Trung Quốc bị phần lớn người dân Ấn Độ đánh giá là mối đe dọa chính của đất nước, theo điều tra vừa công bố của viện Chính sách quốc tế Lowy Australia.
Mức độ lo lắng của người dân nước này thể hiện ở tỷ lệ 83% người được hỏi cho hay Trung Quốc là một mối đe dọa về an ninh quốc gia. Có nhiều lư do cho sự hồ nghi này, đó là sở hữu của Trung Quốc về vũ khí hạt nhân, ganh đua về các nguồn tài nguyên ở các nước thứ ba, nỗ lực của Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước khác trong khu vực Ấn Độ Dương và tranh chấp biên giới Ấn - Trung.
Bản báo cáo, mang tên The India Poll 2013, nhận định rằng sự ngờ vực không giảm về Pakistan và Trung Quốc, hai nước láng giềng của Ấn Độ, là lực cản đối với các nỗ lực cải thiện các mối quan hệ trong khu vực này.
Theo tờ Wall Street Journal, Lowy thực hiện cuộc điều tra với gần 1.300 người, và công bố ngay trong dịp Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường bắt đầu chuyến thăm 4 ngày đến Ấn Độ từ hôm 19/5, chuyến công cán nước ngoài đầu tiên kể từ khi ông Lư nhậm chức tháng ba vừa rồi.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đón tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lư Khắc Cường tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Trung Quốc và người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh đă đề cập tới mối quan hệ thương mại giữa hai nước đang tăng trưởng. Nhưng sự ngờ vực giữa hai nước, từ chiến tranh biên giới hồi 1962 vẫn ở mức cao. Hồi tháng 4/2013, Ấn Độ tố cáo quân đội Trung Quốc xâm phạm lănh thổ ở phía tây bắc dăy Himalaya. Ấn đáp trả bằng việc huy động quân đội trong khu vực này. Căng thẳng chấm dứt sau 3 tuần khi cả hai bên rút quân về trước trung tuần tháng 4.
Hai nhà lănh đạo khẳng định hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ, một biểu tượng của t́nh hữu nghị đang được gia tăng. Nhưng chỉ có 31% số người tham gia điều tra nói trên cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc là tốt cho Ấn.
Cuộc điều tra cũng cho thấy, người dân cũng giống chính phủ Ấn Độ, có vẻ không chắc về việc làm thế nào ứng phó với sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc. Khoảng 2/3 người tham gia nói rằng Ấn Độ nên liên minh với các nước khác để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Đằng sau thiện chí “xây dựng niềm tin”
Theo nhận định của Srikanth Kondapalli, giáo sư chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, chủ tịch trung tâm nghiên cứu Đông Á thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, tranh chấp lănh thổ sẽ được đặt lên hàng đầu trong chương tŕnh nghị sự của chuyến công du này. Nghiên cứu của ông được đăng trên FirstPost đúng dịp ông Lư tới thăm Ấn Độ.
Theo Kondapalli, chuyến thăm này tương phản với diễn biến mới đây của hai bên tại thung lũng Depsang ở sa mạc Ladakh. Hồi tháng 4, tuần tra biên giới của Trung Quốc bị tố đă xâm phạm quá 19 km vào khu vực Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.
Sự việc này xảy ra sau một tháng tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nhậm chức và tuyên bố giải quyết tranh chấp lănh thổ là điểm đầu tiên trong công thức 5 điểm của ông trong quan hệ với Ấn Độ. Ông Tập Cận B́nh cũng nhấn mạnh việc cải thiện truyền thông chiến lược, trao đổi người dân với người dân, trao đổi về văn hóa và quan hệ kinh tế. Ông Tập Cận B́nh c̣n gợi ư tranh chấp lănh thổ “phức tạp” nên được giải quyết trong thời gian trung và dài hạn. Tuy nhiên khi gặp gỡ với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tại Durban nhân hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), ông Tập Cận B́nh lại nói tranh chấp cần được giải quyết “càng sớm càng tốt”
Vài năm qua đă chứng kiến sự bộc phát của chủ nghĩa dân tộc và những sóng gió giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Quan hệ giữa nước này và các nước ASEAN xấu đi từ 2009 sau các biến cố do tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông.
Trước đó, Trung Quốc tuyên bố Tây Tạng và Đài Loan là “lợi ích cốt lơi”. Quan hệ Trung – Nhật cũng “rơi tự do” với tranh chấp ở đảo Senkaku và các khu vực giàu năng lượng ở biển Hoa Đông. Hồi tháng 4 năm nay người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố các đảo này là lợi ích cốt lơi, cho thấy nguy cơ leo thang trong xung đột Trung - Nhật.
Trong chuyến thăm đến Ấn Độ lần này, Thủ tướng Lư Khắc Cường gợi ư tăng cường cơ chế xây dựng ḷng tin ở biên giới có tranh chấp, nhưng những đề xuất nhằm làm giảm căng thẳng sẽ c̣n phải được các bên cân nhắc lâu dài.
Viễn cảnh an ninh khác nhau giữa Trung Quốc và Ấn, cho thấy ít có hy vọng là chuyến thăm của ông Lư sẽ thúc đẩy cách giải quyết tranh chấp biên giới. Cả hai bên có vẻ như sẽ giữ ổn định biên giới hơn là giải quyết tranh chấp.
Việc giải quyết tranh chấp biên giới của Trung Quốc với các nước láng giềng trên đất liền cho thấy một khuôn mẫu và cũng sẽ được dùng như là “kim chỉ nam” trong đàm phán tương lai với Ấn. Trung Quốc đă đàm bán biên giới với 12 trong số 14 quốc gia láng giềng, trừ Ấn Độ và Bhutan.
Phần lớn trong những dàn xếp này, Trung Quốc yêu cầu phi quân sự hóa ở các khu vực biên giới, lên đến 100 km trong trường hợp biên giới của Trung Quốc với Nga và Trung Á. Các khu vực phi quân sự hóa cho phép Trung Quốc dành nhiều sức để tập trung vào các thách thức an ninh gây nên bởi Mỹ và Đài Loan.
Theo sau tiền lệ này, có vẻ như Trung Quốc đang đề xuất một khu vực phi quân sự hóa qua biên giới khi Đường Kiểm soát thực tế (Line of Actual Control – LAC) hiện tại được vạch ra và phân ranh giới, rồi tranh chấp lănh thổ cuối cùng sẽ được giải quyết. Có vẻ như khu vực phi quân sự 20 km sẽ được đề xuất bởi Trung Quốc ở khắp LAC như là một phần giải quyết tranh chấp biên giới. Trong khi đó, đường sắt Bắc Kinh - Lhasa đến Tây Tạng và một số dự án cơ sở hạ tầng lớn sẽ giúp tăng cường cho hậu cần của quân đội Trung Quốc trong khu vực.
Khánh Lynh/vne