Lỗi của ai hay của cả hệ thống? - Sau loạt bài đăng về tình hình lao động Việt Nam tại Angola, nhiều bộ ngành đă vào cuộc nhằm tăng cường phối hợp với Angola để bàn thảo các biện pháp bảo vệ người lao động (NLĐ) Việt Nam.
Ngày 31/5, ông Nguyễn Minh Vũ - Phó Cục trưởng Cục Lănh sự (Bộ Ngoại giao) phát biểu trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ rằng, đầu tháng 6 sẽ có đoàn công tác của Bộ Ngoại giao sang Angola làm việc. Mục đích của đoàn công tác Bộ Ngoại giao là để t́m hiểu và trao đổi với Angola cách thức quản lư cộng đồng người Việt Nam tại Angola cũng như bảo hộ, tạo địa vị pháp lư cho NLĐ Việt Nam.
Ông Nguyễn Minh Vũ cũng cho biết, sẽ đề nghị Bộ Công an phối hợp với Angola để giải quyết các vấn đề về tội phạm cũng như việc lập các hội, đoàn người Việt tại Angola. Chiều cùng ngày, trao đổi với PV Tiền Phong qua điện thoại, ông Vũ cho biết, chưa thể tiết lộ nội dung làm việc với Angola. “Khi có thông tin cụ thể sẽ thông báo chính thức”, ông Vũ nói.
Bộ LĐ-TB&XH cùng các cơ quan liên quan đang gấp rút tiếp cận với Đại sứ quán Angola tại Việt Nam để tŕnh hồ sơ, nhằm tiến tới việc kư kết hiệp định về hợp tác lao động giữa hai nước. Một số chuyên gia cho rằng, nếu Angola kư kết hiệp định về hợp tác lao động với Việt Nam, NLĐ Việt Nam đang làm việc tại Angola sẽ được bảo hộ một cách chính thống và có thể được hợp thức hóa để yên tâm làm việc lâu dài.
“Trong khuôn khổ hiệp định, lao động Việt Nam sẽ được bảo hộ và không lo về vấn đề an ninh cũng như phải sống thấp thỏm như hiện nay”, một chuyên gia nói.
Trao đổi với PV, một số doanh nghiệp bày tỏ lạc quan về việc sẽ được Bộ LĐ-TB&XH cho thí điểm đưa lao động sang Angola một cách chính thống.
“Bộ LĐ-TB&XH nên triển khai sớm. Phải chọn doanh nghiệp uy tín, có đơn hàng tốt để thực hiện. Sau một thời gian, có thể họp, rút kinh nghiệm và bổ sung các biện pháp để khai thông thị trường tiềm năng này”, lănh đạo một doanh nghiệp nói.
Ông Joăo Mamel Bernardo- Đại sứ Angola tại Việt Nam khẳng định với PV Tiền Phong rằng, NLĐ Việt Nam không nên lo về vấn đề an ninh khi sang Angola làm việc.
Ông Joăo Mamel Bernardo cũng cho biết, tại Angola hiện đúng là có một vài nhóm người Việt Nam muốn “làm ḿnh làm mẩy”.
Tuy nhiên, Chính phủ Angola đă giám sát được vấn đề này. “Chúng tôi sẽ hợp tác với Bộ Công an Việt Nam để xử lư những người này. Mục đích là bảo vệ tốt nhất cho NLĐ Việt Nam yên tâm làm việc tại Angola”, vị Đại sứ cho biết.
Hiện, v́ công cuộc tái thiết đất nước nên Angola đang rất cần lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Việt Nam.
“Từ nay đến năm 2017, thời điểm hết nhiệm kỳ của Chính phủ đương nhiệm, chúng tôi cần nhiều lao động có tay nghề để xây dựng nhiều công tŕnh bị hư hỏng do hậu quả của chiến tranh”, vị Đại sứ Angola tại Việt Nam cho biết.
Theo số liệu của Đại sứ quán Angola tại Việt Nam, hiện có khoảng 40 đến 45 ngh́n NLĐ Việt Nam đang làm việc tại Angola. Trong đó, hơn 200 chuyên gia giáo dục và hơn 150 bác sỹ Việt Nam sang Angola thông qua việc hợp tác giữa hai Chính phủ. Thu nhập trung b́nh của lao động Việt Nam tại Angola từ 800-1500 USD.
Giám sát một chiều
Câu chuyện “4,5 vạn lao động bơ vơ ở Angola” chỉ là phần nổi của tảng băng xuất khẩu lao động. Lạ mà không lạ rằng, khi PV Tiền Phong hỏi nhiều doanh nghiệp v́ sao lại để xảy ra chuyện thế này, thế kia ở thị trường Angola, các ông chủ này cũng chỉ dám bóng gió “nhiều chuyện tế nhị, khó nói lắm”.
Đúng là “có cho kẹo” doanh nghiệp cũng không dám nói thật.
Thân phận doanh nghiệp và người lao động trong quy tŕnh xuất khẩu lao động của ta mới khổ làm sao! Chỉ có mấy ông quản lư chỉ tay năm ngón là vô tư thôi?!
Thông thường, để khai thác thị trường, doanh nghiệp phải lăn ḿnh đi t́m đối tác, đơn hàng. Cục Quản lư Lao động Ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) thẩm định, cấp phép.
Việc cấp phép này dù sao cũng c̣n tâm thế “xin - cho”, nên cũng nhiêu khê lắm (chưa nói chuyện thẩm định có chính xác hay không). Thuận buồm xuôi gió th́ thị trường khai mở, không th́ doanh nghiệp bị thổi c̣i, thậm chí bị đ́nh chỉ có thời hạn đến vĩnh viễn giấy phép xuất khẩu lao động.
Doanh nghiệp th́ dễ xử như vậy, c̣n Bộ th́ sao, nếu làm hỏng thị trường?
Mấy năm qua, nhiều thị trường đă tạm ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Ví dụ, Malaysia sau một thời gian ồ ạt đưa đi, chúng ta gặp vấn đề trong công tác quản lư, đào tạo nên phía bạn tạm dừng tiếp nhận, gây xôn xao một thời gian dài.
Hiện nay, thị trường này đang tự “chết” v́ nhiều nguyên nhân, là hệ quả của một cách làm xuất khẩu lao động chụp giật. Rồi, Trung Đông, Đài Loan, Anh Quốc… cũng ít nhất một lần tạm đóng cửa đối với lao động Việt Nam.
Đặc biệt là Hàn Quốc, một thị trường béo bở. Sau khi phía bạn yêu cầu nhiều vấn đề, Bộ LĐ-TB&XH quyết định để một trung tâm thuộc Bộ (là Trung tâm Lao động ngoài nước) trực tiếp tuyển chọn và đưa đi.
Trước khi Bộ quyết định kéo thị trường này về tay ḿnh, một số doanh nghiệp thắc mắc v́ sao họ không được vào thị trường Hàn Quốc theo chương tŕnh cấp phép mới (chương tŕnh mà người lao động trong nước và ngoài nước b́nh đẳng về công việc, thu nhập khi làm việc tại Hàn Quốc).
Bộ giải thích đại loại là “chương tŕnh phi lợi nhuận”, “phía bạn yêu cầu”… Như vậy là để Bộ vừa quản lư vừa trực tiếp đưa lao động đi th́ sẽ tốt hơn? Rồi sao? Thị trường này lại gặp trục trặc nghiêm trọng và rồi cũng bị tạm ngừng tiếp nhận, ảnh hưởng hàng vạn lao động.
C̣n thị trường Angola th́ “ngổn ngang” như bây giờ.
Doanh nghiệp làm sai th́ bị rút giấy phép, bị xử phạt. Bộ làm hỏng thị trường th́ xử lư thế nào? Không lẽ lại đổ hết lỗi cho người lao động thiếu ư thức kỷ luật?
Từ câu chuyện cho phép thí sinh mang máy ghi âm, camera (với các điều kiện khắt khe đi cùng) vào pḥng thi, một lănh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, “Xưa, giáo viên đi coi thi với tâm thế là người giám sát.
Nay, giáo viên cũng buộc phải có ư thức rằng ḿnh cũng bị giám sát”. Có lẽ doanh nghiệp và người lao động cũng nên giám sát cách quản lư của Bộ (tất nhiên là nên có cơ chế cổ vũ cho sự giám sát này) để cùng hướng đến sự minh bạch, công bằng, v́ lợi ích chung.
Nguồn: Phong Cầm - Lê Anh Đạt/TP