Nhiều năm nay, con đường bê tông nhỏ dẫn vào thôn thôn 12 và 13, xă Trực Khang, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, bị đồn đại “ma ám”. Gần đây, cung đường càng trở nên bí hiểm sau cái chết "lăng xẹt" liên tiếp của những người đàn ông trong làng.
Những hộ dân bên đường rơi vào t́nh trạng góa bụa “gài răng lược”, nghĩa là cứ cách một nhà lại có một nhà góa bụa, người ta cho rằng “ma nữ bắt”. Đường vắng bóng đàn ông từ đấy.
Nh́n vị trí, biết nhà nào… sắp có người chết?
Người địa phương thường gọi con đường bê tông này là “cung đường mồ côi” hay “cung đường góa chồng”. Trên con đường có h́nh tựa ṿng cung dài chưa đầy 1,5 km, hơn 20 hộ gia đ́nh sống trong cảnh mẹ góa, con côi.
Một am thờ trên cung đường bí hiểm.
Có một “quy luật” ngẫu nhiên, đó là những cái chết đan xen nối tiếp nhau, cách một nhà lại có một người đàn ông chết.
“Nhà thằng Rinh chết được mấy tháng, th́ nhà bà Hảo lại vừa chết chồng. Cứ nhà này có người chết th́ nhà bên cạnh sẽ không hề hấn ǵ, mà nhà tiếp theo nữa mới… có tang”, bà Sáu, một người dân thôn 12 cho biết.
Số người chết trong thôn ngày càng trẻ.
“Người già ốm đau bệnh tật chết đă đành, nhiều người đàn ông c̣n rất trẻ, hiền lành, chăm chỉ làm ăn, không hiểu sao cũng lăn đùng ra chết. Chồng tôi cũng thế. Hôm ấy đi làm cả ngày, tối về ăn uống xong, không hiểu sao lên nằm ngủ rồi lăn ra chết lúc nào không biết. Đến khi gia đ́nh phát hiện ra th́ ông ấy chết cứng rồi”, bà Bùi Thị Hảo (58 tuổi) cho biết.
Nói xong, bà Hảo ngồi liệt kê luôn một dăy dài những gia đ́nh có người chết. Bắt đầu từ cái chết của ông Tước, ông Tích, anh Thược, ông Lạc, anh Rinh, anh Kha…
“Toàn trụ cột hết đấy, những người này nhà nằm xen kẽ với nhau ngoảnh mặt ra con đường. Cứ nối liền, nối liền nhau, rồi không khéo chết cả làng chưa biết chừng”, góa phụ vừa mất chồng “lo xa”.
Trước đây dân làng nghĩ chuyện đàn ông chết là quy luật có sinh th́ có tử. Nhưng trong một lần “chén chú chén anh” nói chuyện thôn xóm, chợt bàng hoàng nhận ra “Thần Chết” cứ viếng thăm những nhà nối tiếp xen kẽ.
“Cớ ǵ nhà này có chồng chết th́ nhà bên cạnh không sao, mà nhà kế bên nữa sẽ góa bụa, rồi cứ thế nối tiếp?”, một người làng thắc mắc.
Nghi vấn càng thêm “đau đầu” khi người đàn ông tên Rinh mới gần 30 tuổi, một đêm chèo thuyền đi đánh cá, bất ngờ lật thuyền. Nước sông đoạn anh gặp nạn chỉ sâu chưa đầy 1m, không hiểu sao “rái cá” rơi xuống đó mà không vùng vẫy lên được. Lo tang ma cho nạn nhân xong, cả làng… nín thở chờ đợi.
Cái chết của người đàn ông buổi tối bất ngờ… mặc quần áo mới
Nỗi sợ hăi nổ tung khi đúng là vài ngày sau đó, đến lượt ông Nguyễn Văn Quân (50 tuổi) mất mạng. Cái chết bí ẩn làm cả làng khiếp sợ. T́m về nhà ông Quân, tiếng khóc tỉ tê của góa phụ khiến mọi người nao ḷng. Thắp xong nén hương cho người chồng xấu số, người vợ khóc ngất bên bàn thờ:
“Đang khỏe mạnh mà lăn đùng chết bất đắc kỳ tử”.
Khoảng 8h tối ngày 30/3 âm lịch, vừa ăn cơm xong, ông Quân bất ngờ… mặc bộ quần áo mới rồi ra trước cửa nhà ngồi hút thuốc. Lạ lùng chuyện ban đêm thấy bố mặc quần áo mới, các con ra gặng hỏi, ông trả lời:
“Thích như vậy”.
“Con gái tôi lấy chồng ở Nghệ An, cháu vừa sinh con được mấy tháng nên đưa về nhà chơi. Tưởng ông ấy nghĩ hút thuốc trong nhà ảnh hưởng đến cháu nên ra đường ngồi hút, ai ngờ…”, người vợ kể lại.
Thấy cha hút thuốc ngoài đường quá lâu, 11h đêm vẫn không thấy vào nhà ngủ, các con ra đường t́m không thấy bố đâu, gọi không thấy trả lời, t́m ở nhà hàng xóm không thấy, điện thoại cũng không liên lạc được.
Linh cảm có chuyện chẳng lành, cả xóm hô hoán chia nhau đi t́m. Hàng tiếng đồng hồ sục sạo, người ta bất ngờ phát hiện cái xác nổi lên dưới con kênh ngay trước cửa nhà ḿnh, cách nơi ông ngồi hút thuốc chưa đầy 3m.
Cái chết ḱ lạ như có ai đó dúi đầu nạn nhân xuống. Đoạn kênh này sâu chưa đầy 1m, nước chảy nhẹ, nếu ngă xuống cũng khó có thể chết đuối. Nạn nhân cũng không có dấu hiệu đuối nước v́ trong bụng không hề có nước.
Mọi người thêm dịp sợ dựng tóc gáy khi nhớ ra nơi ông Quân chết cách điểm anh Rinh chết trước đó chưa đầy 30m. Nước nông như thế mà hai người đàn ông cùng một kiểu chết?.
Đoạn đường có quá khứ “tai tiếng”
Đoạn đường “ma ám” bây giờ mới bị người làng “kể tội”. Người làng cho rằng chuyện gặp “ma” ở đoạn đường này nhiều như cơm bữa. Không ít người ban đêm đi soi cua, soi cá bị “ma” dẫn đi lang thang cả đêm đến nghĩa trang, nằm đến sáng tỉnh dậy mới biết, về nhà thường ốm liệt giường cả tháng mới hoàn hồn.
Trên cung đường này, cứ cách một nhà, lại có một người góa chồng
“Đêm ấy tôi đi soi cá ở bờ sông, đang đi th́ thấy trên đầu nặng nặng rồi đầu tôi cứ như có ai đang cầm cổ đè xuống nước. Tôi cố hét lên và chống cự nhưng không thành lời, đến lúc quay cuồng hai ba ṿng, may sao có người đàn ông chèo thuyền đi đánh cá ngang qua, tôi mới b́nh thường lại”, em gái ông Quân kể.
Cũng người phụ nữ này suy đoán:
“Chắc tôi là phụ nữ nên chỉ bị quấy rối, nếu tôi là đàn ông, chắc đă mất mạng rồi”.
Con đường nằm sát bên bờ sông, mọc đủ các loại cây làm không gian đă vắng lặng thêm vẻ hoang vu. Không rơ từ bao giờ, người dân ở đây c̣n chế ra “bí kíp trừ ma”.
Dẫn tôi đi thực địa con đường, người thanh niên trong làng nhắc nhở:
“Khi nào thấy xe chao đảo như có ai đẩy th́ cứ ôm chặt vào người tôi nhé. Đừng có kêu lên, có kêu cũng không ai nghe thấy đâu”.
Thanh niên này c̣n đưa cho khách một củ tỏi:
“Bóp nát bôi vào người đi, “ma” nó sợ tỏi lắm”.
Mới 8h tối mà ai đă về nhà nấy, cửa đóng then cài, thanh niên trời nóng nực cũng ngại ra đường ngồi chơi.
Từ khi có tin đồn “cung đường bắt đàn ông”, người ta hạn chế qua đường này. Có việc buộc phải đi, thường đi đường ṿng, men theo ruộng lúa hoặc đi nhờ đường các xóm bên cạnh.
Đích đến là nhà ông Trần Văn Bảo (70 tuổi), một cao niên trong làng. Ông lăo chỉ dẫn:
“Các chú có thấy cứ đi theo đường làng khoảng 100m lại có một am thờ?. Người ta thờ những oan hồn trước đây chết ở làng mà vô thừa nhận, chưa biết đi đâu về đâu”.
Thực hư về “cung đường góc bụa” này như thế nào, mời bạn đọc theo dơi kỳ tiếp theo.
TM