Quốc hội hôm nay thảo luận về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xă hội và ngân sách nhà nước năm 2012; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xă hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2013.
Ngoài những ư kiến tán đồng, cổ vũ cho sự cố gắng và những phát biểu lo ngại về bức tranh kinh tế đất nước c̣n nhiều mảng tối, "bóng ma" lạm phát vẫn ám ảnh, nhiều đại biểu đă bày tỏ quan điểm rất thẳng thắn về những vấn đề tưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ.
Ngành y tế nên thể hiện ḷng nhân ái của lương y
Ư kiến của đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, B́nh Dương, sáng nay khiến nhiều cử tri theo dơi phiên truyền h́nh trực tiếp xúc động mạnh khi ông đ̣i hỏi ngành y tế cần phải lên tiếng trong vụ vaccine quinvaxem:
|
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng, B́nh Dương. |
Hàn Quốc từ nhiều năm trước đă không sử dụng loại vaccine này cho trẻ em Hàn Quốc, v́ e ngại không an toàn khi tiêm chủng cho trẻ. Chúng ta nước nghèo, khó khăn, được bạn viện trợ đă tiếp nhận đưa vào tiêm chủng mở rộng. Liên tiếp trong 6 tháng gần đây đă có 9 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm chủng loại loại vaccine này và hàng chục ca phản ứng nặng khác. Vấn đề là măi đến ca thứ 9, sau nhiều ư kiến của công luận th́ ngành y tế mới tạm dừng tiêm chủng loại vaccine này.
“Gia đ́nh của 9 trẻ không may cũng đă phần nào nguôi ngoai nỗi đau. Vấn đề là chúng ta, cả ngành y tế và các bộ, ngành khác rút ra được điều ǵ quan trọng để làm tốt hơn nữa việc phục vụ nhân dân?", đại biểu tỉnh B́nh Dương nói. "Tôi cho rằng lúc này một lời xin lỗi của lănh đạo ngành y tế là cần thiết. Nhất là đối với 9 gia đ́nh có trẻ không may. Tôi biết ngành y tế đang quá bận rộn với các vấn đề về y đức, về viện phí, về quản lư giá thuốc... Nhưng tôi nghĩ lời xin lỗi đó lúc này của các vị không chỉ là biểu hiện của văn hóa hay tinh thần trách nhiệm mà trên cả đó chính là ḷng nhân ái của các lương y”.
Giáo dục và sự phản cảm
Đại biểu Vũ Công Tiến, Lâm Đồng, bức xúc trước những yếu kém gần như bất lực trong quản lư điều hành của cơ quan chức năng. Ví dụ như chất lượng giáo dục, dạy thêm học thêm.
|
Đại biểu Vũ Công Tiến (Lâm Đồng) |
“Giáo viên buộc cha mẹ, phụ huynh học sinh phải kư cam kết cho con em đi học thêm, rồi khi các cháu đến trường bảo phải đi ngơ sau, không được đi ngơ trước. Tôi cho đó là những vấn đề hết sức phản cảm, nhất là trong lĩnh vực giáo dục...", ông Tiến nêu. "Dư luận cử tri đặt một câu hỏi: tại sao Quốc hội nói nhiều, Chính phủ đă có chủ trương, giải pháp, có việc cũng chỉ đạo kiên quyết, nhưng mà sự chuyển biến chậm. Phải chăng là chúng ta không đồng bộ trong tổ chức thực hiện. Nói đến người khác, nói đến chỗ khác th́ kiên quyết c̣n đến ḿnh th́ im lặng?”.
Nên quan tâm đến việc nhỏ mà không nhỏ
Các bản bán cáo của Chính phủ tŕnh Quốc hội vào mỗi kỳ họp 6 tháng tựa như việc chẩn bệnh định kỳ cho sức khỏe quốc gia, đồng thời Chính phủ cũng vạch ra các liệu pháp bồi bổ và chữa trị, đại biểu Dương Trung Quốc, Đồng Nai, nhận định.
Là người có cơ hội theo dơi nhiều bản báo cáo Chính phủ liên tục nhiều năm qua, ông cho rằng, điều dễ nhận thấy là có "căn bệnh" đă kéo dài rất lâu mà chưa khắc phục được nên đă trở thành măn tính như "căn bệnh" quan liêu với sự tăng ph́ bộ máy biên chế, "căn bệnh" đầu tư dàn trải tạo ra gánh nặng ngân sách và lăng phí lớn không đáng có. Có những "căn bệnh" mới phát sinh như nợ công, nợ xấu...
Đi vào một vấn đề cụ thể hơn, đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị, Chính phủ hăy quan tâm nhiều hơn nữa đến những việc tưởng nhỏ mà không nhỏ.
Một ví dụ ông đưa ra về t́nh trạng ở tỉnh Quảng Ngăi, người dân vào rừng, lên nương chặt cây trâm loại cây thân gỗ có bộ rễ giữ nước cho rừng, cho đất để mang thu gom bán cho người Trung Quốc. Chính quyền bắt được, không có chế tài xử phạt nên chỉ phạt vận chuyển cồng kềnh, và cho đi. Mất cây, đất không giữ được nước, bạc mầu, người dân khổ.
Theo ông Dương Trung Quốc, trong trường hợp này, "bảo rằng người dân tham, người dân dại cũng không phải là sai, nhưng không có chế tài xử phạt th́ lỗi chính vẫn thuộc về nhà nước".
Trong phần phát biểu, đại biểu tỉnh Đồng Nai cũng mong muốn Chính phủ nên chỉ đạo cuộc sinh hoạt chính trị để ghi nhận từ lịch sử dân tộc một bài học sâu sắc về chiến tranh, cũng là bài học về ḥa b́nh.
“Chỉ có thấm nhuần những bài học lịch sử mới bảo vệ vững chắc được chủ quyền và giữ ǵn được ḥa hiếu lâu bền với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới”, ông nói.
Nhật Thanh