Ngày quen nàng, tôi thấy ḿnh may mắn v́ làm chung nên tôi được gần gũi nàng thường xuyên, có dịp chăm sóc nàng nhiều hơn, công cuộc chinh phục v́ thế cũng thuận buồm xuôi gió hơn hẳn các “đối thủ” khác cũng đang “tăm tia” nàng, nhưng lại không làm cùng công ty.
|
H́nh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: Internet) |
Nàng trở thành vợ tôi trong sự tán dương của các đồng nghiệp. Nào là cùng công ty th́ khỏi lo đưa đón xa xôi mất thời gian, công sức; dễ… quản lư cả tiền bạc (lương) lẫn… thể xác (tôi). Thời buổi xăng dầu liên tục tăng giá, vợ chồng đi làm chung xe cũng là một cách tiết kiệm. Hạnh phúc nhất là thỉnh thoảng nàng ghé ngang pḥng chỉ để giúi cho tôi bịch cà phê, gói Lipton hay chút ǵ đó lót dạ.
Hôm nào tôi có việc về trễ cũng không phải lo giải thích như mấy ông chồng khác v́ nàng quá hiểu công việc của tôi. Có dịp tiệc tùng cùng đồng nghiệp mà không có nàng đi cùng, tôi cũng không phải “giải tŕnh” v́ nàng biết rơ tôi đi với ai. Thế nhưng, bao điều bất tiện kéo đến khiến “ngày vui ngắn chẳng tày gang”…
Lúc mới lấy nhau, nàng thỏ thẻ đ̣i “giữ dùm” chiếc thẻ ATM của tôi để mỗi lần có lương nàng rút luôn cho tiện. Thuở mới cưới, tôi ngoan ngoăn gật đầu cái rụp mà chẳng hề nghĩ sự “dại dột” ấy có ngày “đá gị lái” chính tôi.
Đă thế, cứ đến kỳ lương, cô nhân viên tài vụ lại đưa luôn phiếu lương với chi tiết thu nhập cho vợ tôi (phụ nữ vốn rất “hỗ trợ” nhau trong mấy vụ này) nên tôi chẳng c̣n biết đến thu nhập của ḿnh nữa. Nói cho ngay, lĩnh lương xong
, nàng cũng đưa lại tôi một khoản gọi là nhưng thường th́ khoản ấy chẳng đủ để tôi "giao tiếp" bạn bè. Nhiều hôm ăn trưa xong tụi bạn rủ đi uống cà phê nhưng nàng muốn tôi ở lại công ty, vừa nghỉ ngơi vừa đỡ tốn kém. Thế là tôi đành từ chối hoặc cắt bỏ dần những khoản này. Lâu ngày, mọi người dường như nh́n tôi bằng ánh mắt khác, nửa thương hại, nửa dè bỉu.
Có lẽ trong mắt họ, tôi đă thành kẻ “râu quặp" tự bao giờ. Khổ nhất là mỗi khi có khách hàng nữ nào c̣n trẻ đến gặp tôi là y như rằng hôm đó về nhà tôi bị nàng càm ràm là không giữ thái độ đúng mực với người ta. Hóa ra cái “tội” không đúng mực mà nàng quy cho tôi xuất phát từ sự trêu chọc của mấy đồng nghiệp.
Bị quản lư chặt cũng c̣n đỡ xấu hổ hơn việc bị vợ… nói xấu. Mà h́nh như nàng cũng không tránh khỏi căn bệnh phụ nữ là hay kể tội chồng với các nữ đồng nghiệp. Từ việc tôi ít giúp nàng việc nhà, chẳng biết ga-lăng tặng quà vào những dịp kỷ niệm hay thói quen vứt đồ bừa băi của tôi...
Tôi chỉ biết được khi vô t́nh nghe mấy “bà tám” trong cơ quan tṛ chuyện với nhau với những câu trêu chọc mỗi khi có mặt tôi, dù tôi biết họ không ác ư. Chưa hết, những hôm tôi với nàng "cơm không lành" là y như rằng ai cũng biết. Có lẽ do nét mặt lạnh như băng của nàng. Tự nhủ đó toàn là chuyện phụ nữ, nhưng lại khiến người đàn ông trong tôi thấy khó chịu. Giá mà nàng cư xử tế nhị một chút, đằng này...
Có lúc tôi định xin việc chỗ khác nhưng dường như chỉ chờ có thế là nàng trách, cho rằng mọi thứ đang êm ả, tôi có ư ǵ mà lại muốn thay đổi? Biết việc chuyển công ty là “nhiệm vụ bất khả thi”, tôi đành t́m cách “sống chung với lũ”. Ngẫm lại thấy người ta bảo không nên "rớ" vào một trong ba đối tượng: "con thầy, vợ bạn, gái cơ quan" tôi thấy thật chí lư. Việc yêu (và cưới) người làm cùng công ty chỉ tiện cho đàn ông trước khi cưới nhưng lại lợi cho phụ nữ… sau khi cưới! Nhận xét ấy quả không sai tí nào!
Theo PNO