R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Châu Á mua vũ khí v́ "sự hiếu chiến" của Trung Quốc?
Châu Á xuất hiện làn sóng mua sắm vũ khí là do Trung Quốc hiếu chiến hơn ở biển Đông, biển Hoa Đông, các nước có thực lực tăng, có tham vọng, nhu cầu.
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc vừa có bài viết nhan đề “Chuyên gia Mỹ: Biểu hiện ‘hiếu chiến’ của Trung Quốc gây ra làn sóng mua vũ khí nóng bỏng ở châu Á”.
Bài viết dẫn nguồn mạng “Tin tức quốc pḥng” Mỹ gần đây cho biết, theo các chuyên gia phân tích Mỹ và Singapore, do t́nh h́nh và tranh đoạt phức tạp đă thúc đẩy các nước mua sắm quân sự ứng phó với các thách thức trong khu vực. Sau 20 năm nữa, khu vực châu Á-Thái B́nh Dương sẽ chiếm 26% chi tiêu xây dựng lực lượng an ninh trên biển và hải quân toàn cầu, gần 200 tỷ USD.
| Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập đánh chiếm đảo đá | Bob Nugent, phó chủ tịch quốc tế AMI của một công ty phân tích hải quân ở Washington, Mỹ cho rằng, các lực lượng hải quân mới của châu Á và Australia sở hữu 6 tàu sân bay, 128 tàu lưỡng dụng hải lục, 21 tàu phụ trợ, 12 tàu hộ vệ hạng nhẹ, 2 tàu tuần dương, 42 tàu khu trục, 235 tàu tấn công tên lửa tốc độ nhanh, 115 tàu hộ vệ, 34 tàu chống thủy lôi, 82 tàu tuần tra trên biển (OPVs), 255 tàu tuần tra và 116 tàu ngầm. Trong đó, số lượng của Trung Quốc là 172 chiếc, Hàn Quốc 145 chiếc, Nhật Bản 74 chiếc.
Theo bài báo, do lo ngại đối với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đă đưa ra một số chương tŕnh chế tạo tàu ngầm, tàu khu trục Aegis và tàu đổ bộ cỡ lớn.
Nhưng, Nugent cho rằng, “quyết định chương tŕnh cuối cùng được đưa ra trước khi Hải quân Trung Quốc trỗi dậy trở thành mối đe dọa chủ yếu. Khi đó, mối đe dọa của họ đến từ phương diện khác. Đối với Nhật Bản là Nga, đối với Hàn Quốc là CHDCND Triều Tiên, những nhân tố này đă thúc đẩy Nhật Bản và Hàn Quốc quyết định thiết kế ra tàu chiến mới, tăng cường về số lượng”.
Sam Bateman, nghiên cứu viên cấp cao Học viện quan hệ quốc tế Rajaratnam, Đại học kỹ thuật Nanyang, Singapore cho rằng, theo quan điểm của các nhà phân tích Washington, các nước châu Á xuất hiện làn sóng mua sắm vũ khí là do Trung Quốc trở nên hiếu chiến ở biển Đông và biển Hoa Đông.
Bateman cho rằng, ngoài mối đe dọa từ Trung Quốc, c̣n một số nhân tố khác như có tham vọng lớn tiến hành hiện đại hóa quân sự, kinh tế không ngừng phát triển làm tăng nhu cầu nguồn lực, bảo đảm an ninh năng lượng và các vấn đề song phương kéo dài.
Ngoài ra, mức độ hoạt động quân sự ở khu vực này không ngừng tăng lên gây ra hiệu ứng “bắt chước” và các nước sản xuất vũ khí chính cũng thúc đẩy – đây cũng là những nguyên nhân làm gia tăng chạy đua vũ trang giữa các nước châu Á-Thái B́nh Dương.
Đối với Nhật Bản, năm 2013, Chính phủ Nhật Bản chi 70 tỷ yên (720 triệu USD) đă chế tạo 1 tàu khu trục đa năng lớp DD hoàn toàn mới, có lượng giăn nước là 5.000 tấn, khả năng ḍ t́m tàu ngầm của nó được cải thiện rất lớn. Ngoài ra, Lực lượng Pḥng vệ Biển chi 51,1 tỷ yên chế tạo 1 tàu ngầm lớp SS hoàn toàn mới và bỏ vốn kèo dài thời hạn sử dụng hạm đội tàu ngầm, nâng số lượng tàu ngầm của họ từ 16 chiếc lên 22 chiếc.
Điều gây chú ư hơn là, Nhật Bản cũng đă chế tạo 4 tàu khu trục mang theo trực thăng, gồm 2 tàu lớp 13.500 tấn đă triển khai và 2 tàu lớp DDH tải trọng đầy 27.000 tấn đang chế tạo.
Tổng thống Philippines Aquino cấp kinh phí 60 triệu USD cho 1 tàu tuần tra hải quân mới và 6 máy bay trực thăng. Năm 2012, Manila đă thực hiện 1 kế hoạch hiện đại hóa thời gian 5 năm, trị giá 900 triệu USD và tuyên bố mua 1 tàu hộ vệ tân trang, máy bay C-130 và nhiều máy bay trực thăng chiến đấu.
Theo tuyên truyền của báo chí Trung Quốc, hiện nay Nhật Bản đang t́m cách sửa đổi Hiến pháp ḥa b́nh, nới lỏng xuất khẩu vũ khí, có ư định bán tàu tuần tra cho Việt Nam, xuất khẩu thủy phi cơ cho Ấn Độ. Có nguồn tin cũng cho biết, Mỹ có thể cung cấp máy bay tuần tra săn ngầm P-3C cho Việt Nam…
Trước t́nh h́nh an ninh do Trung Quốc gây ra hiện nay, các chuyên gia Mỹ cũng tích cực đề xuất các biện pháp để Mỹ tăng cường can dự an ninh khu vực, đề xướng phải xây dựng cơ chế an ninh đưa Trung Quốc vào khuôn khổ.
Những cơ chế an ninh khu vực hiện nay dường như chưa thực sự đủ mạnh để bảo đảm an ninh khu vực, do đó nhu cầu xây dựng cơ chế an ninh có sự tham gia của các nước trong khu vực, thậm chí các nước lớn là rất lớn và thực tế, từ đó bảo đảm ḥa b́nh, an ninh và ổn định khu vực, nhất là trên các vùng biển.
(theo GDVN)
|