Sau gần 200 năm công nghệ làm đèn pháp lam triều Nguyễn bị thất truyền, sự xuất hiện của đôi đèn đồng tráng men (pháp lam) tại công viên Tứ Tượng (Huế) đă khiến du khách và người dân nơi đây thực sự ngạc nhiên, thích thú.
Tiết lộ bí quyết phục chế pháp lam
Sử sách nhà Nguyễn cho biết, kỹ nghệ chế tác pháp lam thịnh hành vào các đời vua Minh Mạng (1820 - 1841), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 -1883) rồi sa sút, thất truyền từ sau thời kỳ tứ nguyệt tam vương (thời kỳ bốn tháng 3 Dục Đức, Hiệp Ḥa, Kiến Phúc).
|
Cặp đèn pháp lam lớn nhất Việt Nam (Ảnh: Phạm Bá Thịnh) |
Tốt nghiệp Khoa Vật lư, Trường ĐH Khoa học Huế, nhưng lại đam mê nghề truyền thống, nghiệp duyên đă đưa chàng trai Đỗ Hữu Triết đến làm việc tại Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế một thời gian dài. Những năm tháng nghiên cứu phục dựng, bảo tồn các di tích đă dấy lên niềm đam mê pháp lam trong chàng trai trẻ; để sau này anh chọn đề tài phục dựng pháp lam Huế.
Người đàn ông 40 tuổi này vài năm trước đă đứng ra thành lập Công ty TNHH Thái Hưng để phục hồi lại kỹ nghệ sản xuất pháp lam. Sản phẩm mỹ nghệ pháp lam của công ty này khá đa dạng. Tất cả đều được làm trên chất liệu đồng đỏ, gồm các bức tranh dân gian, các hoạ tiết trang trí truyền thống được phục chế dựa theo các mẫu pháp lam cổ; các đồ vật trang trí theo thiết kế mới.
Đặc biệt, các hoạ sỹ c̣n cho ra đời những sản phẩm mang tính nghệ thuật cao, bao gồm cả hội họa truyền thống và hội họa đương đại, mở ra một xu hướng mới cho việc ứng dụng men màu pháp lam… Đây chính là cơ sở giúp anh nghiên cứu để đưa pháp lam Huế hồi sinh trở lại.
Yêu cầu cơ bản khi chế tác đồ pháp lam là khi men tô lên, màu không lem vào nhau. Loại men này vốn là của người Trung Hoa, du nhập vào Việt Nam từ thời vua Minh Mạng (khoảng 1827) và được sử dụng để trang trí nội ngoại thất. Các nghệ nhân đă sớm biết gia giảm liều lượng đậm nhạt, nóng lạnh của màu sắc.
Pháp lam thường dùng các màu: Vàng, lục, xanh, đỏ, đen, nâu, là màu gốc kim loại phổ biến của men. Ngoài ra, theo quy luật phối màu của hội họa, pháp lam c̣n có sự phối màu qua lại. Mỹ thuật trang trí pháp lam không phải là nét vẽ của những người họa sĩ, mà là nét vẽ của những người thợ lành nghề, họ vẽ theo một sự thống nhất của cả một dây chuyền làm việc. Việc tạo dáng cũng vậy, tất cả đều do tay nghề của người thợ chứ không dựa vào men, riêng phần kỹ thuật th́ t́m ra độ tương thích để men không bị ră khi tráng lên đồng.
Qua bao năm dày công nghiên cứu, phục dựng các tác phẩm pháp lam, Đỗ Hữu Triết đă đưa ra những kết luận về pháp lam Huế khá sắc sảo. Dù pháp lam Huế ra đời muộn hơn so với thế giới, người Việt Nam học nghề làm pháp lam từ Trung Quốc, nhưng bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Việt Nam đă thổi vào các tác phẩm pháp lam tâm hồn và tư duy mỹ thuật của người Việt.
Kỷ lục Guinness châu Á
Nói về sự kiện khánh thành hai trụ đèn kính pháp lam, anh Triết cho biết để tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2013. Dự án lắp đặt bộ đôi đèn kính pháp lam cung đ́nh tại Công viên Tứ Tượng do công ty kêu gọi tài trợ và thi công. Sản phẩm này đánh dấu sự hồi sinh của kỹ nghệ chế tác pháp lam cung đ́nh Huế sau một thời gian dài vắng bóng, tạo nên nét đặc sắc, mới mẻ cho một địa chỉ văn hóa ở Huế.
|
“Cha đẻ” của cặp đèn |
Bộ đôi đèn pháp lam có tổng kinh phí thực hiện 2,5 tỷ đồng, mỗi cây đèn có đường kính 2,2m; cao 5m. Đây là hai trụ đèn kết hợp 3 loại h́nh nghệ thuật trang trí: Nghệ thuật pháp lam, nghệ thuật đúc đồng và trang trí màu kính ghép. Hai trụ đèn pháp lam mang dáng h́nh chiếc lọng cung đ́nh Huế.
Nói về h́nh tượng của cặp lọng pháp lam kỷ lục, anh Triết cho biết, người Huế cũng như người Việt Nam thường có thói quen dùng lọng để bảo vệ, che chở những người ở bên trong, xung quanh trang trí chữ Thọ và hoa văn hóa rồng bay để biểu thị sự trường tồn.
Ngay những hoa văn cách điệu đă có ư nghĩa, là vươn ḿnh biến đổi đi lên để phát triển. Đáy là vân mây, nước; những biểu tượng rất tinh tế, theo quan niệm người xưa có thủy tức có lộc.
Để thực hiện hai trụ đèn pháp lam, Công ty Thái Hưng đă huy động 100 thợ, họa sĩ thi công trong thời gian một năm. Hiện bộ đôi đèn pháp lam này được xem là lớn nhất Việt Nam, có thiết kế trang nhă, phù hợp với không gian cổ kính của đất Huế. Nhiều chuyên gia đánh giá đây là bộ đèn pháp lam lớn nhất Việt Nam, thể hiện tŕnh độ nghệ thuật của người thợ Việt Nam không thua kém so với các nước trên thế giới.
Anh Triết cho biết thêm, sau khi ra mắt tại Festival nghề truyền thống 2013, hai trụ đèn này sẽ được đặt vĩnh viễn tại Công viên Tứ Tượng để công chúng có thêm một địa chỉ thưởng lăm khi đến Huế.
Theo
Xa lộ Pháp luật