Bộ Tư pháp hôm qua tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (TNBTCNN). Đây là dịp để đánh giá kết quả công tác triển khai thi hành Luật, qua đó bàn những giải pháp thúc đẩy việc triển khai Luật đạt hiệu quả, đồng thời xem xét kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung Luật bảo đảm nâng cao tính khả thi của Luật.
|
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phát biểu chỉ đạo Hội nghị |
Mỗi năm giải quyết 46 vụ, chi trả khoảng 7,5 tỷ đồng
Số liệu tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương cho thấy, từ khi Luật có hiệu lực đến ngày 31/12/2012, các cơ quan có trách nhiệm bồi thường đă thụ lư 182 vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó, đă giải quyết được 137 vụ việc (đạt tỷ lệ 75%), c̣n lại 45 vụ việc đang tiếp tục giải quyết, với tổng số tiền bồi thường hơn 23,2 tỷ đồng.
Như vậy, so với hơn 10 năm thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức, viên chức, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trước khi có Luật TNBTCNN th́ trong 3 năm qua, số lượng vụ việc và số tiền bồi thường đă tăng lên đáng kể.
Theo đó, trung b́nh mỗi năm, có khoảng 46 vụ việc với số tiền bồi thường mỗi năm là khoảng 7,5 tỷ đồng. Trong khi hơn 10 năm trước thời điểm Luật được ban hành th́ có khoảng 300 vụ việc với tổng số tiền bồi thường khoảng 18 tỷ đồng, tính trung b́nh trong mỗi năm này chỉ có khoảng 30 vụ việc và số tiền bồi thường là xấp xỉ 1,8 tỷ đồng.
Các đại biểu cho rằng qua thi hành Luật đă phát huy hiệu quả trên thực tế, khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc thiết lập cơ chế đặc thù để cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra; ư thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ từng bước được nâng cao, tránh được nhiều sai sót, vi phạm khi thi hành công vụ...
Phó Viện trưởng Viện Khoa học xét xử (TANDTC) Nguyễn Văn Cường th́ nhấn mạnh, Luật TNBTCNN là một trong những văn bản góp phần ngăn chặn t́nh trạng tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu người dân của một bộ phận cán bộ, công chức Nhà nước, tạo thêm ḷng tin của người dân vào các chính sách, pháp luật của Nhà nước.
C̣n cứng nhắc về thời gian thương lượng
Tuy nhiên, một vướng mắc lớn trong 3 năm triển khai Luật được phản ánh là quy định về thời gian thương lượng tại Khoản 1 Điều 19 của Luật. Cụ thể, điều khoản này quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ tŕ thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều t́nh tiết phức tạp th́ thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày. Quy định trên là quá cứng nhắc và chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết việc bồi thường.
Chẳng hạn, vừa qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ngăi phát sinh vụ yêu cầu bồi thường của công dân Đỗ Hữu Trí yêu cầu UBND huyện Sơn Tịnh phải bồi thường hơn 46,5 tỷ đồng do xử phạt và cưỡng chế về đất đai trái quy định của pháp luật.
Quá tŕnh thương lượng theo luật định, cả hai bên chưa t́m được được tiếng nói chung trong vấn đề bồi thường. Nhưng xét thấy vụ việc cần có thêm thời gian để thương lượng và t́m cách giải quyết vụ việc một cách dứt điểm, được sự đồng ư của ông Trí, UBND huyện Sơn Tịnh đă hai lần gia hạn thêm thời gian thương lượng và việc thương lượng với ông Trí diễn ra nhiều lần.
Căn cứ vào quy định của Luật, rơ ràng UBND huyện Sơn Tịnh không được phép gia hạn thời gian thương lượng mà phải ban hành quyết định giải quyết bồi thường khi hết thời hạn thương lượng. Song thực tiễn lại chứng minh việc gia hạn khi được sự thống nhất của hai bên là cần thiết và hiệu quả, tránh trường hợp công dân khiếu kiện kéo dài.
Do đó, đại diện Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngăi đề nghị sửa đổi theo hướng nếu trường hợp hai bên thỏa thuận việc gia hạn thêm thời gian thương lượng th́ thực hiện theo sự thỏa thuận ấy.
Ngoài ra, các đại biểu đă nêu lên những bất cập trong 3 năm thi hành Luật. V́ thế, qua thảo luận, các đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung liên quan đến phương thức làm việc của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả; xác định mức hoàn trả; các căn cứ để xác định lỗi cố ư, lỗi vô ư là căn cứ xác định mức hoàn trả; quy định trách nhiệm hoàn trả đối với người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong từng trường hợp cụ thể…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường:
“Không để cho người dân rơi vào vị thế xin – cho” Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định: Qua 3 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, mặc dù là vấn đề mới nhưng đạt được nhiều kết quả bước đầu đáng khích lệ. Kết quả giải quyết bồi thường tuy khiêm tốn song chuyển biến tích cực so với 10 năm trước khi có Luật.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng cho rằng c̣n rất nhiều hạn chế, bất cập như việc xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật vẫn “mắc bệnh” Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư; việc kiện toàn bộ máy biên chế chưa được đúng mức với tầm quan trọng của công tác bồi thường nhà nước. Đặc biệt, việc giải quyết yêu cầu bồi thường c̣n nhiều vấn đề.
“Con số giải quyết được, tôi cho rằng chắc c̣n xa lắm với thực tế thi hành công vụ. Nhiều tỉnh phấn khởi báo cáo 3 năm không phát sinh vụ bồi thường nào, nghe vui lắm nhưng liệu có phù hợp với thực tế hàng ngày, với những đơn thư nhận được không?”, Bộ trưởng trăn trở.
Trong các vấn đề cần lưu ư, Bộ trưởng nhấn mạnh cần nâng cao hơn nữa nhận thức về ư nghĩa chính trị pháp lư của công tác bồi thường nhà nước đối với người dân.
Bộ trưởng chia sẻ, việc ban hành Luật không đồng nghĩa với việc phải có nhiều vụ phải bồi thường nhưng nếu Nhà nước gây thiệt hại th́ “phải đàng hoàng bồi thường kịp thời, xác định, nhanh chóng cho người dân, nhất là không để cho người dân rơi vào vị thế xin – cho”.
|
Hoàng Thư