Quốc hội ngày 12/6 sẽ thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Pḥng cháy chữa cháy (PCCC). Trước đó, Quốc hội đă thảo luận ở tổ về dự án này. Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị An trao đổi những vấn đề liên quan.
- Tôi cho rằng, việc tuyên truyền pháp luật về PCCC đến người dân là rất quan trọng. Phải làm cho người dân hiểu, nếu v́ một hành động rất nhỏ của họ như đốt rẫy, làm nương, hay một sơ suất nào đó cũng có thể dẫn đến cháy, mà cháy rừng th́ thiệt hại là rất lớn. Đặc biệt khi cháy xảy ra ở những khu rừng pḥng hộ, rừng nguyên sinh th́ thiệt hại c̣n lớn hơn rất nhiều lần v́ liên quan trực tiếp đến biến đổi khí hậu, gây lũ lụt... và những thiệt hại đó không thể khắc phục trong ngày một ngày hai và không thể tính toán bằng tiền. Do vậy, công tác tuyên truyền về pḥng cháy phải đi trước một bước.
|
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An |
Lâu dài, tôi cho rằng nhà nước cần có những chính sách đặc biệt đối với người dân ở những nơi có rừng, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng dân tộc thiểu số. Cần tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm để đảm bảo đời sống. Không thể trông chờ người dân giữ rừng tốt nếu như họ không đủ ăn, v́ không đủ ăn tất phải vào rừng lấy củi, đốt rẫy làm nương, thậm chí phá rừng ...
Nếu huy động được các nguồn lực khác vào công tác xóa nghèo cho người dân ở vùng có rừng là tốt nhưng cơ bản nhà nước phải giữ vai tṛ chủ đạo. Phải có chính sách ưu tiên đặc biệt đối với những vùng này, v́ người dân không phải chỉ giữ rừng, mà c̣n giữ biên giới, bảo vệ an ninh tổ quốc...
- Chuyện đầu tư của nhà nước cho công tác PCCC thực tế hiện vẫn chưa hợp lư?
- Nói là hợp lư th́ cũng rất khó v́ phải xem hợp lư là như thế nào. Nhưng tôi cho rằng vấn đề trước hết phải quan tâm là đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học về PCCC, đào tạo những cán bộ nghiên cứu giỏi. Thực tế hiện nay là chưa đủ. Cần hiểu đặc thù cháy mỗi loại h́nh là khác nhau, ở mỗi vị trí khác nhau, v́ thế pḥng và chữa cháy cho mỗi loại h́nh cũng phải khác nhau.
Ngoài ra, phải đầu tư hơn nữa cho lực lượng PCCC. Hiện nay mới chỉ quan tâm nhiều ở các TP lớn, nên đầu tư hơn cho các vùng biên giới, và có ngân sách thêm cho lực lượng vũ trang, đặc biệt là lực lượng quân đội.
Tuy nhiên, dù có kiến thức bao nhiêu, cán bộ giỏi bao nhiêu nhưng không có trang thiết bị th́ cũng bằng không. Nói đơn giản như nhà cao tầng mà ṿi nước, dây phun không tới th́ cũng không thể chữa cháy được. Do đó, phải đầu tư cả về trang thiết bị.
- Để xảy ra cháy, nhiều ư kiến cho rằng phải truy trách nhiệm của lănh đạo chính quyền địa phương giống như việc quy trách nhiệm đối với những nơi xảy ra nhiều tai nạn giao thông?
- Đúng vậy, phải gắn trách nhiệm lănh đạo địa phương vào công tác PCCC, chứ không chỉ là cá nhân hay doanh nghiệp, v́ tầm của họ vi mô. Chỉ có lănh đạo địa phương vào cuộc mới hạn chế cháy và có biện pháp cụ thể và quản lư sát sao. Người đứng đầu không làm trực tiếp th́ phải giao cho một đầu mối.
- Nhưng hiện nay, bất cập là ở chỗ công tác kiểm tra c̣n lơi lỏng?
- Trong công tác PCCC th́ việc pḥng là quan trọng, tuy nhiên hiện việc chấp hành pháp luật về PCCC chưa nghiêm v́ thiếu kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Mà kiểm tra trước hết phải xem có đúng quy hoạch không, ví dụ như có trang thiết bị rồi mà nhà không có đường vào mà chữa cháy hay đường thoát hiểm th́ cũng không giải quyết được vấn đề. Qua kiểm tra cũng phải chấn chỉnh, thậm chí có biện pháp mạnh với những cá nhân, tổ chức vi phạm.
- Dự án Luật PCCC sửa đổi chuẩn bị được đưa ra thảo luận tại Quốc hội, tuy nhiên nhiều ĐBQH cho rằng quy định của luật c̣n chung chung?
- Theo tôi th́ không nên chi tiết quá nhưng cần cụ thể theo các loại h́nh. Ví dụ khu dân cư cao tầng th́ cần trang thiết bị thế nào, thấp tầng hay khu biệt thự, trong làng th́ ra sao... Mỗi người, mỗi cơ quan, tổ chức nếu tự biết trang bị cho ḿnh những kiến thức và phương tiện pḥng cháy tốt th́ sẽ hạn chế được những thiệt hại do cháy xảy ra.
- Xin cảm ơn bà!
Thu Hằng (thực hiện)