- Theo La Viện, tàu sân bay Trung Quốc sẽ h́nh thành "sức chiến đấu" khi cần thiết, c̣n tàu ngầm hạt nhân c̣n nhiều tính năng kém phương Tây.
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 13/5 có bài viết phỏng vấn Thiếu tướng La Viện (chuyên gia quân sự bàn giấy), Phó hội trưởng thường trực kiêm Tổng thư kư Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc, nguyên phó trưởng ban nghiên cứu quân sự thế giới, Viện khoa học quân sự Trung Quốc về Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2013 do Mỹ công bố và trả lời về các vấn đề liên quan đến vũ khí trang bị tiên tiến như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc.
La Viện - Thiếu tướng bàn giấy Trung Quốc
Về thời gian h́nh thành sức chiến đấu cũng như xu thế phát triển của tàu sân bay Trung Quốc, La Viện cho rằng, tàu sân bay được dư luận Trung Quốc rất quan tâm, đây là biểu hiện “nhiệt t́nh với quốc pḥng”.
Căn cứ vào nhu cầu quốc pḥng, năng lực công nghệ và khả năng tài chính, Trung Quốc phát triển tàu sân bay “một cách thích hợp” để đáp ứng nhu cầu xây dựng “cường quốc biển”.
Hiện nay, tàu sân bay Liêu Ninh chủ yếu dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học và huấn luyện, bản thân nó cũng là “máy ấp trứng” tạo nên sức chiến đấu.
Trải qua nghiên cứu khoa học và huấn luyện, Hải quân Trung Quốc sẽ đào tạo nhiều nhân viên tàu sân bay hơn và công nghệ tàu sân bay từng bước hoàn thiện.
Trong điều kiện hiện đại, rất nhiều vũ khí trang bị đều có khả năng chuyển từ thời b́nh sang thời chiến, chẳng hạn trong chiến tranh quần đảo Malvinas, tàu chở khách Elizabeth của Anh trong vài ngày đă có công dụng tác chiến, cho nên khi cần thiết, tàu sân bay của Trung Quốc cũng có thể h́nh thành sức chiến đấu.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093, Hải quân Trung Quốc
Về thực lực công nghệ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, La Viện cho rằng: “Tôi không phải là chuyên gia vấn đề hải quân, chỉ có thể nói một số lời ngoại đạo.
Cá nhân tôi cho rằng, trong xây dựng lực lượng hạt nhân, giới học thuật có 2 quan điểm khác nhau, một loại là phát triển lực lượng hạt nhân trên mặt đất, một loại là phát triển lực lượng hạt nhân dưới đáy biển, chẳng hạn Pháp chủ yếu phát triển lực lượng hạt nhân ngầm, Mỹ phát triển lực lượng hạt nhân ba chiều. TQ lấy lực lượng hạt nhân trên mặt đất làm chính, hiện nay cũng đang phát triển lực lượng hạt nhân ngầm (tàu ngầm hạt nhân)”.
La Viện cho rằng, sự phát triển công nghệ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc có bước đi khá chậm chạp so với các nước lớn phương Tây, tŕnh độ công nghệ cũng có một số chênh lệch, chủ yếu thể hiện ở một số phương diện như khả năng chạy êm, khả năng chạy liên tục và khả năng tấn công của tàu ngầm hạt nhân. Hiện nay Trung Quốc bắt đầu đuổi theo.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia, Hải quân Mỹ.
theo gd