Nhân dân Nhật báo muốn Trung Quốc buộc Manila "trả giá" vụ nổ súng; tàu cá Trung Quốc ṿng tránh tàu công vụ nước ngoài trên biển Đông; Ấn Độ vừa hợp tác với Trung Quốc vừa tăng cường pḥng thủ...là tin tức thời sự chính ngày 12/5.
Tờ Tân Kinh xuất bản tại Trung Quốc ngày 12/5 đưa tin, lúc 3 giờ sáng 11/5 khi 32 tàu cá Trung Quốc đă chính thức xâm nhập vùng biển quần đảo Trường Sa của Việt Nam đă bị 2 "tàu công vụ nước ngoài" tập kích vào đội h́nh cơ động của 32 tàu cá Trung Quốc để kiểm tra khám xét.
Thuyền trưởng của một trong 32 tàu cá Trung Quốc kéo ra Trường Sa đánh bắt trái phép nói với các phóng viên nước này, 2 chiếc "tàu công vụ nước ngoài" đă xông thẳng tới đội h́nh tàu cá Trung Quốc, có lúc chỉ cách 3 đến 4 mét buộc các tàu cá Trung Quốc phải ṿng tránh. Hai tàu này bám theo đội h́nh tàu cá Trung Quốc suốt 2 giờ đồng hồ rồi mới rời khi sau khi đă quay phim, chụp ảnh.
Ngày 12/5, nhà lănh đạo đảo Đài Loan Mă Anh Cửu tuyên bố cho Philippines 72 tiếng để đáp ứng yêu cầu liên quan đến vụ lực lượng bảo vệ bờ biển Philiippines bắn chết một ngư dân Đài Loan. Theo truyền thông Đài Loan, các yêu cầu mà Đài Loan đưa ra là Philippines phải xin lỗi, làm sáng tỏ sự thật, trừng phạt những người có trách nhiệm, bồi thường cho nạn nhân và thiệt hại tàu cá và khởi động đàm phán với Đài Loan về một hiệp định đánh bắt cá càng sớm càng tốt.
Trong khi đó, theo hăng CNA của Đài Loan, vin cớ bảo vệ ngư dân sau vụ việc trên, Cảnh sát biển Đài Loan hàng ngày sẽ phái tàu tuần tra Đài Nam 2.000 tấn "xuống phía Nam tuần tra". Cũng theo hăng này, tàu Đài Nam có thể kéo xuống tuần tra trái phép tận khu vực đảo Ba B́nh trong quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Bàn về vụ nổ súng này, ngày 12/5, Nhân dân Nhật báo Trung Quốc đăng bài phân tích của Hoa Ích Văn, chuyên gia phân tích quốc tế cho rằng ngoài việc thông qua ngoại giao để gây áp lực với Philippines, Bắc Kinh c̣n phải buộc Manila "trả giá" xứng đáng cho vụ nổ súng này. Trước đó, Hoàn cầu Thời báo cũng lên giọng, để dạy cho Philippines một bài học, Trung Quốc nên tổ chức nhiều đội tàu cá kéo ra vùng biển tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc (băi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa, trong đó Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Philippines và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền - PV) và phái tàu chiến hộ tống.
NDTV ngày 11/5 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Ấn Độ AK Antony khẳng định rằng tranh chấp lănh hải ở Biển Đông cần được giải quyết theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ông Antony cho hay, mặc dù Ấn Độ không có tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông nhưng hai lô dầu 127 và 128 nằm trong bể Phú Khánh ở Biển Đông là nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam. Trung Quốc đ̣i "chủ quyền" đối với cả khu vực này là điều không thể chấp nhận được.
Trong một thông điệp khác rơ ràng và cứng rắn nhằm đến Trung Quốc, Bộ trưởng Antony cho biết, mỗi quốc gia có quyền xây dựng cơ sở hạ tầng trên lănh thổ của họ, cho nên Ấn Độ cũng có quyền xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng ḿnh trên lănh thổ của ḿnh. Trung Quốc cũng đă làm những điều tương tự ở biên giới Trung - Ấn.
Hiện Ấn Độ đang thảo luận với Trung Quốc về một thỏa thuận hợp tác pḥng thủ biên giới mới trong bối cảnh hai nước láng giềng này t́m cách hàn gắn quan hệ song phương bị phương hại sau vụ một tranh chấp biên giới bùng phát gần đây, sự kiện nêu bật t́nh h́nh căng thẳng âm ỉ bấy lâu nay giữa hai nước. Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid cho biết, các đại diện đặc biệt của hai nước sẽ gặp nhau trong một vài tháng để thảo luận về những vấn đề này.
Báo The Times of India số ra ngày 12/5 dẫn lời một quan chức cấp cao Hải quân Ấn Độ cho biết nước này sẽ đưa máy bay do thám tầm xa trên biển và Boeing P-8I vào phiên chế hoạt động của hải quân trong năm nay. Quan chức này cho biết việc đưa các máy bay trên vào phiên chế hoạt động của hải quân sẽ tăng cường khả năng trinh sát hàng hải tầm xa và khả năng chống tàu ngầm cho Hải quân Ấn Độ.
Cùng với đó, Hải quân Ấn Độ cũng đă chính thức đưa máy bay chiến đấu “Báo đen” MiG-29K (MiG-29K Black Panther) vào phiên chế của hải quân nước này. Phi đội “Báo Đen” ban đầu gồm có 16 máy bay với tên gọi “IANS 303". MiG-29K có khả năng chiến đấu trên không, một khi được kết hợp với tàu sân bay INS Vikramaditya sẽ tăng sức mạnh đa năng của hải quân Ấn Độ.
Báo Hàn Quốc Chosun Ilbo số ra ngày 11/5 cho biết Triều Tiên thông báo đă sẵn sàng gửi hàng trăm công dân nước này sang làm việc trong các cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. B́nh Nhưỡng cũng đă đặt điều kiện về việc cấp nơi ở cho người lao động, trong đó có thể theo dơi sự di chuyển của các công dân Triều Tiên. Trong ảnh, lính Hàn Quốc canh gác cầu Thống Nhất dẫn tới khu công nghiệp Kaesong ở Triều Tiên.
Các quan chức cấp cao của Triều Tiên vừa cho biết các cuộc thảo luận và tham vấn toàn quốc đang được tiến hành để thực hiện các biện pháp cải cách mà nhà lănh đạo Kim Jong Un chỉ đạo, theo Chosun Sinbo, báo thân Triều Tiên có trụ sở tại Nhật Bản. Các quan chức cho hay những ư tưởng xuất sắc được đề xuất trong cuộc tham vấn sẽ được tiến hành trên cả nước nếu việc thí điểm tỏ ra hiệu quả.
(Tổng hợp theo TTXVN, GDVN, Thanh niên, VNE)