Ngày 25/1/2013, trong cuộc họp thứ nhất Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đă gây xôn xao dư luận bằng một phát biểu khẳng định “30% số công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về”.
Phó Thủ tướng cho biết: "T́nh trạng chạy công chức vẫn diễn ra do chế độ thi cử đầu vào bất cập. Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào".
Việc công chức cắp ô đi làm là câu chuyện không mới, tuy nhiên con số 30 % được công bố không chỉ gây nên những cơn băo trong dư luận mà dường như c̣n tạo ra những sự thay đổi đáng kể trong cách làm việc của công chức Việt. Những biểu hiện rất dễ nhận thấy của sự thay đổi này là sự ra đời của hàng loạt các quy định, dự thảo sửa đổi luật...mà tính thực tiễn luôn là câu hỏi được đặt ra với chúng.
"Thả rông" sẽ bị phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng
Tại Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xă hội, pḥng, chống tệ nạn xă hội, pḥng cháy chữa cháy, pḥng, chống bạo lực gia đ́nh đang được Bộ Công an lấy ư kiến nhân dân có quy định phạt những trường hợp không mặc đồ lót tại những nơi công cộng.
Cụ thể của Nghị định như sau phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong những hành vi: Không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các điểm đang hoạt động văn hoá, tín ngưỡng, nơi đang làm việc của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế, tổ chức xă hội; Không có vé mà vào những nơi quy định phải có vé; Có lời nói hoặc cử chỉ thô thiển, tục tĩu, thiếu văn hóa ở nơi công cộng.
Nghị định xử phạt hành chính này được đưa ra trong khi mới đây, một nhóm các nhà khoa học Pháp đă bỏ ra 15 năm nghiên cứu về những tác dụng của chiếc áo ngực đối với cơ thể phụ nữ. Áo ngực không nâng đỡ được bộ ngực phụ nữ mà ngược lại c̣n làm cho bộ ngực chảy xệ. Nhóm nghiên cứu cho rằng, tốt nhất phụ nữ nên không mặc áo ngực nữa.
Nhóm nghiên cứu chỉ rơ, 20 giây trôi qua, trên thế giới lại có một phụ nữ có chẩn đoán ung thư vú, và cứ mỗi phút qua đi lại có 1 phụ nữ tử vong v́ căn bệnh này. Ở Việt Nam cứ 100.000 người lại có 30 người bị ung thư vú. Và theo Viện nghiên cứu ung thư Việt Nam, hàng năm có thêm 14.000 phụ nữ bị ung thư vú.
Phạt ngoại t́nh: từ 1 tăng lên 5 triệu đồng
Ngày 9/4, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đă nghe thanh tra bộ báo cáo về Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, tờ Tuổi trẻ TP. HCM đưa tin. Đáng chú ư, lần này dự thảo có một chút thay đổi so với bản dự thảo đă đưa ra lấy ư kiến nhân dân hồi đầu tháng 3 vừa qua.
Theo đó, hành vi ngoại t́nh bị tăng nặng, mức phạt từ 2-5 triệu đồng, thay cho mức phạt trong dự thảo chỉ từ 200.000 - 1 triệu đồng (quy định hiện hành là phạt 500.000 đồng).
Ngoài ra, ban soạn thảo cũng bỏ điều khoản quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Đầu tháng 3, khi dự thảo được đưa ra lấy ư kiến, chúng tôi đă có nhiều bài viết liên quan tới xử phạt ngoại t́nh, trong đó có nhiều ư kiến của các ông chồng, bà vợ cho rằng mức phạt quy định tại dự thảo lấy ư kiến quá thấp, cao nhất chỉ 1 triệu đồng. Nếu cơ quan chức năng bắt được một cặp ngoài t́nh, mỗi người chỉ cần bỏ 500.000 đồng nộp phạt là xong, số tiền này chả đáng là bao. Cần tăng mức phạt để nâng cao ư thức giữ ǵn hạnh phúc gia đ́nh, công bằng hơn với các bà vợ/ông chồng có chồng/vợ ngoại t́nh…
Thậm chí, nhiều ư kiến c̣n cho rằng, mức phạt trên c̣n chưa bằng một lần đi mua dâm.
Lư giải về việc tăng mức xử phạt hành vi ngoại t́nh, ông Nguyễn Thắng Lợi, Phó chánh thanh tra Bộ Tư pháp cho biết: “Ban soạn thảo thấy rằng việc xử phạt vi phạm hành chính là điều kiện để xử lư h́nh sự đối với hành vi này. Thời gian qua vấn đề này cũng được báo chí và dư luận quan tâm theo hướng cần có quy định nghiêm khắc hơn, với mức phạt cao hơn”.
Theo như ư kiến trên của ông Lợi, có thể hiểu trong tương lai tới đây hành vi ngoại t́nh có thể bị xử lư h́nh sự (?).
Phạt tiền hành vi quấy rối t́nh dục nơi công sở
Tháng 2/2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xă hội cũng đưa ra lấy ư kiến Dự thảo Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động về các hành vi vi phạm hành chính, h́nh thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động".
Trong đó quy định, hành vi quấy rối t́nh dục tại nơi làm việc có thể bị phạt tiền từ 50 đến 75 triệu đồng.
Mức phạt được đưa ra, dư luận ủng hộ điều đó, nhưng nó cũng khiến người ta băn khoăn không ít, khi không có điều khoản hay quy định nào nói tới việc: Hành vi thế nào sẽ bị coi là quấy rồi t́nh dục nơi công sở để làm cơ sở xử phạt?
Thành ra, quy định đưa ra nhưng người dân vẫn chưa biết sẽ áp dụng thế nào.
Không dùng cửa kính quan tài
Trong tháng 1/2013, Bộ VH-TT-DL đă công bố Nghị định 105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Trong phần Quy định chung, điều 4 có quy định: “Linh cữu người từ trần quàn tại nhà tang lễ hoặc tại gia đ́nh không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài”.
Về điều này, ông Hồ Trí Hùng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức -Cán bộ, cho biết 3 lư do để đi tới quy định trên. Thứ nhất, lắp kính trên nắp quan tài không phải là truyền thống. Loại quan tài này mới chỉ xuất hiện khoảng chục năm nay thôi. Thứ hai, việc nh́n vào thi thể có thể đă để mấy ngày sẽ làm ảnh hưởng môi trường, sức khỏe người dự tang lễ. V́ thế, theo ông Hùng, có người chỉ lướt qua quan tài mà không nh́n trực tiếp. Cuối cùng, việc lắp kính này nếu không khéo có thể gây đổ vỡ rơi xuống người đă mất.
Tuy nhiên, một tiến sĩ nhân học đề nghị không nêu tên lại không đồng ư với những lư do trên. Ông cho rằng việc sử dụng kính có mục đích riêng. Bản thân việc được sử dụng hàng chục năm nay đă biến đây trở thành truyền thống. “Sao lại dùng biện pháp hành chính để cấm đoán thực hành văn hóa của người ta trong khi nó chẳng ảnh hưởng đến ai cả? Nếu không làm ô kính, người ta sẽ không đóng ván thiên mà để nguyên quan tài mở th́ sao”, nhà nghiên cứu này cho biết.
PGS-TS Lê Hồng Lư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian cũng cho rằng không nên có quy định quá cụ thể như vậy. Việc sử dụng quan tài có kính, theo ông phụ thuộc phong tục tập quán từng nơi, từng gia đ́nh. “Không nên sợ mất vệ sinh v́ nếu có bệnh truyền nhiễm đă có bên y tế lo. Chuyện vỡ kính quan tài, tự thân nhà người ta sẽ lo. Chính sách chỉ nên can thiệp sao cho tiết kiệm và tránh ô nhiễm thôi”.
GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia lại lấy ví dụ về đám tang ở Nga ông từng dự để chứng minh quy định trên chưa hợp lư. “Tấm kính là chuyện của gia đ́nh, để bạn bè thân thiết nh́n. Tôi từng dự một số đám tang người Nga, người ta c̣n đến hôn lên trán người đă chết. Nên quy định những điều thiết thực hơn”.
Cũng tại nghị định mới, cũng có quy định không rắc vàng mă và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành và ngoại tệ trong quá tŕnh đưa tang, không đốt đồ mă tại nơi an táng. Nghị định cũng quy định về việc sử dụng ṿng hoa luân phiên để tiết kiệm.
Rơ ràng, sự ra đời của liên tiếp các quy định, dự thảo luật để lấy ư kiến trong vài tháng trở lại đây cho thấy sự nhiệt t́nh và năng động của các cán bộ, công nhân viên chức Nhà Nước. Thậm chí, nhiều người lạc quan c̣n cho rằng những quy định, dự thảo trên cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của công chức Việt, thay v́ đưa ra các vấn đề được sự đồng thuận cao, họ lựa chọn cách đưa vấn đề c̣n nhiều tranh căi để người dân, truyền thông lên tiếng để sửa chữa nhằm tạo công ăn việc làm cho bản thân và các đồng nghiệp, tránh t́nh trạng công chức ngồi không chè thuốc mà không có việc làm.
Nếu các công chức tiếp tục phát huy sự nhiệt t́nh trong việc ban hành quy định như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến một tương lai không xa khi công chức Việt có thể trở thành một trong những đối tượng bận rộn nhất thế giới.
Nguồn: Ngọc Lê/Phunutoday