HÀ NỘI 26-5 (NV) - Sau một tuần lễ phát động chiến dịch, đă có hơn 2,600 người kư tên kêu gọi CSVN trả tự do cho hai sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên.
Cô Nguyễn Phương Uyên dùng máu viết lên vải “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”, “ĐCSVN bán nước”. Các tài liệu này bị dùng làm chứng cớ buộc tội “chống nhà nước CHXHCNVN. (H́nh: Internet)
Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, bị nhà cầm quyền CSVN kết án 8 năm tù, 3 năm quản chế. Cô Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, bị kết án 6 năm tù và 3 năm quản chế. Cả hai bị quy chụp cho tội danh “tuyên truyền chống nhà nước...” theo điều 88 Luật H́nh Sự CSVN trong một phiên xử ở Long An ngày 16 Tháng Năm.
Các chứng cớ dùng để kết án họ gồm một số truyền đơn và khẩu hiệu vẽ bằng máu trên vải “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” và “Đảng CSVN bán nước”. Cả hai bị bắt từ hồi Tháng Mười năm ngoái theo kiểu bị bắt cóc, không qua một thủ tục pháp lư nào như luật lệ của chế độ quy định.
Khi tin tức về vụ bắt giữ được dư luận biết đến đă trở thành sự phẫn nộ của tất cả những ai quan tâm đến t́nh h́nh dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam.
Đầu tiên, sau khi Nguyễn Phương Uyên bị bắt, các bạn học của cô tại trường đại học Công Nghệ Thực Phẩm Sài G̣n đă gửi thư cầu cứu đến ông chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nhờ ông can thiệp trả tự do cho một cô gái giầu ḷng yêu nước.
“Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên, xét cho cùng, tất cả đều phát xuất từ ḷng yêu nước của tuổi trẻ”. Bức thư các bạn học của Phương Uyên viết như vậy và ông Trương Tấn Sang lặng thinh.
Kế đến, ngày 30 Tháng Mười, 2012, tức hai tuần lễ sau khi cô nữ sinh viên bị bắt, có 144 nhân sĩ trí thức trong ngoài nước gửi một bức thư chung tới ông Sang kêu gọi ông can thiệp.
“Hành động của Phương Uyên biểu tỏ khí phách của tuổi trẻ, cho dù có bị quy kết thế nào, th́ trước hết cũng phải thấy rằng cô đă biểu thị một phẩm chất đáng quư, có tác dụng cổ vũ, động viên thanh niên biết sống v́ mục đích cao đẹp, yêu nước chống xâm lược, sao lại bắt hành hạ cháu?” Các trí thức nhân sĩ viết trong thư khẩn gửi ông Trương Tấn Sang. Và ông cũng nín thinh.
Cả hai bị đưa ra ṭa và bị cáo buộc tội là thành viên của nhóm “Tuổi Trẻ Yêu Nước” ở ngoại quốc, rải truyền đơn, treo khẩu hiệu chống chế độ, bêu xấu “nước bạn”. Trong những tài liệu dùng để kết án, c̣n có h́nh cái hộp đựng truyền đơn bên trong vẽ lá cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH ngày trước.
Theo tường thuật của blog Dân Làm Báo, tại phiên xử, Nguyễn Phương Uyên khẳng khái nói “Tôi là sinh viên yêu nước. Nếu phiên ṭa hôm nay kết tội tôi th́ những người trẻ khác sẽ sợ hăi và không c̣n dám bảo vệ chủ quyền đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù th́ tôi không cam tâm”.
C̣n sinh viên Đinh Nguyên Kha tuyên bố: “Tôi trước sau vẫn chỉ là người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng Cộng Sản, mà chống đảng th́ không phải là tội.”
Sau phiên xử, Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ra một bản thông cáo báo chí nói: “Các bản án này phần nào cho thấy một xu hướng đáng lo ngại là các nhà chức trách Việt Nam sử dụng các tội danh trong các luật về an ninh quốc gia để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ v́ họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hoà. Những việc làm này trái với quyền tự do ngôn luận và như vậy cũng trái với các nghĩa vụ của Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trọng Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới.”
Ngày 19 Tháng Năm, các trí thức, nhân sĩ Việt Nam trong ngoài nước ra bản tuyên bố nói rằng: “Thái độ và lời phát biểu của hai thanh niên đó trước ṭa biểu thị trí tuệ và khí phách của thế hệ trẻ nặng ḷng v́ nước, không khuất phục trước cường quyền. Vậy mà bằng cách bắt giữ, xét xử không theo đúng quy định tố tụng h́nh sự và lợi dụng điều luật mập mờ - điều gọi là “tuyên truyền chống Nhà nước” mà chúng tôi đă đ̣i xóa bỏ - nhà cầm quyền đă đưa ra một bản án phi đạo lư, trái Hiến pháp, chà đạp quyền con người đối với hai thanh niên yêu nước. Bản án này khiến dư luận xă hội bất b́nh, toàn thế giới lên án; chỉ làm hài ḷng những kẻ có mưu đồ bành trướng xâm hại Việt Nam.”
Bản danh sách kư tên đ̣i trả tự do cho Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên được phổ biến trên nhiều mạng thông tin điện tử để mọi người tham gia bày tỏ ư kiến.
(TN)