Theo phát hiện của phóng viên Xa lộ pháp luật đă phản ánh ở bài trước, “chế biến” rượu độc nhanh nhất, “thô thiển” nhất là pha cồn và nước lă. Tuy nhiên, ở làng Đại Lâm, có hai cách sản xuất rượu độc tinh vi hơn là dùng men tươi nấu rượu, hoặc pha rượu cồn với hương liệu để cho ra “rượu quê”. Tất nhiên kỳ công hơn, giá thành đắt hơn và độc tố cũng cao hơn.
Mỗi túi men tươi 500gr dùng để ủ một tạ gạo, cứ 10kg gạo nấu lên cho ra 14 lít rượu, hiệu quả gấp đôi so với nấu rượu bằng men thường. Hoặc cho hương liệu pha chế với rượu cồn đựng sẵn trong thùng phuy. Đó là hai cách chế biến “rượu quê” uống êm ru của một số người làng Đại Lâm.
|
Bà chủ này đang tŕnh bày cách pha chế rượu cồn thành rượu quê |
“Thần dược” men tươi
Qua lời giới thiệu, chúng tôi đă t́m đến cửa hàng bán men và thùng phuy của Ng, một cơ sở cung cấp men nổi tiếng ở làng. “Loại nào cũng có, chú muốn mua men bột, men nước, men cục hay thuốc pha, cửa hàng anh có hết. Men nào cũng cho nhiều rượu mà không cần kỳ công ủ nấu”, Ng đon đả.
Thứ Ng giới thiệu với chúng tôi là “siêu men” được đựng trong một túi màu đen, giá 40 ngàn đồng/gói trọng lượng 500gr, bên trong có 5 gói nhỏ, không có tên cơ sở, địa chỉ sản xuất. Theo hướng dẫn của người bán, mỗi túi men tươi có thể ủ được 1 tạ gạo hoặc sắn.
“Loại này nấu được nhiều rượu lắm, cứ 10kg gạo hoặc sắn th́ cho ra 14 lít rượu. Dân trong nghề, anh khuyên chú nên dùng loại này. Trước đây là của Trung Quốc, nay người ḿnh mua về đóng gói rồi “chế biến” thêm thành hàng Việt Nam”, Ng tiếp lộ.
Ông chủ tiếp tục trưng ra nhiều loại men tươi khác cũng loại 500gr/gói, giá dao động từ 18 - 40 ngàn đồng/gói. Chưa hết, c̣n có men nước, men viên, đường hóa học...
Theo Ng, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng, nếu dùng loại 40 ngàn/gói th́ cho nhiều rượu, uống ít bị hắc. Loại giá 20 ngàn đồng/gói th́ dễ nấu, cho nhiều rượu nhưng lại rất khó uống v́ nồng. Để khử mùi hắc, vị đắng, chỉ cần bỏ thêm chút hương liệu là “ngon như rượu nấu truyền thống”.
Để t́m hiểu rơ hơn về cách sử dụng men tươi, chúng tôi t́m đến nhà bà L, một chủ ḷ rượu có tiếng trong làng. Thấy khách yêu cầu lấy gấp 100 lít rượu quê về bán buôn, bà chủ vui vẻ: “100 chứ 1000 lít cũng có”. Giá được rao bán từ 7 ngàn - 30 ngàn đồng/lít.
Toàn bộ công đoạn nấu rượu bằng men tươi trong xưởng này diễn ra trong một căn pḥng rộng chừng 20m2, hai bên sắp sẵn hai hàng chum, ché ủ rượu. Tại đây có hai phụ nữ đang vừa nấu cơm, vừa ủ rượu. Thấy khách ṭ ṃ trước cảnh đổ bột vào nước khuấy đều, rồi tưới lên đống cơm, bà chủ giới thiệu:
“Bên chị dùng men tươi nấu cho được nhiều rượu. Dùng men này đỡ phải mất thời gian phơi cơm ra chiếu, ra nia để rải men lên rồi ủ như trước đây; chỉ cần pha vào nước sau đó tưới lên đống cơm, đưa đi ủ 2 – 3 ngày rồi nấu. Rượu nấu ra nhiều mà ngon lắm, em cứ yên tâm”.
|
Rải hóa chất này lên gạo, người nấu rượu thậm chí bỏ qua cả công đoạn nấu cơm |
Một ông lăo có thâm niên hàng chục năm nấu rượu ở làng, nay đă giải nghệ, lắc đầu ngán ngẩm trước cách nấu rượu như trên. Ông cho hay, rượu Đại Lâm trước đây ngon nổi tiếng bởi men rượu. Để làm men, người ta phải xay gạo tẻ về nấu lên, rồi lấy bột thuốc bắc trộn đều, vắt thành từng viên phơi khô. Khi nấu th́ giă men ra cho nhỏ, rải đều lên cơm ủ khoảng một tuần rồi mới nấu rượu.
Tùy theo kinh nghiệm, bí quyết từng gia đ́nh mà có cách chế biến men rượu khác nhau, tạo nên chất lượng mùi vị riêng. “Bây giờ người làm ăn chân chính bỏ nghề hết rồi. Những kẻ hám lợi dùng men tươi lấn át vậy, làm sao những người nấu rượu truyền thống sống nổi”, ông lăo bùi ngùi.
Kinh hoàng hơn, hiện c̣n có t́nh trạng không cần phải nấu cơm, mà có loại men ủ trực tiếp với gạo sống, đổ nước vào ngâm, sau ít ngày th́ gạo sẽ lên men.
Thêm hương vị, rượu cồn thành “đặc sản”
Một cách tinh quái hơn và nhanh hơn để chế biến rượu, đó là từ những thùng rượu cồn, người ta pha chế thêm lần nữa để tạo thành “rượu gạo”, “rượu quê” lừa người sử dụng.
Từ công thức pha chế 1 cồn + 2 nước lă = 3 rượu, người làm rượu giả tiếp tục pha chế thêm hương liệu, hoặc đổ vào thêm ít rượu gạo, rượu sắn khuấy đều, tạo thành rượu quê.
“Chúng nó (những người làm rượu dỏm - PV) tinh vi lắm, pha chế kiểu đấy đến những chuyên gia nấu rượu c̣n không phát hiện ra được, huống hồ là khách hàng b́nh thường”, một người dân nấu rượu nay đă giải nghệ cho biết.
|
Viên “siêu men” được chế biến lại phơi la liệt trên đường làng |
Khi thử vị rượu trong một thùng phuy rượu 45 độ của nhà bà L, chúng tôi tỏ vẻ không thích v́ rượu quá nhẹ, uống có vị đắng, hắc và không thơm. Nghe khách nhận xét như vậy, bà chủ nhẹ giọng: “Không vấn đề ǵ. Em thích rượu gạo, rượu nếp, rượu thuốc, rượu hương cốm ǵ, chị pha một tí là ra hết”.
Lấy một can nhựa 20 lít rượu cồn, bà chủ đổ thêm vào một ít rượu gạo, rượu sắn nấu bằng men tươi, tiếp đó một ly nước lă, một viên hóa chất rồi khuấy đều, mời mọc: “Đây, rượu quê chính gốc đây, thơm ngon, rất dễ uống, em muốn thơm hơn nữa th́ chị đổ thêm chút hương vani”.
Để rượu có hương cốm th́ đă có hoá chất đúng mùi… hương cốm, lưu ư phải bỏ đúng liều lượng. “20 lít rượu, chỉ nên bỏ nửa chén hương cốm thôi, nếu không sẽ rất nồng”, bà chủ “bật mí”.
Từ những phuy rượu cồn pha nước lă giá bán 8 - 10 ngàn đồng/lít, khi pha chế thêm hương liệu để thành “rượu quê”, giá đội lên từ 13 - 17 ngàn đồng/lít. Rượu thuốc cũng bị làm giả, có giá trên 20 ngàn đồng/lít.
Đó là mức giá từ ḷ rượu độc đến tay trung gian. C̣n khi đến tay người tiêu dùng, giá rượu rởm được tăng lên từ 5 - 7 ngàn đồng/ lít. Như vậy chỉ cần một thao tác nhỏ, hàng triệu “đệ tử Lưu Linh” đă bị đầu độc rượu cồn giá cắt cổ. Những kẻ bất lương th́ có nguồn thu siêu lợi nhuận.
Trao đổi với Xa lộ Pháp luật về vấn đề này, ông Vũ Đ́nh Minh, Phó Chủ tịch UBND xă Tam Đa cũng chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Làng rượu nổi tiếng giờ trở thành làng tai tiếng v́ rượu độc.
Ông cho biết hiện tượng này bắt đầu từ khoảng những năm 2000. Đến nay chỉ khoảng gần 30% số hộ vẫn theo nghề, nhưng lượng rượu bán ra thị trường th́ lại gấp… hàng trăm lần trước đây. Không dùng men tươi, hóa chất để “chế biến”, lấy đâu ra từng ấy “rượu”?
Theo Xa lộ pháp luật