Đưa du khách đến Hoàng Sa, đưa tàu với chiến đấu cơ yểm trợ đến vùng Senkaku/Điếu Ngư, đưa quân xâm nhập lănh thổ Ấn Độ, những hành động gây hấn này của Trung Quốc gây lo ngại ngày càng nhiều cho các nước láng giềng châu Á.
Ngày 28/4/2013 chiếc tàu chở các du khách Trung Quốc đầu tiên đă rời bến ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, để đi tham quan quần đảo Hoàng Sa. Kế hoạch phát triển du lịch đến Hoàng Sa đă bị Việt Nam phản đối qua một công hàm trao cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ngày 12/4/2013.
Hải giám 83, một trong những tàu hải giám Trung Quốc tuần tra trái phép Hoàng Sa
Chuyến du lịch nói trên đă được chính quyền Bắc Kinh khuyến khích và được báo chí Nhà nước Trung Quốc cổ vũ, bởi v́ hành động này là nhằm khẳng định hơn nữa chủ quyền trên một quần đảo của Việt Nam, mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép từ năm 1974 đến nay. Đây cũng là cách để Trung Quốc trắc nghiệm phản ứng của các nước láng giềng đang tranh chấp lănh thổ với Bắc Kinh.
Cũng giống như hành động của Trung Quốc đối với Ấn Độ. Ngày 15/4/2013 một đại đội Trung Quốc, với sự yểm trợ của trực thăng, đă vượt qua lằn ranh gọi là Đường Kiểm soát thực tế (LAC), được thiết lập sau cuộc chiến tranh giữa hai nước và năm 1962 và được coi như là đường biên giới Ấn-Trung.
Binh lính Trung Quốc tiến sâu đến 19 km trong phần lănh thổ mà Ấn Độ đang kiểm soát và dựng trại ở vùng thung lũng Depsang. Mặc dù truyền h́nh Ấn Độ chiếu các h́nh ảnh về trại lính này của Trung Quốc, chỉ nằm cách các vị trí của quân đội Ấn Độ có 100 mét, phía Bắc Kinh vẫn khẳng định là quân của họ không hề vượt qua biên giới Ấn-Trung.
Trong khi đó ở vùng Biển Hoa Đông, mà nhiều tháng qua vẫn căng thẳng, báo chí Nhật Bản cuối tuần qua tố cáo là khi xâm nhập vùng quần đảo Senkaku tuần trước, các tàu hải giám của Trung Quốc đă được sự yểm trợ của các chiến đấu cơ, trong đó có nhiều chiến đấu cơ phản lực Su-27 và Su-30. Một quan chức Nhật Bản xin miễn nêu tên nói với nhật báo Sankei Shimbun rằng đây là “một mối đe dọa chưa từng có” đối với Nhật.
Ngày 29/4/2013 ba tàu hải giám của Trung Quốc lại xâm nhập khu vực Senkaku, trong ngày thứ 10 liên tiếp. Thứ sáu tuần trước, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên đă tuyên bố quần đảo Senkaku là một trong những “quyền lợi cốt lơi” đối với Bắc Kinh, có nghĩa đây là một vấn đề không có ǵ phải thương lượng và nếu cần Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để “bảo vệ chủ quyền”, giống như đối với Biển Đông.
Cũng thứ sáu tuần trước (26/4/2013), Bắc Kinh đă lên án việc Philippines kiện bản đồ đường “lưỡi ḅ” của Trung Quốc ra trước ṭa án của Liên Hiệp Quốc. Báo chí do Nhà nước Trung Quốc kiểm soát th́ thẳng thừng đe dọa chiến tranh với Việt Nam và Philippines.
Nhưng Bắc Kinh c̣n trắc nghiệm luôn cả phản ứng của một nước mà cho tới nay ít khi đụng với Trung Quốc, đó là Malaysia. Cuối tháng 3 vừa qua, lực lượng đặc nhiệm của hải quân Trung Quốc đă được triển khai đến băi ngầm James mà Malaysia cũng giành chủ quyền, chỉ nằm cách bờ biển Malaysia có 80km và nằm cách Hoa lục đến 1.800 km!
Theo lời bà Stephanie Kieine-Ahlbrandt, một chuyên gia về chính sách ngoại giao của Trung Quốc thuộc tổ chức International Crisis Group, dường như chính tân lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh đă thúc đẩy chính sách xác quyết chủ quyền mạnh mẽ hơn đối với các nước láng giềng.
Sách trắng về quốc pḥng do Bắc Kinh công bố ngày 16/4/2013 đă nêu rơ mối liên hệ giữa sức mạnh quân sự với chủ thuyết mới của Trung Quốc, nói rằng nhiệm vụ của quân đội là thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”. Khi tường thuật về việc công bố sách trắng này, Tân Hoa Xă đă khẳng định là chính sách quốc pḥng của Trung Quốc không thay đổi, nhưng nước này sẽ “không đánh đổi chủ quyền và quyền lợi để lấy ḥa b́nh”.
Theo
AFP