(Dân trí) - Một nghiên cứu của giới chuyên gia Mỹ mới được công bố cho thấy Trung Quốc nhiều khả năng sẽ dùng sức mạnh đang lên của ḿnh để lấn lướt Nhật Bản. Tuy nhiên, sẽ không có kiểu đối đầu giống như thời Chiến tranh Lạnh.
Tàu hải giám Trung Quốc và tàu tuần duyên Nhật gần Senkaku/Điếu Ngư hồi cuối năm ngoái
Nghiên cứu “Quân sự Trung Quốc và Liên minh Mỹ-Nhật Bản vào năm 2030” (China’s Military and the U.S.-Japan Alliance in 2030), được 9 chuyên gia hàng đầu thuộc viện nghiên cứu Carnegie Endowment for International Peace, trụ sở tại thủ đô Hoa Kỳ, đưa ra. Đây được xem là một nghiên cứu công khai toàn diện nhất về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động trên liên minh Mỹ-Nhật trong những năm tới đây.
Các chuyên gia Mỹ ghi nhận rằng với chí phí quốc pḥng luôn tăng trên 10% mỗi năm, Trung Quốc ngày càng tạo ra quan hệ căng thẳng với Nhật Bản, nước đang lên tiếng báo động về tần số càng lúc càng dồn dập của các vụ tàu Trung Quốc đột nhập vào khu vực bao quanh quần đảo đang tranh chấp giữa hai bên.
Theo các chuyên gia Mỹ, nh́n một cách tổng quát th́ chủ trương của Trung Quốc vẫn là chỉ dùng vũ lực như một phương cách tối hậu trong vấn đề đối ngoại. Thế nhưng hiện nay, Bắc Kinh có thể thấy có lợi trong việc xử lư vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư như là một trường hợp đặc biệt, tức là viện đến sức mạnh để đạt mục tiêu giành lấy chủ quyền.
Báo cáo viết : “Trong ṿng từ 15 đến 20 năm tới đây, thách thức tiềm tàng lớn nhất đối với liên minh Mỹ-Nhật không bao hàm một cuộc xung đột quân sự toàn diện giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Hoa Kỳ - chẳng hạn như trong trường hợp Trung Quốc cố gắng dùng sức mạnh trục xuất Mỹ ra khỏi khu vực”.
Thách thức nhiều khả năng xảy ra nhất, theo bản báo cáo, sẽ bắt nguồn từ “sức mạnh cưỡng chế ngày càng tăng của Bắc Kinh”. Tiềm lực quân sự của Trung Quốc ngày càng mạnh có thể cho phép Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng hoặc t́m cách giải quyết tranh chấp với Tokyo theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc.
Đối với các tác giả, “các thay đổi đáng kể” - chẳng hạn như một cuộc chiến tranh lạnh tại châu Á giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các đồng minh, hoặc khả năng Châu Á bị Trung Quốc hoàn toàn khống chế, các điều này chưa thể xẩy ra vào thời điểm năm 2030.
Báo cáo cũng chỉ ra hai viễn cảnh khả thi nhất cho Trung Quốc. Thứ nhất là nền kinh tế nước này sẽ phát triển với tốc độ 4-5%/năm, khiêm tốn hơn rất nhiều so với những năm gần đây và lănh đạo Trung Quốc sẽ tập trung vào ổn định đất nước.
Theo viễn cảnh đó, Trung Quốc sẽ áp dụng “thái độ kiềm chế và phần lớn là pḥng thủ” đối với Nhật và liên minh Nhật-Mỹ trong 15-20 năm tới.
Nhưng theo một viễn cảnh khác, cũng được đánh giá là nhiều khả năng xảy ra, Trung Quốc sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn và có thái độ ngày một hiếu chiến hơn. Trung Quốc có thể sẽ gây áp lực lớn hơn với Nhật song cũng t́m kiếm hợp tác về kinh tế, tránh gây “báo động quá mức” ở Tokyo và Washington.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người có quan điểm bảo thủ mới trở lại nắm quyền vào tháng 12 năm ngoái, đă tăng cường chi tiêu quốc pḥng và ủng hộ cho việc xem xét lại hiến pháp ḥa b́nh hậu Thế chiến II của nước này.
Tuy nhiên, nghiên cứu nhận định sẽ không có thay đổi lớn từ phía Nhật đối với Trung Quốc, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến hiến pháp ḥa b́nh, nền kinh tế đang phát triển chậm, dân số già cùng những lợi ích kinh tế bị gắn chặt với nước láng giềng lớn hơn.
“Bất chấp uy lực gần đây của những người ủng hộ một chiến lược cạnh tranh toàn lực, Nhật nhiều khả năng sẽ theo đuổi chính sách hợp tác”, nghiên cứu cho hay.
Nghiên cứu cũng nhận định Nhật dự kiến sẽ đặt liên minh với Mỹ lên hàng đầu, thậm chí là trong bối cảnh nhiều khả năng Washington phải cắt giảm quân sự.
Vũ Quư
Theo
AFP
Dantri