WASHINGTON D.C (NV) - Đó là điều mà ông John Sifton, đại diện Tổ chức Theo dơi Nhân quyền (HRW), nhấn mạnh, khi phát biểu trong buổi điều trần về nhân quyền ở Việt Nam, tại Hạ Viện Hoa Kỳ.
Hôm 4 Tháng Sáu, Hạ Viện Hoa Kỳ tiếp tục nghe điều trần về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam. Cách nói khoảng một tháng, cơ quan này đă từng tổ chức một buổi điều trần về nội dung tương tự.
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên (đứng) và sinh viên Đinh Nguyên Kha (ngồi), trong phiên xử sơ thẩm hồi tháng trước. Việc bắt giữ và h́nh phạt dành cho hai sinh viên này được xem là một trong những bằng chứng rơ ràng nhất về t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam càng ngày càng tồi tệ. (H́nh: báo Thanh Niên)
Theo dự kiến, cuộc điều trần lần này sẽ diễn ra trong hai ngày (4 và 5 Tháng Sáu). Cuộc điều trần do Dân Biểu Chris Smith - thành viên Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ - điều hợp.
Theo ông Smith, cuộc điều trần được tổ chức v́ Việt Nam là quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo tồi tệ nhất trên thế giới. Việt Nam từng nằm trong danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo” (CPC) nhưng đến năm 2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đă đề nghị đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này. Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không đề nghị đưa Việt Nam vào CPC. Ông Smith cho rằng: “Có vẻ như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đă để những toan tính chính trị lấn át thực tế và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của chính phủ Việt Nam.”
Đồng quan điểm với Dân Biểu Smith, ông Sifton - Đại diện cho HWR nhận xét, t́nh trạng nhân quyền ở Việt Nam “càng ngày càng tồi tệ.” Ông dẫn chứng, từ đầu năm đến nay, số người bị phạt tù trong các vụ án chính trị đă hơn tổng số tù chính trị của năm ngoái.
Cũng theo ông Sifton, việc thu hồi đất một cách tùy tiện, cấm các tổ chức công đoàn không có giấy phép hoạt động, các phiên xử giống như “tŕnh diễn,” công an đối xử tàn tệ với những người bị giam cầm, cưỡng bức cai nghiện và cưỡng bức lao động đối với những người nghiện ma túy chính là các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền. Ông Sifton khái quát: “Đó chính là h́nh ảnh Việt Nam ngày nay: một chính quyền tàn ác và đàn áp có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập hợp ḥa b́nh, đàn áp những người kêu gọi dân chủ.”
Đại diện HRW nhận xét, đă từng có những người hy vọng rằng việc đối thoại về chiến lược quân sự, đàm phán về tự do thương mại với Việt Nam có thể khuyến khích Việt Nam thay đổi song theo ông Sifton: “Hy vọng này được đặt không đúng chỗ. Chính quyền Việt Nam không hề thả lỏng nắm đấm của họ,” do đó, “Chính phủ Hoa Kỳ nên nh́n nhận mọi việc theo đúng những ǵ đang xảy ra.”
Thay mặt cho HRW, ông Sifton đề nghị Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ, chất vấn chính phủ Hoa Kỳ một cách nghiêm khắc về nội dung đối thoại hiện nay của họ với Việt Nam.
Theo ông Sifton, có vài điều cần hỏi, đó là: 'Đâu là đỉnh điểm để chính phủ Hoa Kỳ thấy rằng cần phải hành động trước sự bất khoan nhượng kéo dài của Việt Nam (?). Lúc nào th́ chính phủ Hoa Kỳ có thể cân nhắc các hành động, chẳng hạn, bỏ qua Việt Nam trong TPP hay các cuộc đàm phán thương mại song phương khác và bắt đầu xét lại việc hợp tác quân sự? Ông Sifton khẳng định, HRW tin rằng thời điểm phải làm những việc đó là ngay bây giờ.'
Dân Biểu Smith kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ thực hiện kiến nghị mà Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Hoa Kỳ đưa ra hồi năm ngoái: Đưa Việt Nam vào CPC v́ chính quyền Việt Nam “kiểm soát mọi nhóm tôn giáo, hạn chế và trừng phạt gắt gao những hoạt động tín ngưỡng độc lập.”
Vị dân biểu này cho biết, ông đă tiếp tục đệ đạt Dự luật Nhân quyền Việt Nam, theo đó, chính phủ Hoa Kỳ chỉ tăng viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam hơn mức của năm tài chính 2012, khi Tổng Thống Obama xác nhận rằng, chính quyền Việt Nam đă có những tiến bộ đáng kể trong việc thực thi dân chủ và thúc đẩy nhân quyền.
Dự luật này đang chờ được Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ xem xét. Boat People SOS, ước tính, trong 38 năm qua, chính quyền Việt Nam đă tịch thu đất đai, nhà cửa và các tài sản khác của người Mỹ gốc Việt, có tổng giá trị khoảng từ 50 tỷ đến 100 tỷ đô la.
(G.Đ)