Hôm 21/5, Tổng giám đốc Apple, ông Tim Cook đă có biểu điều trần với Thượng viện về những cáo buộc cho rằng công ty này đă trốn một khoản tiền thuế rất lớn. Tuy nhiên, phần thú vị nhất lại nằm trong bản báo cáo của Tiểu ban Thường trực về điều tra của Thượng viện, miêu tả chi tiết những ‘mánh lới’ mà Apple đă sử dụng để lách đến 17 triệu USD tiền thuế mỗi ngày ngay tại Mỹ.
Báo cáo đă ‘vạch trần’ kế hoạch được cho là ‘trốn thuế thiên tài’ của Apple. Công ty này đă sử dụng rất nhiều công ty, tổ chức nước ngoài luân chuyển hàng tỷ USD từ Mỹ sang Ireland để không phải đóng thuế.
Với kế hoạch này, trong 2 năm (2011 và 2012) Apple đă trốn được 12,5 tỷ USD tiền thuế, tương đương 17 triệu USD mỗi ngày, bằng thu nhập của nhiều công ty khác trong một năm.
Thuế thu nhập doanh nghiệp của Mỹ là 35%, trong khi đó Apple đă đàm phán được một mức thuế chưa đến 2% ở Ireland.
Hay nói cách khác, Apple đă t́m ra được bí mật để không phải nộp thuế. Bạn chỉ cần trốn thuế bằng cách có một công ty ở nước ngoài giám sát toàn bộ thu nhập quốc tế của bạn.
|
Tổng giám đốc Apple, Tim Cook trong buổi điều trần ở Thượng viện hôm 21/5/2013. |
Đầu tiên, chúng ta hăy nh́n vào công ty nắm giữ cổ phần chính ở nước ngoài của Apple:
Apple Operations International (AOI) được đăng kí tại Cork, Ireland vào năm 1980 và có mục đích phục vụ như là một nơi để gom tiền mặt cho hầu hết các chi nhánh ở nước ngoài của Apple. Nó nhận cổ tức từ các công ty thành viên và phân phối khi cần thiết.
• AOI sở hữu nhiều công ty con, bao gồm cả Apple Operations Europe, Apple Distribution International và Apple Singapore.
• AOI không có sự hiện diện chính thức nào và không có bất kỳ nhân viên nào trong 33 năm qua, mà chỉ có 2 giám đốc, 1 lănh đạo. Trong đó có một người là người Ireland, 2 người kia sống ở California.
• 32 trong số 33 cuộc họp được tổ chức tại Cupertino ( trụ sở Apple) chứ không phải ở Cork.
• Đáng chú ư hơn nữa là AOI chưa bao giờ phải trả tiền thuế, dù công ty này có lợi nhuận ṛng là 30 tỷ USD từ năm 2009 đến 2012 nhưng không hề khai báo thuế.
•Thu nhập của AOI chiếm 30% tổng lợi nhuận của Apple trên thế giới từ năm 2009-2011.
Báo cáo đă giải thích sự tồn tại của AOI như sau:
Mặc dù AOI đă được thành lập tại Ireland từ năm 1980, nhưng nó vẫn chưa phải khai thuế ở Ireland hay ở bất ḱ quốc gia nào và vẫn chưa phải trả bất ḱ khoản thuế thu nhập nào cho bất ḱ chính phủ nào trong 5 năm qua. Apple đă khai thác sự khác biệt giữa những quy định về thuế của Ireland và của Hoa Kỳ. Ireland dựa vào hệ thống quản lư để đánh thuế, trong khi Mỹ lại dựa vào nơi thành lập. Apple giải thích rằng, mặc dù AOI được thành lập tại Ireland nhưng không phải nộp thuế ở Ireland v́ ban lănh đạo không ở Ireland mà ở Mỹ. Apple cũng cho rằng, bởi v́ AOI không được thành lập tại Hoa Kỳ, nên AOI cũng không phải chịu thuế của Hoa Kỳ.
Apple Sales International (ASI) là cơ sở thứ hai ở Ireland của Apple. Đây là kho chứa tất cả các quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài của Apple.
• ASI mua các sản phẩm của Apple từ các nhà sản xuất theo hợp đồng ở Trung Quốc, rồi bán lại cho các hệ thống khác của Apple tại châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Ấn Độ và Thái B́nh Dương.
• Dù ASI ở Ireland và có hoạt động mua bán sản phẩm nhưng chỉ có một phần nhỏ sản phẩm của Apple đă từng vào Ireland.
• Trước năm 2012, ASI không có nhân viên nào mặc dù có thu nhập lên đến 38 tỷ USD trong 3 năm.
• Trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2012, Apple đă có 74 tỷ USD lợi nhuận không phải đóng thuế.
• Công ty mẹ của ASI là Apple Operations Europe, cùng nhau sở hữu các quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa của Apple bán ra nước ngoài.
• Và cũng giống như AOI, ASI không phải chịu một khoản thuế nào, ở bất cứ đâu.
Apple đă nói với Tiểu ban Thường trực về điều tra của Thượng viện rằng, Apple đă đạt được một mức thuế suất đặc biệt thông qua thỏa thuận với chính phủ Ireland. Do đó, trong 10 năm qua, Apple chỉ phải đóng mức thuế thu nhập chưa đến 2% ở Ireland.
Tổng giám đốc Apple, ông Tim Cook luôn khẳng định công ty này không hề dùng bất ḱ ‘mánh lới’ nào để trốn thuế và vẫn là một trong những công ty đóng thuế nhiều nhất ở Mỹ với 6 tỷ USD trong năm tài chính 2012.
Phạm Khánh
Infonet