HÀ GIANG (NV) - Tỉnh ủy Hà Giang đă chỉ đạo thuộc cấp ăn chặn khoảng 480 triệu đồng mà dân chúng của tỉnh này đóng góp để ủng hộ Trường Sa.
Vài năm gần đây, khi Trung Quốc liên tục thực hiện nhiều hành động ngang ngược, càn rỡ trên biển Đông, gần như tất cả các tổ chức chính trị (như Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Tổng Liên Đoàn Lao Động, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam...), các ngành và các địa phương ở Việt Nam đă tổ chức rất nhiều cuộc quyên góp, nhằm hỗ trợ những người lính Hải quân đang trấn đóng, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Học sinh trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc ở huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh đóng góp hỗ trợ lính đang đóng tại Trường Sa. Sự gian khổ của những người lính Hải quân đang trấn đóng, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa khiến nhiều người, nhiều giới cảm động nhưng cả sự gian khổ lẫn nỗ lực chia sẻ đó đang bị nhiều viên chức ở Việt Nam lợi dụng. (H́nh: Báo Tây Ninh)
Hiện chưa có thống kê chính thức nào về tổng số tiền đă được đóng góp để giúp cuộc sống của những người lính Hải quân đang trấn đóng, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa bớt cơ cực, song theo các số liệu mà các tổ chức chính trị, ngành, các ngành, các địa phương công bố th́ những khoản tiền đóng góp trong vài năm qua cho mục tiêu này, có thể lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Giống như nhiều cuộc vận động để quyên góp khác nhằm hỗ trợ người nghèo, nạn nhân thiên tai... tiền quyên góp để hỗ trợ những người lính Hải quân đang trấn đóng, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa cũng bị ăn chặn. Thậm chí chuyện ăn chặn là chủ trương từ giới lănh đạo đảng của một tỉnh.
Tờ Lao Động vừa cho biết, năm ngoái, tỉnh Hà Giang nhận được gần 1.2 tỷ đồng từ cuộc vận động “Cả nước hướng về Trường Sa thân yêu”. Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc của tỉnh này chỉ mới chuyển cho Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam 677 triệu th́ ủy ban thường vụ tỉnh ủy Hà Giang ra lệnh dừng.
Trong một văn bản gửi Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Hà Giang, ban thường vụ tỉnh ủy Hà Giang thông báo, nơi này quyết định dùng 480 triệu đồng c̣n lại mà dân chúng trong tỉnh đă đóng góp, để “ủng hộ đồng bào và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa”, vào việc... trả chi phí mà lănh đạo tỉnh Hà Giang c̣n thiếu, khi “đi thăm Trường Sa” và “bổ sung vào quỹ v́ người nghèo của tỉnh”.
Khi “chủ trương” này bị “lộ”, chánh văn pḥng tỉnh ủy Hà Giang phân trần với báo giới rằng, bởi chuyến “đi thăm Trường Sa” của lănh đạo tỉnh Hà Giang, rơi vào thời điểm chính phủ Việt Nam yêu cầu phải hạn chế chi tiêu, tiết kiệm công quỹ, nên lănh đạo tỉnh Hà Giang phải “tạm ứng ngân sách” để “đi thăm Trường Sa”.
Tuy chánh văn pḥng tỉnh ủy Hà Giang không cho biết chi phí chuyến “đi thăm Trường Sa” là bao nhiêu nhưng dựa trên các số liệu do Mặt Trận Tổ Quốc tỉnh Hà Giang và văn pḥng tỉnh ủy Hà Giang cung cấp th́ có thể tính ra là chuyến đi này hết 370 triệu đồng.
Đây là lư do chính khiến ban thường vụ tỉnh ủy Hà Giang quyết định giữ lại 480 triệu đồng mà dân chúng trong tỉnh đă đóng góp để “ủng hộ đồng bào và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa”, cấn trừ vào chi phí cho chuyến “đi thăm Trường Sa” của lănh đạo tỉnh Hà Giang (370 triệu). Phần c̣n dư (110 triệu), họ quyết định chuyển sang cho quỹ v́ người nghèo.
Cũng theo báo chí Việt Nam, chuyến “đi thăm Trường Sa” của nhóm lănh đạo tỉnh Hà Giang do ông Triệu Tài Vinh, bí thư tỉnh ủy Hà Giang, hiện là ủy viên ban chấp hành trung ương của đảng CSVN dẫn đầu và v́ vậy, không thể bảo rằng, “nhận thức chính trị” của ông ta “thiếu vững vàng”.
Thời gian gần đây, “đi thăm Trường Sa” đă trở thành “phong trào” của lănh đạo các tổ chức chính trị, các ngành, các địa phương tại Việt Nam. Một số nhà báo tháp tùng những chuyến đi này, tường thuật trên blog cá nhân hay trang facebook của họ rằng, nhiều “bác” chẳng quan tâm tới chuyện lính sống kham khổ, thiếu thốn thế nào giữa đại dương mà chỉ “chăm chăm xin”, thậm chí “tước đoạt” các hải vật (vỏ ốc, san hô, cây bàng vuông) để mang về nhà trưng, hay chụp ảnh để khoe là “đă từng đến Trường Sa!”
(G.Đ.)