Với hàng ngàn lần ra quyết định tiêu hủy gà, vịt, chim, heo… không an toàn, Đặng Thị Tuyết vô t́nh trở thành “cái gai” trong mắt của bao lái buôn, chủ trại chăn nuôi; nhiều lần chị bị dọa giết
Chiều 14-5, Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức (TPHCM) phát hiện một xe khách giấu trong hầm xe 494 con chim sáo không rơ nguồn gốc và không có giấy tờ kiểm dịch. Chủ xe đề nghị tiêu hủy và cán bộ kiểm dịch chấp thuận. Sau khi Báo Người Lao Động đăng tin, nhiều bạn đọc lên tiếng phản đối. Một bạn đọc viết: “Giết như vậy chỉ tăng thêm nghiệp sát sanh! Thật tội nghiệp cho những chú chim vô tội!”.
Chị Đặng Thị Tuyết trong một ca tuần tra Ảnh: TRÚC LY
Giọng buồn, chị Đặng Thị Tuyết, Trưởng Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức, cho rằng những phản ứng nói trên có thể bắt nguồn từ việc bà con chưa hiểu hết áp lực của công việc kiểm dịch.
Tiêu hủy là nguyên tắc
Bạn bè thường gọi chị là Tuyết “lửa” v́ lúc nào cũng thấy chị “máu lửa” với nghề. Chị cho biết việc tiêu hủy chim như thế là nguyên tắc nghề nghiệp, nhất là khi hướng xuất phát của chiếc xe khách chở lậu chim sáo này là từ Long An, nơi đang tái phát dịch cúm gia cầm.
Ông Tạ Trọng Khang, Phó Chi cục Thú y tỉnh B́nh Dương, bày tỏ đồng t́nh với việc tiêu hủy chim sáo của Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức v́ theo ông, lực lượng kiểm dịch cả nước lâu nay vẫn làm như thế. “Đối với chim vô chủ, lại trong đợt dịch cúm đang bùng phát th́ tiêu hủy là đúng. Số chim này không biết nguồn gốc từ đâu. Có khi đi ra từ vùng đang mang mầm bệnh. Trong thời gian lưu trữ, chờ kết quả xét nghiệm lỡ chim lây lan dịch cúm ra ngoài rồi sang người th́ sao? Nếu là kiểm dịch viên Thủ Đức tôi cũng sẽ tiêu hủy, phải đặt sự an toàn của người dân lên hàng đầu”- ông Khang nói.
Một cán bộ ở TPHCM tâm t́nh: “Cũng nên hiểu cho cán bộ kiểm dịch. Nếu không tiêu hủy, sơ sẩy để mầm bệnh phát tán th́ họ sẽ bị cấp trên phê b́nh”. Như để chứng minh cho sự gay cấn của công tác pḥng chống dịch, vị cán bộ này c̣n ch́a cho chúng tôi xem chỉ thị của UBND TPHCM ban hành ngày 17-4. Chỉ thị nêu rơ: “Chủ tịch UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND TP nếu c̣n để t́nh trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép hoặc xảy ra trường hợp có người bị nhiễm bệnh từ gia cầm trên địa bàn do ḿnh phụ trách”!
Từng bị hành hung
Ngày 15-5, Cơ quan CSĐT Công an quận 9 - TPHCM cho biết đang dùng các biện pháp nghiệp vụ để truy t́m người nhắn tin khủng bố chị Tuyết. Trước đó, chị Tuyết làm đơn tŕnh báo công an khi nhận được tin nhắn “Tao sẽ cho mày ăn kẹo đồng” từ số máy 0165..918. Sau đó, chị nhắn lại “Ông muốn ǵ?” th́ nhận được liên tiếp 2 tin: “Tao muốn con mày”; “Con mày đi học sẽ…”. “Nhận những tin nhắn như thế mà bảo không sợ là nói láo. Nhiều đêm đi chặn bắt heo, gà lậu ngoài đường măi rạng sáng mới về. Mấy ngày nay ông xă sợ bị người ta đêm hôm chặn đánh. Rồi 2 đứa con nữa. Đứa học lớp 2, đứa mới lớp 6” - Tuyết “lửa” chùng giọng.
Khi chúng tôi hỏi có biết kẻ “khủng bố” là ai không, Tuyết “lửa” chỉ lắc đầu. Chị đă hàng ngàn lần ra quyết định tiêu hủy gà, vịt, chim, heo… không an toàn nên vô t́nh trở thành “cái gai” trong mắt của bao lái buôn, chủ trại chăn nuôi đến từ khắp nơi. Chỉ từ ngày 2 đến 14-5, chị cùng đồng nghiệp trong trạm chặn bắt, xử phạt 14 người vận chuyển thịt ḅ, heo nọc, chim, thịt trâu… không giấy kiểm dịch. Vài năm trước, Pḥng CSĐT tội phạm về trật tự xă hội Công an TPHCM cũng từng vào cuộc điều tra khi chị Tuyết bị người lạ nhắn tin đ̣i thuê giang hồ từ Nghệ An vào “thịt” và tạt axít. Cuộc điều tra rốt cuộc bế tắc v́ có quá nhiều “kẻ khả nghi”.
Không chỉ bị dọa dẫm, chị Tuyết từng bị tấn công trực tiếp như vào năm 2008, khi làm trưởng Trạm Thú y quận 2. Lần đó, chị đến kiểm tra cơ sở kinh doanh trứng gia cầm của ông Trương Công Vương. Bấy giờ cúm gia cầm đang hoành hành, TPHCM cấm nuôi vịt nhưng ông Vương vẫn cho ấp trứng nở thành vịt con để nuôi. Chị yêu cầu chấm dứt sai phạm th́ ông Vương cầm 2 con dao lao về phía chị. May mắn có người trong vựa trứng kịp tước dao khỏi tay ông Vương. Chưa hả cơn tức, ông Vương lấy cuốc phá xe máy của chị rồi lao tới đánh vào đầu, bóp cổ và dọa: “Tao chỉ cần bỏ 30 triệu đồng là xe tải đè nát mày”.
Sai là phải xử
Một trong những đối thủ “nặng kư” và nhiều duyên nợ với chị Đặng Thị Tuyết là ông trùm thịt thối Nguyễn Hiệp Hương (ngụ Hà Nội). Năm 2007, ông Hương mang 97 tấn chân trâu, ḅ thối từ Bắc vào TPHCM bỏ trong kho lạnh để bán dần. Chị Tuyết quyết xử lư lô hàng này nên ông Hương dọa giết chị rồi biến mất, buộc TPHCM phải chi 300 triệu đồng để tiêu hủy. Chị Tuyết nói: “Đừng coi thường xe chở gà, chở ḅ... Ngó vậy chứ nhiều chủ xe quen toàn cỡ lớn. Ḿnh vừa chặn xe họ th́ ngay tức th́ điện thoại ḿnh reo chuông í ới. Nhưng bất kể quen quan to cỡ nào, cứ sai là tôi phải xử”.
|
NHƯ PHÚ