Hiện ở các thành phố lớn xuất hiện một thứ dịch vụ đặc biệt. Đó là nghề đập phá các công tŕnh xây dựng. Họ phải làm việc trong môi trường độc hại, đầy rẫy hiểm nguy, thậm chí có người đă phải bỏ mạng v́ nghề phá nhà này.
Phá nhà kiếm sống
Dịch vụ phá nhà đang phát triển mạnh trong mấy năm trở lại đây. Do sự phát triển của kinh tế, nhiều các công tŕnh, nhà cửa đă được phá dỡ để xây dựng khang trang hơn. Cũng v́ thế mà dịch vụ phá nhà đă rất phát triển. Hiện nay, tại Hà Nội có rất nhiều những người lao động tự liên kết nhau thành những nhóm chuyên làm dịch vụ phá dỡ nhà kiếm sống.
Hầu hết những người tham gia hoạt động trong nghề này chủ yếu là những người dân ở các tỉnh lẻ lên thành phố kiếm sống. Anh Phạm Quang Tuấn, quê ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa đă ra Hà Nội làm nghề phá nhà được vài năm.
Anh Tuấn chia sẻ: "Gia đ́nh em nghèo quá. Nhà lại có hai đứa nhỏ đang học tiểu học. Tất cả chi phí trong gia đ́nh cũng như tiền đóng học cho con chỉ trông cậy vào ba sào ruộng th́ không thể sống nổi. V́ thế em và vợ cũng nhận làm thuê. Ai thuê ǵ th́ làm đấy. Nhưng ở quê cũng chẳng có nghề nào kiếm ra tiền. Vậy là em quyết định lên thành phố kiếm sống.
Mới đầu hành nghề bán rong, nhưng nghề này cũng bọt bèo, trừ chi phí đi th́ chỉ để dành được mấy đồng gửi về nhà. Sau này có người bạn cùng quê rủ đi làm nghề phá nhà với tiền công cao, em đi luôn. Với số tiền 200.000 đồng/ngày cũng giúp em trang trải cuộc sống ngoài này và dành dụm được tiền gửi về cho vợ con".
Anh Tuấn cho hay, chính v́ tiền công mỗi ngày khá cao nên nhiều người đă tự liên kết với nhau để lập những hội, nhóm cùng hành nghề phá, dỡ nhà. Họ cùng ở với nhau để giảm chi phí ăn ở và có thể bảo vệ nhau lúc ốm đau bệnh tật.
Số lao động trong những hội nhóm này do một ông chủ đứng ra lo việc làm cho họ. Khi nhận xong công tŕnh, ông chủ sẽ cho quân đi phá nhà. Ông chủ này sẽ trả cho mỗi công nhân với số tiền khoảng 200.000 đồng/ngày.
Những người lao động này bất chấp hiểm nguy để phá nhà kiếm sống
Được biết, việc phá dỡ những ngôi nhà đều được giao khoán trong khoảng thời gian nhất định. Chính v́ vậy, nhóm thợ phải làm liên tục trong nhiều giờ. Có khi phải làm cả ngày lẫn đêm. Do áp lực công việc nên họ phải dốc đến kiệt sức để phá cho nhanh. Nếu không làm đúng thời gian đă định, nhóm sẽ bị trừ tiền công.
"Đây cũng là công việc rất bấp bênh, không phải lúc nào những người thợ cũng có việc để làm. Những lúc rảnh, họ lại nằm chơi dài cả tháng. 'Nhàn cư vi bất thiện', không có việc làm, anh em lại tụ tập để nhậu nhẹt suốt ngày.
Tṛ tiêu khiển duy nhất của anh em chúng tôi là đánh bạc. Có người đi làm mà không đủ tiền cờ bạc, không những không có tiền gửi về nhà mà có người c̣n xin tiền nhà để trả nợ. Có người c̣n không có nổi tiền đi xe về quê", một công nhân phá nhà chua chát nói.
Tuy nhiên, nếu làm không cẩn thận sẽ phải đền bù rất nặng. Có trường hợp một công nhân phá nhà đă vô t́nh làm viên gạch rơi xuống đầu một người đi đường mà phải đền bù cả chục triệu đồng.
Một trường hợp khác, đó là một nhóm thợ phá nhà quê ở Nam Định ra Hà Nội làm dịch vụ phá nhà. Trong một lần phá một ngôi nhà ở khu vực Mỹ Đ́nh (Từ Liêm, Hà Nội) đă vô t́nh đục hỏng tường nhà bên cạnh nên phải đền bù rất nặng. Ông chủ nhà đó đă bắt cả nhóm phải đền tiền. Sau khi bán hết đồ đạc, họ c̣n phải về vay anh em, họ hàng để có tiền đền bù cho gia đ́nh đó. Sau sự cố đó, họ đă bỏ nghề.
Mất mạng v́ nghề
Để tận mắt chứng kiến những nguy hiểm của nghề dịch vụ đặc biệt này, chúng tôi theo chân một nhóm thợ đang dỡ phá một ngôi nhà ở đường Láng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Ở ngôi nhà đang phá, bụi bốc mù mịt, những tiếng nổ inh tai, nhức óc.
Nh́n người thợ đang đứng chênh vênh phá những bức tường trên tầng ba ṭa nhà cũng đủ khiến chúng tôi lạnh gáy. Tay anh cầm chiếc máy khoan để đục từng tảng bê tông, đôi chân cố bám trụ vào từng viên gạch như đang lung lay, chờ đổ ụp xuống. Phía dưới là những thành viên khác đang đục nền, xếp gạch và dọn đống đổ nát. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến án mạng xảy ra.
Những lao động hành nghề phá nhà này phải đối mặt với bao hiểm nguy, độc hại để kiếm sống. Anh Nguyễn Sơn Hải, quê ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang là người đă có thâm niên 5 năm hành nghề phá nhà tại Hà Nội chia sẻ: "Làm nghề đ̣i hỏi người phải có sức khỏe. Chủ yếu là nam giới, hạn hữu lắm những ông chủ mới tuyển thêm con gái để kiêm nhiệm công việc thu dọn. Hằng ngày chúng tôi phải đối mặt với bao nhiêu khói bụi, tiếng ồn nhất là bụi sơn tường có hóa chất độc hại.
Ở những đống đổ nát luôn tiềm tàng những rủi ro, nếu không cẩn thận, gạch có thể rơi trúng đầu, bụi bắn mù mắt. Do đặc thù công việc đặc biệt mà người thợ phải liên tục làm việc trong môi trường độc hại như vậy nên đeo khẩu trang hầu như không có tác dụng. Chính v́ vậy, người hành nghề phá nhà thường mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm xoang".
Trong cái nắng oi nồng, anh Hải lấy vạt áo để lau những giọt mồ hôi chảy dài trên má, anh than văn: "Làm nghề này chẳng khác nào việc bán mạng kiếm sống. Chuyện ngă găy tay, gạch đập nát chân là chuyện hết sức b́nh thường. Nghiêm trọng hơn, có người phải mất mạng v́ nghề phá nhà. Tôi đă chứng kiến một trường hợp tai nạn rất thương tâm.
Mặc dù làm việc ở độ cao như vậy nhưng anh này không hề thắt dây an toàn. Tay anh cầm máy khoan để đục những bức tường, c̣n chân anh cố bám vào bức tường. Do bất cẩn, anh đă sẩy chân rồi rơi từ tầng ba xuống và đă tử vong trên đường đưa đến bệnh viện".
Mặc dù làm công việc có mức độ rủi ro cao nhưng những lao động này không được đóng bảo hiểm lao động. Khi bị tai nạn, gặp rủi ro th́ những người công nhân này tự chịu hậu quả. Có những trường hợp bị ốm, bệnh tật và không làm được việc đă bị chủ đuổi. Nhiều người về quê đă trở thành gánh nặng cho người thân. Họ không có tiền, gia đ́nh lại phải vay mượn, bán hết đồ đạc để chữa bệnh.
Theo Người Đưa Tin