có thực. Tất cả như một câu chuyện bịa đặt. Nhưng tất cả có thực. Bởi v́ thân thể tôi c̣n mang những thương tích của tù đày. Và bởi v́ có ngôi mộ nhỏ bằng xi măng này trên đó tôi đang ngồi im lặng với hai ḍng nước mắt tuôn tràn.
Tôi bỗng cảm thấy một sự khinh bỉ kim khí thủy tinh với những con người chỉ rút được những bài học tồi tệ từ cuộc sống của chính ḿnh. Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng, v.v... tất cả đều đă vào tù ra khám. Nhưng những con người tầm thường này đă không học được ǵ đáng học. Ở tù, họ đă chỉ học được cách tổ chức nhà tù. Bị hành hạ, họ đă chỉ học được kỹ thuật để hành hạ người khác.
Mười ba năm đă trôi qua kể từ ngày đất nước thống nhất dưới chế độ cộng sản. Đă có nhiều bài báo và tác phẩm rất giá trị về biến cố này. Nhưng phần đông v́ nh́n quá sát biến cố nên có lẽ đă thiếu sự bao quát và không nói lên được cái lô gích của một giai đoạn lịch sử với những bài học cần rút tỉa.
Biến cố 30/4/1975 không phải chỉ có những khía cạnh tiêu cực.
Đất nước đă thống nhất. Dù sự thống nhất đó đă không diễn ra trong những điều kiện thỏa măn được mọi người nhưng Việt Nam cũng đă giải quyết được một vấn đề vẫn c̣n nhức nhối đối với Đức và Triều Tiên. Nước Việt Nam thống nhất là một quốc gia có tầm vóc và có tiềm năng phát triển quan trọng.
Chiến thắng cộng sản ít ra cũng đă giản dị hóa cục diện đất nước. Trước đây chúng ta vừa có tập đoàn chóp bu cộng sản vừa có tập đoàn tham nhũng của miền Nam, ngày nay chúng ta chỉ c̣n một đối thủ cần phải loại bỏ. Chúng ta không c̣n phải làm những chọn lựa miễn cưỡng, đau ḷng.
Nó cũng đă cho chúng ta những bài học có thể rất hữu ích cho ngày mai.
Trước hết, là một kẻ đă đứng trong hàng ngũ Việt Nam Cộng Ḥa và đă bại trận, tôi không thể nào quên được sự hân hoan của những kẻ chiến thắng ngày 30/04/1975 và sự hổ nhục của chính tôi lúc đó. Tôi đă hiểu bằng da bằng thịt là thà làm người lính trong một đạo quân chiến thắng c̣n hơn làm tướng trong một đạo quân chiến bại. Sau này nh́n cung cách của một số người tranh đấu tôi nghĩ rằng họ chưa sống hay chưa hiểu ngày 30/4/75.
Nhưng bài học lịch sử lớn nhất mà ta phải rút ra cho cả một giai đoạn lịch sử dài và đầy đau khổ này là chúng ta không thể không có một nhân sự chính trị và một cơ sở tư tưởng lành mạnh. Chúng ta không làm được ǵ hết nếu thiếu hai điều kiện đó. Ngày nay nhân sự chính trị của ta rất ít ỏi, vậy th́ những con người hiếm hoi đó, dù ở cương vị nào và ở đâu, phải ư thức rằng họ là một sắc tộc thiểu số cần phải nương tựa nhau để sống. Sống đối với họ có nghĩa là thực hiện sự nghiệp cứu nước và đổi ḍng lịch sử đang rất bất lợi cho dân tộc. Giữa họ phải có tinh thần anh em, phải có sự kết nghĩa. Phải không gặp mà đă là bạn, phải chưa quen mà đă là chí hữu. Một cơ sở tư tưởng chung chỉ có thể là kết quả của một cuộc thảo luận bộc trực và rộng khắp, trong đó không thể có những ư kiến không được nêu ra mà cũng không thể có những đề tài cấm bàn đến.
Một bài học khác của ngày 30/4/1975 là một thắng lợi hoàn toàn cũng nguy hiểm và độc hại như một thất bại hoàn toàn. Nó làm cho kẻ chiến thắng say sưa tới độ mê sảng và mất trí. Nó che đậy những vấn đề cần phải giải quyết để rồi khi những vấn đề ấy cuối cùng xuất hiện v́ không c̣n che dấu được nữa th́ đă quá trầm trọng đến nỗi không c̣n giải đáp. Những người tranh đấu v́ tương lai đất nước cũng phải chối từ cái mộng thắng lợi hoàn toàn như quyết tâm không chấp nhận thất bại.
Một bài học đầy ư nghĩa nữa và có lẽ đáng để cho chúng ta suy nghĩ nhất là thắng lợi chỉ có với những người xứng đáng với thắng lợi. Người cộng sản đă thắng lợi hoàn toàn năm 1975 nhưng rồi thắng lợi đă mau chóng vuột khỏi tầm tay họ. Bởi v́ họ không xứng đáng với thắng lợi. Năm 1975, họ được sự ngưỡng mộ của đại đa số nhân dân Việt Nam và của cả thế giới. Chỉ vài năm sau họ trở thành đối tượng thù ghét của cả nhân dân Việt Nam và của hầu hết loài người. Trong số những người chống chính quyền cộng sản ngày hôm nay, rất nhiều người chỉ mơ ước thắng lợi mà không hề chuẩn bị để xứng đáng với thắng lợi. Phải chăng chúng ta vẫn chưa rút được bài học đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta của những đối thủ mà chúng ta muốn đánh bại?
Biến cố 30/4/75 và những ngày sau đó cũng đă giúp ta suy nghĩ và xác định lại ḷng tin của ta ở một định luật chính trị bất di bất dịch và không chấp nhận một ngoại lệ nào. Đó là một chế độ không có chính nghĩa th́ nhất định phải sụp đổ. Các vận động tâm lư chiến của các chính quyền quốc gia đă thành công phần nào trong việc làm cho dân chúng ghê sợ cộng sản nhưng nó đă có tác hại trong tâm năo nhiều người. Nó làm nhiều người lư luận rằng cộng sản không phải v́ có chính nghĩa mà thắng th́ cũng không phải v́ không có chính nghĩa mà sẽ thua. Sự thực th́ trong quá khứ đảng cộng sản đă có vai tṛ lịch sử và do đó đă có chính nghĩa hơn hẳn những chính quyền đối diện với họ.
Ngày nay đất nước đang bị đặt trước những vấn đề mới trong đó đảng cộng sản không những không phải là giải đáp mà c̣n là chướng ngại. Đảng cộng sản đang chắn ngang con đường tiến tới của dân tộc, đang bơi ngược ḍng thác tiến hóa. Cho nên đảng cộng sản sẽ bị bánh xe lịch sử nghiền nát. Bởi v́ bánh xe lịch sử không bao giờ thương hại những kẻ chắn đường nó.
Chế độ cộng sản sẽ sụp đổ không phải v́ nó thiếu đảng viên, quân đội, công an mà v́ nó thiếu người. Nó sẽ sụp đổ không phải v́ nó thiếu vũ khí đạn dược mà v́ nó thiếu những tấm ḷng. Nó đă mất vai tṛ lịch sử. Nó đă mất hết chính nghĩa. Sự sụp đổ của chế độ cộng sản Việt Nam là điều không thể tránh được và không thể đảo ngược được bởi v́ chế độ cộng sản đă mang cái thất bại ở ngay trong ḷng.
Đến lượt những người khác, đến lượt một lực lượng dân tộc mới đứng lên cung hiến cho đất nước những giải đáp thay thế.
Chúng ta phải vượt lên trên ngày 30/4/75 và phải đoạn tuyệt với cái lô gích của nó, phải giă từ cái tâm lư bại trận cũng như cái tâm lư đắc thắng. Chúng ta phải chấm dứt với một giai đoạn lịch sử và khởi hành vào một kỷ nguyên mới.
Làm người Việt Nam trong thế kỷ 20 đă là một điều bất hạnh th́ làm người Việt Nam trong thế kỷ 21 phải là một sự may mắn, một niềm vui và một nguồn hănh diện. Thế giới đă biết đến Việt Nam như là nạn nhân của cảnh huynh đệ tương tàn, của óc độc đoán và độc quyền lẽ phải th́ thế giới sẽ phải biết đến Việt Nam sau này như là vùng đất của sự bao dung, như là một mẫu mực thành công của t́nh anh em t́m lại, của sự xây hồi sinh từ hoang tàn đổ nát.
Đó có thể là giấc mơ Việt Nam của chúng ta. Đó sẽ là di sản mà thời đại chúng ta để lại cho con cháu. Đó sẽ là dấu ấn của chúng ta trong lịch sử dân tộc cho măi măi sau này, khi bụi thời gian đă phủ lên những đam mê và dằn vặt của những kiếp người ngắn ngủi.
Nguyễn Gia Kiểng
(Thông Luận số 5, tháng 5-1988)