Được biết, Hội nghị Trung ương 7 lần này có nội dung bàn và quyết về nhân sự…
Từ những biểu hiện trên thực tế, người ta thấy từ Trung ương đến địa phương, ở các cấp, các ngành ngày càng gia tăng những hiện tượng vi phạm các nguyên tắc, quy định về công tác cán bộ của Đảng. Dư luận xă hội hiện nay đă nêu khá phổ biến hiện tượng, đặt vấn đề trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bổ nhiệm, đề bạt, cất nhắc cán bộ đang tồn tại theo công thức để có cái kết trong cái trục xoay theo “vần Ê” theo thứ tự ưu tiên trước-sau là:
HẬU DUỆ, TIỀN TỆ, CÙNG HỆ, HỢP LỆ rồi sau cùng mới đến TRÍ TUỆ. Đây được gọi là sự sắp đặt sẵn của “Ngũ kế vần Ê trong công tác cán bộ”.
Trong bất kỳ thể chế chính trị nào, người nắm quyền (từ thấp đến cao) đều giữ vai tṛ trọng yếu, mang tính quyết định. “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lư nhất định” (HCM). Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nêu rơ phương hướng về công tác cán bộ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ…Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài…Đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy tŕnh đă được bổ sung, hoàn thiện, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu. Không bổ nhiệm cán bộ không đủ đức, đủ tài, cơ hội chủ nghĩa…Có chế tài xử lư nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”.
Trong phương hướng nhiệm kỳ 2011-2015, Nghị quyết Đại hội XI nhấn mạnh cần phải: “Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; loại trừ khả năng để cán bộ và người thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi”. Và mới đây nhất, Nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 cùng chỉ ra: “Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không v́ yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lănh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước”. Trong 19 điều quy định Đảng viên không được làm, có điều thứ 10 quy định đảng viên không được “Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học, đi nước ngoài trái quy định”…
Báo cáo tại đại hội như thế, nghị quyết “bung ra” như thế. Nếu chỉ đọc các nghị quyết thấy đúng, đủ, hay, sát thực tế, nêu thực trạng, chỉ rơ việc cần làm. Vậy mà, khi đi vào cuộc sống, vẫn là “Nói dzậy, mà hổng phải dzậy”. Cán bộ quyết định hết thảy mọi việc, v́ vậy công tác cán bộ phải đi đúng đường lối, đúng nghị quyết, điều lệ của Đảng. Trong chế độ ta, cán bộ là người nhận trách nhiệm trước Đảng, chính quyền để phục vụ nhân dân, “là người lănh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”, phải thật sự là công bộc của dân. Mục tiêu của công tác cán bộ phải thường xuyên coi trọng bảo đảm dân chủ, khách quan, khoa học, đáp ứng nhu cầu lănh đạo, quản lư, điều hành xă hội, sản xuất kinh doanh thực sự có chất lượng, hiệu quả, thúc đẩy kinh tế -xă hội phát triển. Cho nên, việc đào tạo, thử thách, tạo nguồn, chọn lọc đội ngũ, phân công bổ nhiệm, cất nhắc, giao nhiệm vụ, chức trách cho cán bộ phải thật sự dân chủ, chuẩn xác, trung thực, khách quan. Thế nhưng, từ nhiều nhiệm kỳ Đại hội Đảng đă bộc lộ những yếu kém trong lănh đạo, thực thi công tác cán bộ.
Công tác quy hoạch nêu ra rất nhiều, nghị quyết, chỉ thị, thông tri cũng không thiếu như đă đề cập ở trên, vậy mà trong thực tế hầu như chỉ nằm trên giấy, vẫn như một sự nhắc nhở, kêu gọi, chưa đem lại nhiều hiệu quả trong thực tiễn đời sống xă hội. Nh́n lại, có thể thấy hầu như việc xây dựng quy hoạch công tác cán bộ chưa thực sự đi vào nền nếp, chưa có tính khoa học, c̣n tùy tiện và không thường xuyên, mới tập trung thực hiện ở cấp đảng ủy cơ sở, chưa xây dựng được quy hoạch ở cấp trung ương, dẫn đến sự hẫng hụt, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ thật đúng người, đúng việc. Hơn thế nữa, như Nghị quyết Đại hội XI và Hội nghị T.Ư 4 đă đánh giá rất thẳng thắn và khách quan: Có không ít trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, bố trí không đúng sở trường, năng lực, mà c̣n nặng về “quan hệ thân, quen”, chạy chọt ,ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lănh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước. Trong việc đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ vẫn c̣n nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có đức, có tài; không kiên quyết thay thế người vi phạm, uy tín giảm sút, năng lực yếu kém. V́ thế, công tác cán bộ c̣n thiếu và mất dân chủ, không thực sự công bằng, c̣n biểu hiện bè phái, thiếu trong sáng, không minh bạch, thiếu khách quan, toàn diện và sai nhiều nguyên tắc trong công tác cán bộ…
Cũng từ những biểu hiện trên thực tế, người ta thấy từ Trung ương đến địa phương, ở các cấp, các ngành ngày càng gia tăng những hiện tượng vi phạm các nguyên tắc, quy định về công tác cán bộ của Đảng. Dư luận xă hội hiện nay đă nêu khá phổ biến hiện tượng, đặt vấn đề trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bổ nhiệm, đề bạt, cất nhắc cán bộ đang tồn tại theo công thức để có cái kết trong cái trục xoay theo “vần Ê” theo thứ tự ưu tiên trước-sau là: HẬU DUỆ, TIỀN TỆ, CÙNG HỆ, HỢP LỆ rồi sau cùng mới đến TRÍ TUỆ. Đây được gọi là sự sắp đặt của “Ngũ kế vần Ê trong công tác cán bộ”.
Về HẬU DUỆ: Trước hết phải quan tâm ưu tiên đề bạt, cất nhắc, bố trí, sắp xếp để có ghế “ngon” cho con, em những vị lănh đạo đương chức, đương quyền. Trong một vài nhiệm kỳ, họ đều phải nghĩ kế, t́m cách làm sao sắp xếp, chọn ghế “tốt” cho con, em và nhiều khi cả cháu trong gia đ́nh, ḍng tộc nội, ngoại. Thế nên, người ta mới đúc kết công thức nhân sự 20C là: “Con cháu các cụ cả, cần chăm chút, coi cơ cấu, chọn chỗ cho chúng có cái chức chủ chốt”. Những nhân sự trong diện này mà được bậc trưởng thượng đă có ư định rơ ràng, có chủ đích “cắm chỗ”, được chú ư quan tâm th́ chắc chắn là hưởng lộc chính trị ngon lành, “bỏ cối không trật”. Đây được coi là hạng Nhất, chất lượng tiêu chuẩn Vàng.
Kế đến là, ưu tiên thứ nh́ phải là tiêu chuẩn TIỀN TỆ, tức là t́nh trạng mua chức, mua quyền. Không ít trường hợp ông A, bà B bỗng chốc xuất hiện chức danh này, vị trí kia mà thiên hạ thấy lạ hoắc, như dưới đất chui lên trên trời rơi xuống. Học hành chưa đâu vào đâu, bằng cấp th́ mánh lới chạy chọt, phải mua mới có, công lao, thành tích, năng lực chẳng có bao nhiêu, không thấy đưa ra “hỏi ư đồng bào”, không được dân bầu, dân cử, nhưng bỗng nhiên thây lù lù cái quyết định bổ nhiệm sáng rỡ. Tiêu chuẩn Quốc tế mang tên ISO là chuyên xét để công nhận tiêu chuẩn hóa chất lượng sản phẩm trong sản xuất, thương mại và thông tin. Nhưng nếu xét về tiêu chuẩn cán bộ mà tạm gọi cũng ISO – 1001 (có 1001 chuyện về công tác cán bộ, kể hoài không hết), v́ đồng tiền ṿng vèo trăm nẻo, đi lối nào có trời mà biết. Đây là chất lượng tiêu chuẩn Bạc.
Thứ ba là CÙNG HỆ: (Thường là Nhóm lợi ích) Phải là có phe cánh, ê kíp, cùng nhóm lợi ích với nhau. Trong tiêu chuẩn cùng hệ này phải quan tâm chọn lọc, bồi dưỡng, cất nhắc, bổ nhiệm trong số những người vốn có mối quan hệ thân quen, mối làm ăn từ trước và nhất là hiện tại, có ngang tầm về chính trị, tư tưởng, quan điểm, nhận thức; lại phải có đạo đức, lối sống, tác phong, tính cách hợp nhau, phải biết cùng ăn cùng chịu, cùng hưởng, cùng chia, chấp nhận và biết cách vào hùa chung hụi. Cái tiêu chuẩn cùng hệ này có kiểu dáng na ná như “môn đăng hộ đối”, cùng cảnh (về mức sống, khả năng kinh tế) với nhau. Mọi việc, kể cả việc làm sai trái cũng phải biết “đồng thanh tương ứng, đồng khí tường cầu”, khi gặp những t́nh huống cần thiết phải biết “ứng hiệp” cho nhau, bảo vệ nhau. Nhưng trước hết của sự đồng ứng cùng hệ phải có vốn, đất đai, trang trại, xe cộ, nhà cửa phải tương đương nhau, th́ mới “dễ chơi”, dám và biết chịu chơi. Nếu bầu bán mà cùng hệ, dù là hệ ǵ chăng nữa, trong chi bộ có số đông cùng hệ th́ chắc chắn số phiếu bầu sẽ cao. Cái này không gọi là dân chủ được, mà coi như một dạng “hiệp chủ”. CÙNG HỆ được xếp ở hàng tiêu chuẩn Đồng.
Thứ tư là HỢP LỆ: Là muốn sắp xếp ông A, bà B, cậu ấm C, cô chiêu D vào các chức danh, có ghế đàng hoàng, phải t́m cách hợp thức hóa hồ sơ, thủ tục, phải qua ư kiến đề xuất của Hội đồng nhân dân hẳn hoi, có khi chỉ cần vài văn bản đề xuất của Mặt trận, công đoàn, đoàn thanh niên, miễn là phải được phết lên một thứ nước sơn “dân chủ” để hợp thức hóa việc bổ nhiệm. Cái tiêu chuẩn hợp lệ này bắt nguồn từ những mối quan hệ cá nhân, những cách nh́n nhận, xem xét tùy tiện, lối làm việc vô trách nhiệm, cảm t́nh và cảm tính vượt lên mọi quy tŕnh, quy hoạch, quy định, nguyên tắc.
Cuối cùng, áp chót, mới đến tiêu chuẩn TRÍ TUỆ. Những người thông minh, được đào tạo chính quy, học hành bài bản, bằng cấp nghiêm chỉnh, thực sự tỏ ra có năng lực, được quần chúng tín nhiệm, tin phục, kỳ vọng th́ lại ít được quan tâm, và cũng không c̣n chỗ, v́ các tiêu chuẩn trên đă choán mất gần hết ghế rồi. Những người này phần lớn thuộc thành phần con em lao động, không quyền thế, không thân thích, ít có mối quan hệ, lại không biết chạy cửa này cửa kia, th́ khó có điều kiện được đưa vào nguồn hoặc được sắp chỗ để phấn đấu, cống hiến. Tất nhiên cũng không loại trừ có những người thuộc diện này có số được ăn may mưa móc, tức là được cơ quan tổ chức Đảng, ngành nội vụ phát hiện, đạt được sự khách quan, công minh, xuất phát từ nhu cầu nhiệm vụ một cách vô tư. Nhưng hầu như ít lắm, “ăn may” nhằm vào lúc đơn vị tiếp nhận cân “cân đối” cán bộ để tránh tiếng thôi!
Hệ lụy cuối cùng của “Ngũ kết vần Ê” trong công tác cán bộ là phải gặt về vần Ê tương xứng, và đói trọng, là
bị xă hội PHÊ, CHÊ. Chắc chắn hậu quả để lại là công việc bị
TRẦM BÊ, TR̀ TRỆ, không c̣n đáp ứng được mục tiêu xây dựng xă hội dân chủ-công bằng-văn minh, như ta vẫn đọc thấy phần kết luận ở các nghị quyết bất kỳ đại hội nào, như lời hô hào nghe sang sảng trên nghị trường, trên bục phát biểu hội nghị. Mà đă như vậy, biết bao giờ mới đạt được mục tiêu đưa ra rất hợp ḷng người với tiêu chí đă thành khẩu hiệu quá quen: “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”!?
TTXVA