Theo một giáo sư đến từ ĐH Quốc gia Singapore, Vương Hồ Ninh rất giỏi trong việc diễn đạt ư tưởng của các vị lănh đạo.
Đă từng là giáo sư tại Đại học Fudan của Thượng Hải - nơi ông làm trưởng pḥng chính trị quốc tế và phụ trách trường luật, ông Vương được giới quan sát hi vọng có thể thay thế ông Đới Bỉnh Quốc quản lư các vấn đề đối ngoại sau cuộc họp hôm thứ 3 vừa qua. Tuy nhiên, thay vào đó, ông vẫn là người đứng đầu Văn pḥng nghiên cứu. Một số người cho rằng ông đă từ chối đề xuất trên, ưa thích việc "đứng sau cánh gà".
Dẫu vậy, chắc chắn vai tṛ của Vương Hồ Ninh đối với chính sách đối ngoại sẽ ngày càng được nâng cao. Một số quan chức và nhà phân tích phương Tây hi vọng ông có thể cân bằng các tướng lĩnh quân đội "diều hâu" với các nhóm lợi ích khác.
Tuy nhiên, một số bạn bè và đồng nghiệp cũ của ông lại cho rằng có thể niềm hi vọng đă được đặt nhầm chỗ. Chuyên ngành của ông Vương là nghiên cứu về hệ thống chính trị của nhiều nước khau - chứ không phải là quan hệ quốc tế. Hơn nữa, có thể ông Vương sẽ ủng hộ các lănh đạo Trung Quốc thích thể hiện sức mạnh ở trong nước. Tầm ảnh hưởng của ông Vương ngày càng lớn mạnh là điều tốt cho Trung Quốc nhưng chưa chắc tốt cho các nước khác.
Thậm chí, một học giả người Trung Quốc vốn biết ông Vương kể từ những năm 1980 c̣n cho rằng sẽ là "một thảm họa" nếu Vương Hồ Ninh có tiếng nói hơn trong chính sách đối ngoại. Nguyên nhân là bởi ông là người thích chính sách cứng rắn và hiếu chiến, làm phật ḷng các nước láng giềng.
Chắc chắn ông Vương không phải là người duy nhất có ảnh hưởng đến đường lối chính trị của ông Tập Cận B́nh. Bộ phận c̣n lại bao gồm các thành viên khác trong Bộ Chính trị, các lănh đạo đă nghỉ hưu, tầng lớp trí thức và cả các doanh nhân.
Tuy nhiên, giống như hệ thống chính trị Mỹ, các lănh đạo Trung Quốc có xu hướng chỉ dựa vào một nhóm cố vấn tin tưởng được tin cậy. Nhiều người cho rằng ông Vương - giống như Chủ tịch nước Trung Quốc - là một người sùng Mỹ và muốn học tập những điểm mạnh của Mỹ. Mặc dù vậy, họ cũng cho rằng Đảng cộng sản vẫn nên duy tŕ quyền lực và theo đuổi các cải cách có giới hạn.
Hiện nay, người duy nhất có mức độ thân cận với ông Tập tương đương với Vương Hồ Ninh là Li Zhanshu, người phụ trách việc lên lịch làm việc và sắp xếp tài liệu cho Chủ tịch nước. Tuy nhiên, ông Li mới chỉ được bổ nhiệm hồi tháng 11 năm ngoái và nhân vật này có rất ít ảnh hưởng trên chính trường Trung Quốc.
Văn pḥng nghiên cứu cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc tổ chức các buổi nghiên cứu hàng tháng cho Bộ Chính trị. Đây là cơ quan nghĩ ra các chủ đề cho từng phiên họp, đồng thời chọn chuyên gia cũng như tài liệu thảo luận. Nhiều người mô tả ông Vương là một người nghiện công việc và rất dè dặt kín đáo, ít xuất hiện trước công chúng. Một vài người bạn c̣n cho biết ông đă cắt đứt liên lạc kể từ khi công tác tại Văn pḥng nghiên cứu.
Ông Vương cũng không được nhiều người cùng thế hệ biết đến bởi ông bỏ học giữa chừng và được cử tới vùng nông thôn trong suốt thời kỳ Cách mạng văn hóa. Những người biết ông th́ cho biết ông là một đứa trẻ ốm yếu và được gửi đi học ở một trường ngoại ngữ ở Thượng Hải để học tiếng Pháp.
Năm 1978, ông chuyển tới đại học Fudan và theo học ngành chính trị quốc tế, trở thành một trong những sinh viên Trung Quốc đầu tiên tiếp cận với nền dân chủ và hệ thống luật pháp phương Tây. Rất nhiều bạn học của ông đă trở thành những nhà hoạt động chính trị ủng hộ dân chủ. Tuy nhiên, kể cả trước sự kiện Thiên An Môn năm 1989, ông Vương vẫn nằm trong nhóm trí thức công khai cho rằng giá trị dân chủ phương Tây không thể phù hợp với xă hội Trung Quốc.
Vị thế của Vương Hồ Ninh được nâng lên kể từ năm 1993, khi ông dẫn đầu một nhóm của Fudan giành chiến thắng trong cuộc thi tranh luận ở Singapore. "Ông ấy là quan tâm nhất đến câu hỏi nên quản lư Trung Quốc như thế nào. Ông ấy cho rằng một nhà nước mạnh mẽ và tập trung là cần thiết để kết nối xă hội", một người đă cùng ông Vương tham dự cuộc thi trên chia sẻ.
Bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị của Vương Hồ Ninh đến vào năm 1995, khi ông gia nhập vào Văn pḥng nghiên cứu và sau đó được cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân biết đến. Kể từ đó, ông đóng vai tṛ quan trọng trong hầu hết các sáng kiến chính trị. Ông là người đầu tiên viết về "quyền lực mềm" - ư tưởng cho rằng quyền lực của một quốc gia có thể được tăng cường qua các giá trị văn hóa. Ông cũng được cho là đă khuyến khích quảng bá văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài trong suốt thập kỷ vừa qua.
Theo một giáo sư đến từ ĐH Quốc gia Singapore, Vương Hồ Ninh rất giỏi trong việc diễn đạt ư tưởng của các vị lănh đạo. "Các lănh đạo thường có những ư tưởng lớn, nhưng họ không biết cách chuyển chúng sang những chính sách cụ thể. Vương Hồ Ninh biết điều đó", ông bổ sung thêm.
Thu Hương
Nguồn: Trí Thức Trẻ/WSJ/ Cafef