Vào ngày 9 Tháng Năm, cô Susie Trương Harborth sẽ là một trong 20 phụ nữ được tạp chí về kỹ thuật, khoa học Mass High Tech vinh danh “Women to Watch,” 2013.
Cô Susie Trương Harborth. (H́nh: nhân vật cung cấp)
Thấy một gương mặt khá trẻ giữa các tiến sĩ, giám đốc được vinh danh khác, ít ai biết cô Susie, 34 tuổi, cũng từng nếm mùi cực khổ của giai đoạn vượt biên, những khó khăn khi vừa làm vừa học tại Đại học, những lúc căng thẳng lo lắng v́ thất nghiệp, trước khi có được thành công trong cương vị giám đốc tài chánh của công ty giải mă DNA, GnuBIO.
Khi c̣n đi học, cô Susie vừa đi làm toàn thời gian, vừa lo hoàn tất bằng cử nhân về Tài Chính ở Cal State Long Beach. “Nhờ vậy mà tôi quen làm việc, làm nhiều việc một lúc.” Cô nói.
Học xong cử nhân, cô đi làm tại một công ty đầu tư mạo hiểm. Trong khoảng thời gian này, cô nhận thấy “muốn là một phần của văn hoá khởi điểm, đi đầu (start up).” Cô quyết định đến trường trở lại, và theo học thạc sĩ Sinh học tại chương tŕnh mở rộng cho cộng đồng của Đại học Harvard.
Nhờ những “vốn liếng” thu thập ban đầu, cô Susie có thể ứng dụng cả hai ngành Tài chánh và Sinh học, hai ngành tưởng chừng như không có liên hệ ǵ này, để giúp cho công ty có chỗ đứng vững vàng trong thời buổi lănh vực công nghệ sinh học đang phát triển nhanh chóng.
Cô Susie Trương từng làm cho tập đoàn đầu tư Leerink Swann từ năm 2003. Tập đoàn có trụ sở ở Boston này chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ sinh học. Họ mướn cô Susie Trương để nghiên cứu các công ty mới có thể đầu tư được, v́ cô có bằng cấp ở cả hai ngành Tài Chính và Sinh Học. Cô Susie kết thúc công việc ở nơi này, một phần là v́ “Tôi thích những công ty mới. Việc ngân hàng cũng tốt, nhưng tôi thích các nơi có sự sáng tạo.” Cô không ngần ngại về làm ở pḥng tài chánh cho Cequent vào 2006, khi nó mới thành lập không lâu trước đó.
Năm 2010, cô Susie Trương bị thất nghiệp. Công ty Cequent, nơi cô làm ở pḥng tài chánh từ năm 2006, được công ty Marina Biotech mua về với giá $46 triệu. Công ty mới thay đổi nhân lực, sa thải nhiều nhân viên, trong đó có cô Susie. Không nản chí, cô Susie lập tức đi t́m một cơ hội khác. Trong số những người cô quen biết qua mạng LinkedIn, một mạng xă hội chuyên dành cho công việc, có ông John Boyce, sáng lập viên công ty GnuBIO. Khi hai người hẹn gặp, ông Boyce thuyết phục cô về giúp cho công ty của ông, khi đó chỉ mới được thành lập. Cô Susie Trương đồng ư.
Công ty GnuBIO phát triển nhanh chóng. Công ty hiện chuẩn bị cho ra đời một hệ thống điện toán mới có khả năng giải mă DNA với giá rẻ và có kết quả chỉ sau vài tiếng đồng hồ. Nay công ty GnuBIO đă vượt qua những khó khăn ban đầu và có chỗ đứng vững trên thị thường công nghệ sinh học. Người giám đốc tài chánh Susie Trương Harborth cũng được vinh danh giữa những tên tuổi lớn khác trong lĩnh vực này.
Cô Susie Trương Harborth. (H́nh: nhân vật cung cấp)
“Tôi không bao giờ quên ḿnh là một người Việt tị nạn,” cô Susie nói với phóng viên Người Việt. Rồi cô kể thật nhanh về ḿnh.
“Gia đ́nh rôi vượt biên khi tôi 2 tuổi. Ba mẹ phải cố lắm để cho 3 chị em tôi (tôi, một em trai, một em gái) được đi học trường tốt, có ăn, có mặc, và nhất là có t́nh yêu thương. Với chúng tôi, chúng tôi đă có tất cả những thứ ḿnh cần.”
“Ba mẹ đă đánh cuộc với cuộc đời để đến Hoa Kỳ, tôi luôn ghi nhớ kỹ điều này. Nó khiến tôi biết siêng năng làm việc, bất kể bạn là ai, làm ǵ, hăy nỗ lực 110% và tôn trọng mọi người xung quanh, người lao công cũng như người giám đốc.”
Với cô Susie, những ǵ cô có được hôm nay không phải là “thành tựu”, chỉ là “một ví dụ của bao phụ nữ cố cân bằng giữa công việc và gia đ́nh.”
Mười tháng trước, vào giữa 2012, cô Susie hạ sinh người con thứ hai. Đứa con đầu của cô được bốn tuổi. Cô vẫn chu toàn thời gian làm việc với các nhân viên và đồng nghiệp tại sở làm và bổn phận làm mẹ, làm vợ ở gia đ́nh.
Cô Susie cho biết gia đ́nh luôn giữ vị trí quan trọng, gia đ́nh mới với những đứa con nhỏ mà cô dành thời gian để nấu ăn, đọc sách cho chúng, cũng như gia đ́nh lớn có cha có mẹ cô ở Little Saigon mà cô tranh thủ những kỳ nghỉ để về thăm.
Về công việc, cô Susie Trương nói ḿnh “chỉ là một người mới vào nghề” và “may mắn được nhiều chú ư.”
“Chúng tôi làm việc nhằm cải thiện sức khoẻ và đời sống của các bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhân bị ung thư. Một ngày nào đó, kỹ thuật của GnuBIO sẽ giúp các văn pḥng bác sĩ kê thuốc cho bệnh nhân theo DNA của từng người.” Cô Susie nói.
Nguồn: NV