Chuyên gia marketing ĐAT (v́ lư do cá nhân chuyên gia xin được giấu tên - PV) cho rằng, đây có thể là do lỗi kỹ thuật trong việc copy, chỉnh sửa của đơn vị thiết kế chứ không phải do lỗi chủ quan của ngân hàng Vietcombank.
Liên quan đến thông tin được cộng đồng mạng đặt ra cho rằng, logo Vietcombank "đạo" logo của thương hiệu Voscast
(
http://voscast.com) khi 2 logo này không chỉ giống nhau ở màu sắc, kết cấu mà cả font chữ, chuyên gia marketing ĐAT cho rằng, đây có thể là do lỗi kỹ thuật trong việc copy, chỉnh sửa của đơn vị thiết kế chứ chưa nên đặt ra đây là lỗi chủ quan của ngân hàng
Vietcombank.
"Nghi án" logo của Vietcombank 'đạo' của Voscast ?
"Thực tế hiện nay, đang có hiện tượng, nhiều đơn vị thiết kế của Việt Nam sử dụng chung các sản phẩm thiết kế nhận diện thương hiệu của nhau, chỉnh đi dôi chút. Khác với các đơn vị chuyên nghiệp nước ngoài như Grey, MC...
Đối với Ngân hàng h́nh ảnh của họ được bảo vệ. Nhưng câu chuyện chung thiết kế này xảy ra khi đơn vị A làm cho thương hiệu X, tất nhiên họ bảo vệ v́ đă thu tiền và kí hợp đồng, nhưng thiết kế đó lại được "share" cho đơn vị B qua con đường bạn bè, nhân viên luân chuyển rồi B cho vào data của ḿnh, sau đó chỉnh đi một tí làm cho anh Y nào đó.
Tiếp theo anh C nào đó cũng có sản phẩm của Y, họ cũng lại chỉnh đi để khác với nguồn của B, nhưng do ngẫu nhiên, sự thay đổi trở về thiết kế ban đầu của X, có thể không tuyệt đối mà gần như y chang thế này", ông ĐAT nói.
Từ thực tế câu chuyện logo của Vietcombank, ông ĐAT đánh giá, có hai vấn đề cần phải quan tâm ở đây, đó là:
"Thứ nhất, ở đây cần phải nói tới, đó là chuyện bản quyền và ư thức tôn trọng bản quyền. Thứ hai, chính là sự cẩu thả trong việc chọn đối tác của một thương hiệu lớn như Vietcombank.
Hợp đồng này theo đánh giá có thể lên cả triệu đô, ít ra phải chọn đơn vị xứng tầm... Nhưng do việc chọn đơn vị không chuyên nghiệp nên vô t́nh khiến chuyện lùm xùm này xảy ra.
Tuy vậy, xét về khía cạnh chủ thương hiệu, thương hiệu lớn như vậy, rơ ràng không ai muốn bị giống hoặc đi "đạo" nhận dạng của người khác mà không thấy rơ một lợi ích nào như thế này", ông ĐAT nhấn mạnh.
Bộ nhận diện thương hiệu mới của Vietcombank tại một buồng rút tiền ATM trước cổng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước ư kiến cho rằng, trên thế giới việc logo của nhiều thương hiệu có những điểm giống nhau là không hiếm nên phải chăng đây chỉ là sự gặp gỡ của 2 ư tưởng lớn (?), ông ĐAT cho hay, việc này cần phải xem lại các lựa chọn tầm nh́n và giá trị cốt lơi của cả hai bên mới có thể có đánh giá, nhận định chính xác nhất.
"Tôi đánh giá ở đây, có thể lên tới 99% do lỗi kỹ thuật của việc copy, chỉnh sửa. C̣n nhớ vào năm 2007, chính một thương hiệu hoá mỹ phẩm lớn cũng đă gặp phải cảnh tương tự và phải tiến hành thu hồi h́nh ảnh của ḿnh", ông ĐAT chia sẻ.
Trao đổi với PV, một đại diện truyền thông của Ngân hàng Vietcombank cho rằng, trước khi đưa logo ra thị trường, Vietcombank đă đăng kư sở hữu trí tuệ, bản quyền với cơ quan chức năng, sau khi các cơ quan chức năng phải kiểm tra, đồng ư cho phép mới được sử dụng.
Về cụ thể vấn đề "nghi án" của cư dân mạng đưa ra, vị này cho biết, sẽ chuyển tới lănh đạo Ngân hàng để có câu trả lời cụ thể.
Trong khi đó, PV liên tục gọi vào số máy cầm tay của Tổng giám đốc Vietcombank, dù có chuông đổ nhưng không ai nhấc máy.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này tới bạn đọc...
TM