Một luật sư vừa gửi thư phản đối việc báo Tuổi trẻ và Vietnamnet ‘đưa tin khai thác bạo lực’ về vụ một lính người Anh bị sát hại ở London hôm 22/05/2013.
Luật sư Đặng Dũng tại Tp HCM cho rằng hai báo trên đưa tin “không đầy đủ” và chỉ tập trung vào tả vụ đâm chém người mà không nhắc tới các chi tiết khác liên quan tới sự việc. Ông Dũng đặt ra câu hỏi, “hai tờ báo đều là công cụ của Đảng Cộng sản lại chủ trương đưa tin bạo lực lạnh tanh đó trên báo nhằm mục đích ǵ?”
“Vietnamnet tả tỉ mỉ hành vi tàn bạo và man rợ giết công dân Anh như thế nào nhưng lại hoàn toàn không hề loan tin một phụ nữ Anh can đảm đă đối mặt với hai tên giết người...,” ông Dũng viết trong thư gửi hai ṭa báo mà BBC đọc được.
Ông Đặng Dũng cũng cho rằng cách đưa tin của Tuổi Trẻ “khai thác khía cạnh man rợ của vụ thảm sát,” phơi bày bạo lực ngay tại London, và để ảnh “tên sát nhân với hai con dao và bàn tay vấy máu”, được đăng ở trang báo cuối, là trang báo “đăng tin hot”.
"Hai tờ báo đều là công cụ của Đảng Cộng sản lại chủ trương đưa tin bạo lực lạnh tanh đó trên báo nhằm mục đích ǵ?"
Luật sư Đặng Dũng |
Theo h́nh ảnh ông Dũng chụp lại bản báo giấy của Tuổi Trẻ, bài báo có tên Chém người man rợ ở London, Bạo động ở Thụy Điển được đăng hôm thứ Sáu, 24/05.
Tuổi Trẻ online cũng có bản trên mạng đăng hôm 23/05, với tựa đề Dùng dao phay giết binh lính giữa London, với ảnh màu nghi phạm tay cầm hai con dao c̣n dính máu, bài báo được kư tên Nguyệt Phương – Chu Uyên.
Bài trên Vietnamnet tên c̣n ‘giật gân’ hơn: Kinh hoàng lính Anh bị khủng bố chặt đầu giữa phố, và tả lại cảnh tượng chém người, chặt đầu như thế nào, bài báo được trích nguồn, “Theo Kiến Thức”.
Luật sư Đặng Dũng viết trong thư, “tại sao hai báo Đảng lại t́m cách làm ngơ thông tin quan trọng này [người phụ nữ đă khuyên can hai nghi phạm tại hiện trường],” và v́ sao Ban Biên tập đưa tin bạo lực tới độc giả.
Cơ quan chủ quản của báo Tuổi Trẻ là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, c̣n cơ quan chủ quản của Vietnamnet là Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cúp máy liên tục
Tại sao hai báo Đảng lại t́m cách làm ngơ thông tin quan trọng này [người phụ nữ đă khuyên can hai nghi phạm tại hiện trường], và tại sao quí Ban Biên tập báo Đảng lại đưa tin bạo lực tới người xem chúng tôi."
Khi gọi điện tới ṭa soạn báo Tuổi Trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh để hỏi về phản hồi trên của ông Đặng Dũng th́ được nối máy với một người phụ nữ tránh không cho biết tên và vị trí công tác.
Người phụ nữ này hỏi, “bài đó đă được đăng chưa, tên bài là ǵ,” và sau khi BBC cung cấp thông tin ngày đăng, tên bài và người kư tên, điện thoại bỗng bị ngắt.
Bấm lại số điện thoại trên, tổng đài chuyển tới một nhân viên khác ở ban Bạn đọc, và thấy người đó gọi “Nè, Trâm ơi”.
Trả lời câu hỏi về danh tính và về lá thư của ông Đặng Dũng, người phụ nữ này nói, “ở dưới tổng đài họ chuyển lên đây là ban công tác bạn đọc, chúng tôi là nhân viên của ban công tác bạn đọc”.
“Nhưng nếu lá thư này không phải của chị th́ xin lỗi là chúng tôi không thể cung cấp thông tin ǵ được cho chị hết, chúng tôi chỉ cung cấp thông tin tới người đă gửi thư về cho chúng tôi thôi.”
Khi chúng tôi yêu cầu được nối máy với ban biên tập hoặc người có trách nhiệm trả lời báo chí, đại diện ban công tác bạn đọc trả lời, “đơn thư được giải quyết theo dạng xử lư thông tin, và sẽ được gửi tới những ban ngành có liên quan,” c̣n vấn đề của BBC cũng sẽ được truyền đạt lại tới “những người có liên quan” và được khuyên gửi email hoặc fax.
Khi chúng tôi hỏi cụ thể những người có liên quan đó là ai, chi tiết tên, chức vụ, và địa chỉ email, điện thoại lại bị ngắt.
'Lá cải' câu khách
Bấy lâu nay thực trạng đăng tin giật gân và khai thác theo chủ đề "cướp, hiếp, giết" để "câu views" đă gây phản cảm trong không ít độc giả tại Việt Nam, mặc dù các bài chủ đề này thường là bài đọc nhiều trên các báo điện tử ở trong nước.
Gần đây đă xảy ra việc một tờ báo in nhầm từ hiến pháp thành "hiếp pháp" khiến cộng đồng mạng bàn tán rôm rả.
Sự cố đánh sai chính tả từ hiến pháp gần đây gây bàn luận trên mạng nhiều.
Việc báo chí đưa những tin giết người hay chuyện riêng ngôi sao để câu khách, bán được nhiều quảng cáo hoặc bán được nhiều ấn bản hơn không chỉ ở Việt Nam mới có.
Một số chuyên gia về truyền thông cho rằng, Anh quốc mới là quê hương của dạng báo chí ‘tabloid’( tạm dịch báo lá cải) thực thụ.
Hàng loạt báo lá cải ở Anh cũng đưa tin khá giật gân với lời lẽ có phần thái quá về vụ án mạng ở Woolwich.
Chẳng hạn như The Sun, suốt tuần nay để ảnh cỡ lớn nghi phạm cầm hai con dao với bàn tay đẫm máu và cũng gọi là “vụ người lính bị chặt đầu”.
Tờ Daily Mail cũng liên tục đăng loạt ảnh hai nghi phạm và hiện trường vụ án và chuyện riêng của gia đ́nh, một số báo khác th́ dùng những từ như “tên đồ tể”, “vụ tàn sát”, “chặt đầu”, “chém cho đến chết”.
Ông Howard Kurtz, tác giả cuốn Media Circus - The Trouble with America's Newspapers (Gánh xiếc Truyền thông - Rắc rối của Báo Mỹ) nói sự 'lá cải hóa' đồng nghĩa với việc chuẩn mực báo chí sụt giảm, tin tức thời sự như chính trị và kinh tế vắng bóng và sự gia tăng các tin giải trí như các chủ đề nhớp nhúa, scandal, giật gân và tiêu khiển.
Nhưng lá cải không hoàn toàn là xấu xa, v́ theo các nhà nghiên cứu phương Tây, các vấn đề của cuộc sống hàng ngày luôn có ư nghĩa quan trọng trong lịch sử loài người. Báo lá cải cũng thúc đẩy những nét văn hóa khác với văn hóa thượng lưu và thách thức cái gọi là 'bá chủ văn hóa' trong xă hội.
Tại Việt Nam, giải trí có thể được coi là cửa ngách để người ta bước chân vào làng truyền thông vốn bị kiểm soát chặt chẽ.
Nguồn: BBC