Phi Khanh/Người Việt
QUẢNG NAM (NV) - Nếu như bạn về miền Tây, những cây cầu dừa, cầu khỉ vắt vẻo đôi bờ làm bạn nhớ măi và khi nhắc về miền Tây, cảm giác đong đưa, chông chênh vẫn c̣n đâu đó, th́ miền Trung, miền của mưa chang nắng cháy, những cây cầu tre nối liền đôi bờ xa, mỗi khi đi qua, người ta dừng lại để đóng hai ngàn đồng và trải nghiệm cảm giác lắc lư của một miền sông nước nghèo.
Ở những nơi quá xa đô thị
Sông miền Trung không giống sông như miền Tây, Quảng Nam không có sông lớn giống Cửu Long Giang, nhưng những nhánh Thu Bồn rẽ về Cửa Đại thường óc eo, bí hiểm và có những cồn nổi, những ngôi làng nằm mất hút trong các rặng tre bên kia sông.
Nếu không có những chiếc cầu tre của người dân tự làm, có lẽ chỉ c̣n một cách duy nhất là đi đ̣ ngang hoặc bơi sang sông.
Cầu tre bắc qua sông Trường Giang ở Duy Xuyên, Quảng Nam. (H́nh: Phi Khanh/Người Việt)
Một người kinh doanh cầu tre đă được hai mươi năm nay, ở B́nh Tú, Thăng B́nh, Quảng Nam,tên Hải, chi sẻ: “Tôi làm nghề kinh doanh cầu tre đă được tṛn hai mươi năm nay, đến lúc mệt mỏi, muốn nghỉ cho khỏe rồi!”.
“Th́ thay v́ chèo đ̣, ḿnh vay tiền mua một số lượng lớn tre ngâm về chằng chống làm trụ rồi cưa, chẻ để lót sàn cầu, cây cầu tuy nh́n mong manh vậy chứ lực cộng hưởng của nó rất mạnh, nó chịu đựng được ít nhất là ba tấn”.
“V́ ḿnh tự bỏ tiền ra làm nên buộc phải thu nhập trở lại, buộc phải có lăi một chút đỉnh để tính vào ngày công mà sống. Trung b́nh, mỗi ngày có từ năm mươi đến một trăm lượt khách đi qua cầu, những ngày lễ, chủ nhật th́ con số lên cao hơn. Ḿnh thu cả người và xe hai ngàn đồng, người th́ một ngàn đồng, những đứa bé học sinh th́ miễn phí cho tụi nó, con cháu của ḿnh cả mà, vui là chính”.
Một người “chủ cầu” khác tên Hưng, làm nghề xây cầu trên một nhánh rẽ của sông Thu Bồn, chảy về một cù lao nhỏ ở Duy Nghĩa, Duy Xuyên, Quảng Nam, ông cho biết thêm: “Những vùng hẻo lánh như thế này, c̣n lâu lắm mới có cầu bê tông được, thậm chí chỉ hy vọng sau này con cháu ḿnh có đứa làm quan lớn, nó nghĩ đến quê nghèo mà về xây chiếc cầu. Chứ trong cù lao này khổ lắm, suốt ba mươi mấy năm chỉ có đ̣ và đ̣, sau này mới có cây cầu tre này…”.
“Dân trong này khổ, ḿnh đầu tư cây cầu này hết ba chục triệu đồng, đến giờ đă thu lại đủ vốn, nghề này ai phải yêu nghề và lăng mạn lắm kia mới dám theo, chứ người biết tính toán thiệt hơn, chẳng ai dám làm nghề này đâu. Nhiều đêm phải thức đến 12 giờ khuya, không phải là để thu tiền cầu đâu nghe, v́ giờ này chẳng ai điên để mà thức đợi hai ngàn đồng đâu, mà ḿnh sợ có khách lạ đi qua cầu, phải pin đèn cho họ đi”.
“Nhiều bữa ngủ quên, giữa khuya, nằm nghe cả đoàn người rầm rập bước qua cầu, hoảng hốt, choàng dậy chạy ra th́ không thấy ai cả, âm thanh rầm rập vẫn c̣n vẳng bên tai. Sau này, nhưng người cao tuổi kể với tôi là ngày xưa, có một đoàn quân bị chết ở đây, họ bị phục kích… Nói chung làm nghề này gặp nhiều chuyện cười ra nước mắt…”.
"Trạm gác" trên đầu cầu. (H́nh: Phi Khanh/Người Việt)
Những trận lũ quái ác
Ông Thủy, một người làm cầu khác ở trên nhánh sông Thu Bồn kể với chúng tôi: “Nghề này hên xui may rủi, mà rủi nhiều hơn may, vấn đề vẫn là tấm ḷng ḿnh giành cho quê nhà, tui là người bôn ba khắp nơi, cuối đời về làm cây cầu lấy vui”.
“Năm ngoái, tôi vừa làm xong cầy cầu chưa đầy ba tháng th́ một trận lụt lớn kéo qua, tôi đă tính trước là sẽ không bao giờ bị ǵ nếu lụt lớn vẫn không sao. Nhưng không ngờ lụt kéo theo cả một đám gỗ rừng và bèo tây, mấy thứ này mà vướng vào cầu là xem như đi tong!”.
Ông Hùng chia sẻ thêm: “Ḿnh làm cầu như vậy, không có ai cho đồng bạc nào cả, chứ mà họ thấy ḿnh có thu nhập một chút là bắt đầu đến hỏi tiền thuế, thậm chí có năm, mấy ổng c̣n tổ chức đấu thầu để làm cây cầu này. Tôi nghe vậy bỏ lơ luôn, không đấu thầu đấu thiếc ǵ, kết quả là ông bạn trúng thầu năm đó lỗ tả tơi!”.
“Thử hỏi, những cây cầu xây hàng trăm tỉ, hàng ngàn tỉ, mấy ổng cho đấu thầu để chấm mút tí tiền và cầu nằm ngay trên quốc lộ, chia chác tiền phí đi đường ǵ đó, chứ cầu như ḿnh, chẳng qua là ai có ḷng với quê hương th́ bỏ tiền ra làm, nếu thấy số tiền lớn quá th́ làm một cái trạm, treo vơng nằm đây, ai qua th́ bỏ ra một ngàn đồng, hai ngàn đồng, vậy thôi!”.
Chúng tôi tiếp tục đi qua một cây cầu khác, cách cây cầu của ông Hùng chừng 5km, riêng cây cầu này, khi đi qua phải mất 5 ngàn đồng cho người và xe, người đi bộ mất hai ngàn đồng, Hỏi ra mới biết đó là “công tŕnh thế kỷ” của thôn, họ tổ chức đấu thầu làm cầu để kiếm lăi. Chính v́ thế mức phí qua cầu rất cao.
Một người dân trong tôn này tâm sự: Đi cây cầu này lợi được một đoạn đường dài 5 cây số, nhưng nó đắt hơn đến 3 ngàn đồng và kém thú vị, chính v́ thế, đa số bà con đi xe đạp chịu khó đi cây cầu kia để lợi 3 ngàn đồng, cả đi và về lợi được sáu ngàn đồng, mỗi tháng tính ra mất cả gần hai trăm ngàn tiền đi qua cầu chứ ít ỏi ǵ!”.
Câu nói của người dân trong thôn khiến chúng tôi giật ḿnh khi nghĩ đến chuyện ở nơi hẻo lánh, tưởng là hoàn toàn tách biệt với thế giới thị phi này, con người cũng phải tốn kém cho việc măi lộ, dù chỉ măi lộ cho ông thôn, ông xă! Những cây cầu thơ mộng soi bóng bên ḍng xanh bỗng chất nặng một nỗi niềm!