Một cuộc tranh giành quyền lực quốc tế đang tích tụ đằng sau căng thẳng Đài Bắc-Manila, liên quan đến cái chết của một ngư dân Đài Loan.
Khu trục hạm lớp Kidd của Đài Loan tham gia tập trận hải quân gần Philippines hôm 16/5, trả đũa vụ một ngư dân ḥn đảo bị Cảnh sát biển nước này bắn chết.
Sự cố trên biển hôm 9/5 đă khiến quan hệ Đài Loan-Phlippines trở nên căng thẳng, khi Đài Bắc liên tục tố cáo Manila có ư lảng tránh, không đáp ứng thỏa đáng các yêu cầu của họ dẫn đến hậu quả chính quyền Mă Anh Cửu ban hành các biện pháp trừng phạt.
Từ lâu, Đài Loan và Philippines là 2 đồng minh ruột của Mỹ. Do đó, Washington tỏ ra khá bối rối trong việc “ḥa giải” sự cố trên biển, khi cả Đài Loan và Philippines đều cố bám lấy cái lư của ḿnh. Trong khi đó, phản ứng gay gắt của Đài Loan với Philippines có khả năng đẩy ḥn đảo ngả vào ṿng tay của Trung Quốc, khi Bắc Kinh không ngừng “bày tỏ” thiện chí hỗ trợ Đài Bắc hết ḿnh.
Giới quan sát đặt câu hỏi: Liệu việc Bắc Kinh hay Washington tham gia giải quyết tranh chấp có thể là bước ngoặt mang lại sự thay đổi ư nghĩa trong cán cân chiến lược ở Đông Á?
Về mặt lịch sử, quan hệ Đài Loan-Mỹ được vun đắp từ thời Chiến tranh Lạnh. Dù Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc từ năm 1979, nhưng Đài Loan vẫn là một phần chiến lược chống Trung Quốc mà Washington vẫn duy tŕ cho đến ngày nay.
Đài Loan dựa vào sức mạnh và các ưu thế của hải quân Mỹ để chống lại các mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Ngay cả khi quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan bước sang một giai đoạn ḥa dịu mới kể từ năm 2008, chính phủ Mă Anh Cửu vẫn tiếp tục trung thành với chính sách “thân Mỹ, gần Nhật và ḥa hảo với Trung Quốc”.
Song song với chính sách đó, Đài Loan tiếp tục nỗ lực mua vũ khí của Mỹ để đối phó với các nguy cơ từ Trung Quốc. Đồng thời, Đài Loan tỏ thành ư muốn tham gia vào Hiệp định đối tác xuyên Thái B́nh Dương do Mỹ cầm đầu.
Về mặt thương mại, thặng dư mà Đài Bắc đạt được trong thương mại với Mỹ duy tŕ ở mức khoảng 10 tỷ USD/năm kể từ năm 1998. Trong khi đó, thương mại Trung-Đài đạt 168,96 tỷ USD trong năm 2012, với mức thăng dư 95,4 tỷ USDthuộc về Đài Loan.
Về chiến lược quốc pḥng, Mỹ hiện là đồng minh của Đài Loan, trong khi Trung Quốc vẫn không ngừng triển khai thêm nhiều tên lửa nhắm vào ḥn đảo này và liên tục cảnh báo về Đài Bắc sẽ gánh chịu những hậu quả khôn lường nếu chính thức tuyên bố độc lập.
Giữa bối cảnh Trung-Nhật quyết liệt tranh nhau quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, chính phủ Mă Anh Cửu đă đứng về Nhật, bác bỏ mọi đồn thổi về việc họ thỏa hiệp với Bắc Kinh, h́nh thành mặt trận thống nhất chống Tokyo. Để minh chứng, Đài Loan sau đó, kư thỏa thuận ngư nghiệp với Nhật Bản.
Tuy nhiên, Đài Bắc đă thất vọng khi Mỹ từ chối lên án và gây áp lực cho Manila liên quan đến sự cố một ngư dân Đài Loan bị Cảnh sát biển Philippines bắn chết. Trong khi đó, Trung Quốc nhanh chóng lợi dụng sự cố trên để công kích Philippines, lấy ḷng dân chúng Đài Loan.
Với ngay cả Đảng Dân chủ Tiến bộ (đảng đối lập chính ở Đài Loan) ủng hộ độc lập cũng mạnh mẽ thể hiện t́nh cảm chống Philippines. Nhiều nhà quan sát hồi hộp chờ xem cái chết của một ngư dân có khả năng đẩy Đài Loan rời xa Mỹ để hướng về phía Trung Quốc đến mức độ nào.
SH