(VnMedia) - Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori onodera đang hoàn tất những chuẩn bị cuối cùng cho chuyến thăm đến Philippines vào cuối tháng này và Mỹ vào tháng sau nhằm t́m kiếm biện pháp thắt chặt “ṿng kim cô” kiểm soát Trung Quốc. Thông tin này đă được một nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản tiết lộ ngày hôm qua (14/6).
Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản
Trong chuyến thăm đến quốc gia Đông Nam Á từ ngày 26/6 và đến Hawaii, Mỹ, vào ngày 1/7, Bộ trưởng onodera sẽ hướng tới mục tiêu nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm an toàn hàng hải dựa trên pháp luật trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng ở các vùng biển tranh chấp, nguồn tin Nhật Bản cho biết.
Ở Hawaii, Bộ trưởng onodera muốn tái khẳng định quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong sự quản lư của Nhật Bản là thuộc phạm vi điều chỉnh trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật. Theo hiệp ước này, Mỹ phải có nghĩa vụ bảo vệ Nhật Bản trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang.
Trước chiến dịch tranh cử Thượng viện diễn ra vào ngày 4/7 tới, chính phủ Nhật Bản cũng muốn đảm bảo với những người bảo thủ trong nước rằng, nước này vẫn duy tŕ một lập trường cứng rắn trong các vấn đề an ninh, các nhà phân tích chính trị cho biết.
Bộ trưởng Quốc pḥng onodera có kế hoạch thảo luận với người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin về những căng thẳng gần đây ở Biển Đông và biển Hoa Đông đồng thời t́m kiếm khả năng phối hợp hành động giữa hai nước để đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết liệt trong tranh chấp, nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho hay.
Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp nhau quyết liệt chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tokyo tuyên bố, không có cuộc tranh chấp nào tồn tại bởi quần đảo nằm ở biển Hoa Đông này là thuộc một phần lănh thổ không thể tách rời của Nhật Bản xét cả về khía cạnh lịch sử lẫn luật quốc tế. Trong khi đó, Bắc Kinh cũng khăng khăng đ̣i khẳng định chủ quyền đối với quần đảo mà họ gọi là Điếu Ngư và đang nằm trong sự quản lư của Tokyo này.
Ở Biển Đông, Trung Quốc đang đối đầu căng thẳng với Philippines và một số quốc gia Đông Nam Á khác v́ tranh chấp chủ quyền đối với một số đảo, quần đảo, băi cạn và băi đá.
Cả Tokyo và Manila đều phản đối việc Trung Quốc liên tiếp đưa tàu thuyền vào xâm phạm những vùng lănh hải của họ gần khu vực tranh chấp.
Trong khi ở thăm Hawaii, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản onodera cũng sẽ thảo luận với Đô đốc Samuel Locklear – người đứng đầu Bộ Chỉ huy Thái B́nh Dương của Mỹ, về việc liệu hệ thống pḥng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ có đủ sức để đối phó với Triều Tiên hay không trong bối cảnh B́nh Nhưỡng liên tục đạt được những tiến bộ trên con đường phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân.
Kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe lên cầm quyền hồi tháng 12 năm ngoái, ông này đă nỗ lực t́m cách củng cố mối quan hệ quốc pḥng giữa Nhật Bản với các nước. Ông Abe đă cử một loạt quan chức hàng đầu của Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản đến các quốc gia Đông Nam Á để thắt chặt quan hệ. Tất cả những bước đi này được cho là nằm trong kế hoạch tạo ṿng vây chiến lược để đối phó với một Trung Quốc ngày càng mạnh lên và ngày càng có nhiều tham vọng.
Phản ứng của Trung Quốc
Tờ Tân Hoa Xă – cơ quan ngôn luận của Trung Quốc mới đây đă có bài viết lên án gay gắt cái mà nước này gọi là chiến lược bao vây họ của Nhật Bản. Tờ Tân Hoa xă cho rằng, kể từ khi tiếp nhận chức Thủ tướng, ông Abe đă thực hiện một chiến dịch ngoại giao dồn dập hằm tạo dựng một ṿng vây xung quanh Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xă, một mặt, Thủ tướng Abe và các thành viên nội các thực hiện chuyến thăm đến gần 30 nước xung quanh Trung Quốc. Mặt khác, lănh đạo của hơn 10 nước trong đó có Ấn Độ và Myanmar cũng đă đến thăm Tokyo.
Khi cuộc tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tiếp tục leo thang, ông Abe đă tăng cường các hoạt động ngoại giao nhằm lôi kéo các nước tạo ṿng vây kiềm chế Trung Quốc đồng thời để tái lập vị trí thống trị của Nhật Bản ở Châu Á, tờ báo của Trung Quốc đă cáo buộc như vậy. Tuy nhiên, tờ Tân Hoa xă cho rằng, “âm mưu” của ông Abe chắc chắn sẽ thất bại v́ một số nguyên nhân.
Thứ nhất, mối quan hệ kinh tế và thương mại của Trung Quốc với các nước láng giềng đang phát triển nhanh chóng và Nhật Bản hầu như không thể thay đổi được điều đó. Tờ Tân Hoa xă đưa ra ví dụ, mặc dù Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng chính Trung Quốc mới là nước chiếm vị trí số 1. Kể từ khi thực hiện Khu vực Tự do Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, thương mại và đầu tư song phương đă tăng vọt. Giá trị trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đạt con số kỷ lục 400 tỉ USD năm 2012 và đầu tư hai chiều lên tới 100 tỉ USD. Sự trao đổi về nhân lực giữa hai bên là khoảng 15 triệu người.
Lư do thứ hai mà tờ báo của Trung Quốc đưa ra để khẳng định kế hoạch thắt chặt ṿng vây xung quanh họ của Nhật Bản thất bại liên quan đến vấn đề lịch sử. Theo tờ Tân Hoa xă, các nước Đông Nam Á là nạn nhân của sự xâm lược của đế quốc Nhật Bản thời Chiến tranh thế giới thứ II và các nước giờ đây vẫn cảnh giác với chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
Theo Tân Hoa xă, mặc dù một số nước Đông Nam Á đang phối hợp hành động với Nhật Bản v́ có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông nhưng đa số các nước khác trong khu vực vẫn đồng ư giải quyết các vấn đề thông qua đàm phán và không nước nào công khai ủng hộ Nhật Bản trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tờ Tân Hoa xă c̣n cảnh báo, Trung Quốc giờ đây không c̣n là một nước nghèo và yếu như thời thời chiến tranh Trung-Nhật năm 1894 hay là một quốc gia bị chia cắt như năm 1931. Với sức mạnh tăng lên rất nhiều, Trung Quốc sẽ không thể bị Nhật Bản kiềm chế, tờ Tân Hoa xă tuyên bố.
Kiệt Linh - (tổng hợp)